CHƯA THỐNG NHẤT GIỮA CÁC BỘ, CƠ QUAN, ĐỊA PHƯƠNG TRONG ÁP DỤNG QUY ĐỊNH VỀ TIÊU CHUẨN TRÌNH ĐỘ QUẢN LÝ

30/08/2022

Tham gia ý kiến tại Phiên giải trình việc thực hiện quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm viên chức quản lý và việc quản lý viên chức theo mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp do Ủy ban Pháp luật tổ chức, nhiều đại biểu Quốc hội, chuyên gia, nhà quản lý cho rằng việc áp dụng quy định mới về tiêu chuẩn trình độ quản lý tại các Bộ, cơ quan, địa phương chưa có sự thống nhất, đặc biệt là khi xem xét bổ nhiệm viên chức quản lý trong các cơ sở giáo dục, y tế.

Phiên giải trình việc thực hiện quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm viên chức quản lý và việc quản lý viên chức theo mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp

Toàn cảnh Phiên giải trình

Vừa qua, Ủy ban Pháp luật đã tổ chức Phiên giải trình việc thực hiện quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm viên chức quản lý và việc quản lý viên chức theo mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp. Tại Phiên giải trình, Thường trực Ủy ban Pháp luật cho biết, về tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm viên chức quản lý, Nghị quyết số 19-NQ/TW xác định “Không thực hiện chế độ công chức trong đơn vị sự nghiệp công lập (trừ các đơn vị phục vụ nhiệm vụ chính trị và phục vụ quản lý nhà nước)". Bên cạnh đó, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 89-NQ/TW ngày 04/8/2017 quy định khung tiêu chuẩn chức danh, định hướng khung tiêu chí đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, trong đó giao “Căn cứ Quy định này các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị quy định cụ thể tiêu chuẩn chức danh cán bộ và tiêu chỉ đánh giá đối với từng chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý sát hợp với yêu cầu, chức năng, nhiệm vụ của địa phương, cơ quan, đơn vị cấp mình”.

Thể chế hóa quy định của Đảng, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019 không quy định đội ngũ lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập là công chức. Khoản 4 Điều 1 của Nghị định số 101/2020/NĐ-CP ngày 28/8/2020 đã sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 14 của Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ theo hướng các Bộ, cơ quan ngang Bộ chỉ quy định tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ; không tiếp tục quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ, cơ quan ngang Bộ trong việc hướng dẫn tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng tại Phiên giải trình

Bên cạnh đó, Điều 44 của Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức quy định tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm đối với viên chức quản lý bao gồm: tiêu chuẩn chung theo quy định của Đảng và Nhà nước; các điều kiện về quy hoạch, tuổi bổ nhiệm, sức khỏe, hồ sơ, lý lịch cá nhân và kê khai tài sản, thu nhập theo quy định, đồng thời, yêu cầu cá nhân được xem xét bổ nhiệm không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của Dâng và của pháp luật, không đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật viên chức. Đối với các tiêu chuẩn cụ thể theo chức vụ bổ nhiệm sẽ do cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quản lý viên chức quy định.

Trên cơ sở các chủ trương của Đảng và quy định của pháp luật nêu trên, các Bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm ban hành văn bản của Bộ, cơ quan, địa phương minh để quy định tiêu chuẩn, điều kiện cụ thể bổ nhiệm viên chức quản lý thuộc thẩm quyền quản lý. Qua nghiên cứu Báo cáo của Bộ Nội vụ, báo cáo của một số Bộ và qua khảo sát tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cho thấy, đến nay, hầu hết các Bộ, địa phương đều đã ban hành văn bản quy định về tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm viên chức quản lý thuộc thẩm quyền quản lý của mình. Riêng đối với lĩnh vực giáo dục, giáo dục nghề nghiệp, ngoài các quy định của pháp luật về viên chức, trong các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành như Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, Luật Giáo dục nghề nghiệp còn có quy định về tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm viên chức quản lý chuyên ngành. Trong đó, đối với cấp học mầm non, phổ thông, thực hiện nhiệm vụ được quy định tại Luật Giáo dục, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã ban hành các thông tư quy định chuẩn hiệu trưởng của các cơ sở giáo dục này.

Ngoài ra, để trang bị kiến thức, kỹ năng thực hiện nhiệm vụ cho đội ngũ viên chức gắn với việc quy hoạch, bổ nhiệm viên chức quản lý, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 89/2021/NĐ-CP ngày 18/10/2021); Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày 18/9/2018 về đẩy mạnh bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo quản lý đối với cán bộ, công chức, viên chức, trong đó có yêu cầu viên chức phải bồi dưỡng đáp ứng tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý trước khi được bổ nhiệm, bổ nhiệm lại.

Các đại biểu nghiên cứu tài liệu tại Phiên giải trình

Qua nghiên cứu báo cáo của các Bộ và một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các đại biểu Quốc hội, chuyên gia, nhà nghiên cứu cho rằng, các văn bản của các Bộ, cơ quan, địa phương quy định về tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm viên chức quản lý được xây dựng, ban hành theo dùng thẩm quyền, trình tự, thủ tục bảo đảm chặt chẽ. Nội dung các văn bản phía hợp với chủ trương của Đảng, không trái quy định của các luật, nghị định và ng bản bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ với các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Các văn bản này đã tạo cơ sở pháp lý để các Bộ, địa phương thực hiện việc bổ nhiệm viên chức quản lý là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp công lập được thành lập ở hầu hết các địa bản, lĩnh vực, nhất là đối với các cơ sở giáo dục, y tế...

