NHIỀU HOẠT ĐỘNG TUYÊN TRUYỀN, KỶ NIỆM 80 NĂM ĐỀ CƯƠNG VĂN HÓA VIỆT NAM

24/02/2023

Đề cương về văn hóa Việt Nam ra đời năm 1943 có ý nghĩa lịch sử to lớn. Nhân kỷ niệm 80 năm ra đời Đề cương về văn hóa Việt Nam (1943-2023), nhiều cơ quan, tổ chức, địa phương đã tổ chức các hoạt động nhằm lan tỏa ý nghĩa lịch sử, thời đại của Đề cương văn hóa Việt Nam. Mới đây, Đảng đoàn Quốc hội vừa ban hành Kế hoạch số 1401-KH/ĐĐQH15 về Tổ chức các hoạt động kỷ niệm cho sự kiện này.

ĐỀ CƯƠNG VĂN HÓA VIỆT NAM 1943: VĂN KIỆN LỊCH SỬ CÓ Ý NGHĨA ĐẶC BIỆT QUAN TRỌNG VỚI CÁCH MẠNG VÀ CON ĐƯỜNG VẬN ĐỘNG, PHÁT TRIỂN CỦA NỀN VĂN HÓA MỚI VIỆT NAM

ĐỀ CƯƠNG VỀ VĂN HÓA VIỆT NAM - SỨC SỐNG TRONG DÒNG CHẢY CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG

ĐỀ CƯƠNG VĂN HÓA VIỆT NAM – NỀN MÓNG XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA MỚI – DÂN TỘC, KHOA HỌC, ĐẠI CHÚNG

Mới đây, Đảng đoàn Quốc hội cũng vừa ban hành Kế hoạch số 1401-KH/ĐĐQH15 về Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm ra đời “Đề cương văn hóa Việt Nam” (1943-2023)

Từ ngày Tổng bí thư Trường Chinh soạn thảo và thông qua Đề cương văn hóa Việt Nam tháng 2/1943 đến nay đã được 80 năm, những tư tưởng trong Đề cương vẫn còn giá trị, góp phần định hướng cho sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước trong quá trình hội nhập quốc tế.

Mới đây, Đảng đoàn Quốc hội cũng vừa ban hành Kế hoạch số 1401-KH/ĐĐQH15 về Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm ra đời “Đề cương văn hóa Việt Nam” (1943-2023). Các hoạt động kỷ niệm nhằm tiếp tục nghiên cứu, khẳng định và tuyên truyền sâu rộng về ý nghĩa lịch sử, giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc, lâu bền của “Đề cương về văn hóa Việt Nam”; sự phát triển các nội dung cốt lõi của Đề cương trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và công cuộc đổi mới hiện nay; qua đó nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động về vị trí, vai trò quan trọng đặc biệt của văn hóa – văn nghệ, đề cao nghĩa vụ và trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền đối với sự nghiệp xây dựng, phát triển con người Việt Nam thời đại mới và nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Thông qua các hoạt động kỷ niệm, sẽ giúp các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân quán triệt sâu sắc, toàn diện và đồng bộ hơn nữa tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng về văn hóa, văn nghệ; đặc biệt là quan điểm của Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII về xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam; Bài phát biểu chỉ đạo của Đồng chí Tổng Bí thư tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021 và Kết luận của Đồng chí Chủ tịch Quốc hội tại Hội thảo Văn hóa năm 2022.

Theo Kế hoạch này, việc tổ chức hoạt động kỷ niệm sẽ được triển khai bằng các hình thức phù hợp, bảo đảm trang thiết thực, hiệu quả, có sức lan tỏa sâu rộng, gắn với các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân và các sự kiện lịch sử, văn hóa, chính trị quan trọng của đất nước, cơ quan, đơn vị. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân bám sát nội dung và yêu cầu công việc được giao tại Kế hoạch phân công rõ trách nhiệm thực hiện và thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện.

Các hoạt động kỷ niệm tập trung  thông tin, tuyên truyền về ý nghĩa và các giá trị cốt lõi, lâu bền của “Đề cương về văn hóa Việt Nam” năm 1943. Theo đó, Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực các Ủy ban của Quốc hội, Đảng ủy cơ quan Văn phòng Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội tập trung tuyên truyền sâu rộng, nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động về bối cảnh ra đời, ý nghĩa lịch sử, giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc, lâu bền của “Đề cương về văn hóa Việt Nam”; quá trình vận dụng, tiếp thu, bổ sung và hoàn thiện những tư tưởng quan trọng của Đề cương trong xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam; tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng về văn hóa – văn nghệ, nhất là Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng về xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam; bài phát biểu chỉ đạo của Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021 về xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước qua 80 năm thực hiện Đề cương.

