THƯỜNG TRỰC ỦY BAN XÃ HỘI LÀM VIỆC VỚI LÃNH ĐẠO BỘ Y TẾ
CHỦ NHIỆM ỦY BAN XÃ HỘI NGUYỄN THÚY ANH: CHUNG SỨC, ĐỒNG LÒNG XÂY DỰNG HỆ THỐNG AN SINH XÃ HỘI ĐA TẦNG, TOÀN DIỆN, VÌ LỢI ÍCH NHÂN DÂN
Quang cảnh buổi làm việc.
Tham dự cuộc họp có Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Lâm Văn Đoan; Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Đinh Thị Phương Lan; Phó Trưởng Ban Công tác đại biểu Tạ Thị Yên… Về phía Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội có Thứ trưởng Lê Văn Thanh và đại diện các bộ, ngành có liên quan.
Theo Báo cáo của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ khẩn trương thực hiện thủ tục phê duyệt Chương trình; hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện Chương trình đã được ban hành đầy đủ; ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 (vốn đầu tư) và năm 2021, 2022, 2023 thực hiện Chương trình đã được phân bổ đầy đů. Tỷ lệ nghèo đa chiều đạt chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ giao. Người dân đã có ý thức chủ động nỗ lực vươn lên thoát nghèo, chủ động tổ chức các hoạt động sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt, tạo sinh kế, tạo thu nhập phù hợp với điều kiện thực tiễn từng địa phương.
Về kết quả thực hiện các mục tiêu và chỉ tiêu của Chương trình năm 2022, Báo cáo nêu rõ, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều năm 2022 là 4,03%, giảm 1,17%, đạt chỉ tiêu của Chương trình do Quốc hội, Chính phủ giao. Tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số năm 2022 là 21,02%, giảm 4,89% (năm 2021 là 25,91%), đạt mục tiêu của Chương trình (giảm trên 3,0%/năm). Có 7 địa phương đã ban hành chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025, cao hơn chuẩn nghèo đa chiều quốc gia là: TP Hồ Chí Minh, TP Hà Nội, TP Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh. Về vốn đầu tư phát triển, ngân sách trung ương là 1.837,61 tỷ đồng đạt 30,63%; ngân sách địa phương là 101,422 tỷ đồng đạt 28,76%.
Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh phát biểu tại buổi làm việc.
Năm 2023, ước tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều năm 2023 còn 2,93%, giảm 1,1% so với năm 2022; tỷ lệ hộ nghèo tại các huyện nghèo còn khoảng 33% (giảm từ 5-6%), đạt chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ giao.
Tuy nhiên, thực tế vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định. Việc ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện một số nội dung, hoạt động về quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách trung ương thực hiện Chương trình và về giáo dục nghề nghiệp còn chậm. Một số văn bản hướng dẫn sau khi ban hành còn vướng mắc ảnh hưởng đến việc thực hiện Chương trình tại địa phương. Việc phân bổ vốn còn chưa đáp ứng yêu cầu về tiến độ...
Một trongnhững kiến nghị được nêu trong báo cáo của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội là trình Quốc hội Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân bổ 28.000 tỷ đồng vốn sự nghiệp ngân sách trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 và bổ sung 700 tỷ đồng vốn sự nghiệp ngân sách trung ương thực hiện nội dung “Cải thiện dinh dưỡng”, “hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn huyện nghèo” năm 2022.
Trước kiến nghị này, các đại biểu đặt ra lo ngại khi việc triển khai Nghị quyết đến nay đang nổi lên nhiều vấn đề hạn chế như: cán bộ công tác giảm nghèo chưa đáp ứng về số lượng, công tác phối hợp giữa các bộ, cơ quan trung ương và địa phương chưa chặt chẽ, một số dự án đầu tư còn dàn trải, trùng lắp, chưa đúng mục tiêu, nhất là việc phân bổ vốn đến nay chưa đáp ứng tiến độ… thì việc tiếp tục phân bổ nguồn vốn có đạt kết quả như kế hoạch đề ra?
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Lâm Văn Đoan phát biểu tại buổi làm việc.
Phát biểu tại cuộc họp, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Lâm Văn Đoan nêu rõ, việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, một số nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo đã có văn bản hướng dẫn được ban hành nhưng vẫn chưa rõ ràng hoặc chưa có sự thống nhất giữa các văn bản hướng dẫn của Trung ương cũng như một số nhiệm vụ, chỉ tiêu của Trung ương giao cho địa phương. Điều này đã được nêu rất rõ trong Công điện số 71 của Thủ tướng Chính phủ và giao nhiệm vụ rất cụ thể cho Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cần phải khắc phục, xử lý đối với các văn bản liên quan đến Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Lâm Văn Đoàn cho rằng, trên thực tế, chưa có sự thống nhất về cách hiểu, cách triển khai thực hiện văn bản hướng dẫn của Trung ương tại các địa phương, ví dụ như lao động có thu nhập thấp, người dân ở nông thôn, lao động nông thôn là những khái niệm chưa rõ ràng. Việc triển khai thực hiện Chương trình cũng có hạn chế nhất định. Hiện nay, các dự án đầu tư nhỏ lẻ, dàn trải dẫn đến số lượng hồ sơ, thủ tục phải triển khai lớn trong khi năng lực cán bộ nhất là cấp xã chưa đáp ứng nhu cầu. Qua đó, Thường trực Ủy ban Xã hội đề nghị Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tiếp thu các ý kiến đóng góp tại cuộc họp để bổ sung, chỉnh lý, hoàn thiện Báo cáo trong thời gian sớm nhất./.