Đặc biệt, việc phân cấp cho Bộ, địa phương quy định cụ thể tiêu chuẩn bổ nhiệm viên chức quản lý tại các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc giúp Bộ, địa phương đưa ra các tiêu chuẩn bổ nhiệm cụ thể phù hợp với đặc điểm tình hình thực tế của đơn vị mình; phát huy tính chủ động, sáng tạo của cơ quan được phân cấp quản lý viên chức. Việc bổ nhiệm viên chức quản lý nhờ đó cũng được thực hiện kịp thời hơn, phục vụ tốt hơn yêu cầu nâng cao hiệu quả công tác quản lý, quản trị nội bộ của đơn vị sự nghiệp công lập; đồng thời, việc nhận xét, đánh giá viên chức trước khi bổ nhiệm bảo đảm sát đúng với trình độ, năng lực của viên chức, từ đó bố trí, bổ nhiệm viên chức quản lý đúng người, đúng việc.

Tuy nhiên, các đại biểu Quốc hội cũng nêu rõ, việc thực hiện các quy định của pháp luật hiện hành về tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm viên chức quản lý còn một số vướng mắc, bất cập như: Việc phân cấp thẩm quyền quy định tiêu chuẩn cụ thể bổ nhiệm viên chức quản lý cho Bộ, cơ quan, địa phương có thẩm quyền quản lý là cần thiết. Tuy nhiên, qua phản ánh của một số địa phương thì việc phân cấp này dẫn đến tình trạng cùng một vị trí viên chức quản lý nhưng tiêu chuẩn, điều kiện để được bổ nhiệm lại không giống nhau ở từng địa phương, thậm chí có sự chênh lệch giữa các đơn vị cấp huyện trong cùng một địa phương", gây ra những khó khăn trong công tác sắp xếp, bố trí cán bộ, chẳng hạn như trường hợp viên chức đã đủ tiêu chuẩn, điều kiện và được bổ nhiệm viên chức quản lý tại đơn vị này, nhưng khi chuyển đổi vị trí công tác sang đơn vị khác có chức vụ tương đương lại không đủ điều kiện để bổ nhiệm dẫn đến nợ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định. Bên cạnh đó, cũng có địa phương cho rằng do Chính phủ chưa ban hành quy định về điều kiện, tiêu chuẩn kháng viên chức quản lý các đơn vị sự nghiệp, nên Ủy ban nhân dân tỉnh chưa có cơ sở ban hành quy định về điều kiện, tiêu chuẩn để bổ nhiệm viên chức quản lý, việc bổ nhiệm viên chức quản lý căn cứ trên cơ sở quy định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và đề án vị trí việc làm đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

Các đại biểu Quốc hội tham gia thảo luận

Về tiêu chuẩn trình độ quản lý, các đại biểu cho rằng, theo quy định của Luật Cán bộ, công chức năm 2008 thì viên chức quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập là công chức, nên phải thực hiện chương trình bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước theo Nghị định 101/2017/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. Tuy nhiên, theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019 thi viên chức quản lý không còn là công chức. Cụ thể hóa quy định của Luật năm 2019, khoản 5 Điều 1 của Nghị định số 89/2021/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung Điều 18 của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP quy định theo hướng không yêu cầu viên chức quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập phải có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước cấp phòng, cấp sở, cấp vụ trước khi bổ nhiệm. Tuy nhiên, việc áp dụng quy định mới này tại các Bộ, cơ quan, địa phương chưa có sự thống nhất, đặc biệt là khi xem xét bổ nhiệm viên chức quản lý trong các cơ sở giáo dục, y tế. Chẳng hạn: Bộ Y tế vẫn yêu cầu có chứng chỉ bồi dưỡng cán bộ quản lý cấp vụ, cấp phòng khi bổ nhiệm viên chức quản lý trong các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ, hay như các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông khi bổ nhiệm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng cơ sở giáo dục yêu cầu viên chức có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục 3 đồng thời phải có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước cấp phòng, cấp sở.

Ngoài ra, về tiêu chuẩn trình độ lý luận chính trị, các đại biểu cũng nhấn mạnh, quy định số 57-QĐ/TW ngày 08/02/2022 của Ban Bí thư về đối tượng, tiêu chuẩn và phân cấp đào tạo lý luận chính trị quy định rõ đối tượng đào tạo sơ cấp, trung cấp, cao cấp lý luận chính trị". Tuy nhiên, qua nghiên cứu quy định về tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm viên chức quản lý của một số Bộ, địa phương cho thấy quy định về tiêu chuẩn trình độ lý luận chính trị không có sự thống nhất, có cơ quan, địa phương yêu cầu tiêu chuẩn về trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên đối với một số chức danh, có địa phương yêu cầu đối với toàn bộ các chức danh, thậm chí có địa phương quy định rõ tiêu chuẩn, điều kiện để bổ nhiệm viên chức quản lý phải là đảng viên. Do vậy, các Bộ, ngành, địa phương cần nghiên cứu sửa đổi quy định này, bảo đảm phù hợp với quy định của Ban Bí thư, đồng thời bảo đảm tính thống nhất tương đối về tiêu chuẩn trình độ lý luận chính trị đối với các vị trí tương đương tại các Bộ, ngành, địa phương.

Hồ Hương