Đảng ủy cơ quan Văn phòng Quốc hội chỉ đạo cấp ủy, tổ chức đảng các cơ quan truyền thông tổ chức các hoạt động tuyên truyền “Đề cương về văn hóa Việt Nam” thông qua việc xây dựng phim, chương trình, ấn phẩm tin, bài, phóng sự chuyên đề, chuyên mục, trong đó tập trung các nội dung về ý nghĩa lịch sử, giá trị lý luận và thực tiễn của Đề cương và những thành tựu, kết quả nổi bật về xây dựng, phát triển con người, văn hóa của đất nước trong 80 năm thực hiện “Đề cương về văn hóa Việt Nam”; tìm hiểu vai trò của Quốc hội trong xây dựng và phát triển văn hóa; biểu dương những mô hình hay, cách làm sáng tạo, gương điển hình tiên tiến trong xây dựng, bảo tồn và phát huy những giá trị, bản sắc văn hóa, con người Việt Nam; chú trọng tuyên truyền văn hóa, đạo đức trong Đảng. Đồng thời chỉ đạo các tổ chức đảng trực thuộc tổ chức cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động tích cực tham gia cuộc thi Tìm hiểu văn hóa Việt Nam do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát động trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Về hoạt động tổ chức sinh hoạt chuyên đề về “Đề cương về văn hóa Việt Nam” năm 1943, Đảng ủy cơ quan Văn phòng Quốc hội được giao chủ trì, phối hợp với Tổ đảng ở Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, các cấp ủy đảng trực thuộc Đảng bộ tổ chức sinh hoạt chuyên đề về “Đề cương về văn hóa Việt Nam”, đặc biệt là các nội dung về lịch sử và tính chất văn hóa Việt Nam, các vấn đề cách mạng văn hóa Việt Nam.

Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội theo trách nhiệm, quyền hạn của mình tiếp tục nghiên cứu, rà soát và đề xuất đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, các nhiệm vụ về lĩnh vực văn hóa được xác định tại Kế hoạch số 81/KH-UBTVQH ngày 05/11/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các vấn đề từ yêu cầu thực tế. Chú trọng thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng về phát triển văn hóa, con người Việt Nam; thực hiện tốt việc thẩm tra, chỉnh lý dự án luật, pháp lệnh, dự thảo Nghị quyết nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật, đổi mới cơ chế, chính sách về văn hóa, phù hợp với tính đặc thù của văn hóa, nhất là các vấn đề còn thiếu, các vấn đề mới. Tăng cường hoạt động giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật và kiến nghị các vấn đề quan trọng nhàm phát triển văn hóa, con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan trọng việc chuẩn bị, trình Quốc hội xem xét, thông qua Chương trình Mục tiêu quốc gia về văn hóa giai đoạn 2023-2030; xem xét các chính sách, cơ chế đặc thù cho phát triển văn hóa.

Về hoạt động tổ chức tọa đàm về chủ đề 80 năm ra đời “Đề cương về văn hóa Việt Nam” năm 1943, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội được giao phối hợp với Truyền hình Quốc hội Việt Nam tổ chức tọa đàm với chủ đề: Bảo vệ bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam theo tinh thần “Đề cương về văn hóa Việt Nam” năm 1943, tính kế thừa và phát triển qua các giai đoạn lịch sử; phối hợp với Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức tọa đàm với chủ đề: Nâng cao trí lực, bồi dưỡng tri thức cho con người Việt Nam trong thực hiện cách mạng văn hóa Việt Nam theo tinh thần “Đề cương về văn hóa Việt Nam” năm 1943, tính kế thừa và phát triển qua các giai đoạn lịch sử.

Ngoài ra, Văn phòng Quốc hội chủ trì tổ chức triển lãm về chủ đề 80 năm ra đời “Đề cương về văn hóa Việt Nam” với nội dung, quy mô phù hợp nhằm tuyên truyền về ý nghĩa lịch sử, giá trị lý luận và thực tiễn của Đề cương.

Thời gian thực hiện các hoạt động kỷ niệm sẽ diễn ra trong Quý I năm 2023. Đảng ủy cơ quan Văn phòng Quốc hội, Tổ đảng ở Thường trực Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và các cơ quan có liên quan xác định các nhiệm vụ cụ thể, tiến độ chi tiết, chủ động phân công, tổ chức triển khai thực hiện đúng yêu cầu./.

Thu Phương