THẢO LUẬN TỔ 07 VỀ DỰ ÁN LUẬT NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG (SỬA ĐỔI): BỔ SUNG TRÁCH NHIỆM THANH TRA KIỂM TRA CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ

17/06/2020

Trong khuôn khổ chương trình Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV, thảo luận tại Tổ 7 về dự án Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi), các đại biểu cho rằng cần chú trọng các quy định về thanh tra, kiểm tra, phát hiện, xử lý vi phạm của cơ quan quản lý nhà nước để bảo đảm hiệu quả thực thi.

Các đại biểu Quốc hội thảo luận tại Tổ 07 về dự án Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi)

Tổ 07 gồm Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh Tuyên Quang, Thái Bình, Ninh Thuận và Quảng Trị.

Theo đại biểu Nguyễn Bắc Việt – Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh thuận cho rằng dự thảo luật về chính sách của Nhà nước về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, cùng với bình đẳng giới thì nên quan tâm đến bình đẳng dân tộc. Đây là  thực tiễn đang thực hiện như thế này rồi. Dẫn ví dụ tại tỉnh Ninh Thuận, đại biểu Nguyễn Bắc Việt cho biết, đi lao động ở nước ngoài thì về cơ chế chính sách được tỉnh quan tâm đến lao động là người dân tộc thiểu số. Đi lao động ở nước ngoài thì có 1 cơ chế chính sách về hỗ trợ là về tiền vay và một số các điều kiện ban đầu để cho lao động đi làm việc ở nước ngoài. Do đó đại biểu đề nghị bổ sung thêm bình đẳng dân tộc, đặc biệt đối với đồng bào dân tộc thiểu số.

Đại biểu cũng đề nghị cần quan tâm đến người thân của những người lao động đi làm việc ở nc ngoài và vấn đề đa só người lao động đi lao động nc ngoài đang ở độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự thì trách nhiệm nghĩa vụ quân sự thì xác định như thế nào

Trường hợp là đảng viên đi lao động nước ngoài, đoàn viên hội viên đoàn thể chính trị thì việc sinh hoạt đoàn hội đội, đảng thì quan tâm ntn. Kéo theo đó Điều 73 về trách nhiệm cơ quan đại diện ngoại giao cần bổ sung tạo đk cho ng lao động tham gia sinh hoạt đảng đoàn thể chính trị

Trong khi đó, đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương – Đòa ĐBQH tỉnh Ninh Thuận cho rằng dự thảo Luật quy định còn mờ nhạt về công tác quản lý nhà nước trong các hoạt động đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Đại biểu Đàng Thị Mĩ Hương chỉ rõ, dự thảo luật đưa ra rất nhiều quy định về việc yêu cầu đối tượng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, nhưng quy định về công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm của các cơ quan quản lý nhà nước đối với các đối tượng đưa đi hoặc đối với người lao động thì không quy định rõ.

Đại biểu cho biết, trong thực tế, do thiếu việc thanh tra, kiểm tra đối với các doanh nghiệp dịch vụ cho nên thời gian qua người lao động của Việt Nam, các đối tượng làm việc ở nước ngoài bị thiệt thòi, bị ảnh hưởng về lợi ích. Do đó, đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu bổ sung thêm các quy định về công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm.

Liên quan đến việc bổ sung các đơn vị sự nghiệp công lập được đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương đề nghị là cơ quan soạn thảo cân nhắc quy định này để tránh việc Nhà nước phải thực hiện rồi không giao cho các doanh nghiệp đã thực hiện. Theo đại biểu, cơ quan quản lý nhà nước chỉ nên tập trung cho công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, còn giao cho doanh nghiệp thực hiện, tăng cường công tác xã hội hóa về nhiệm vụ này.

Về các quy định về chính sách của Nhà nước đối với người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, dự thảo có quy định là Nhà nước hỗ trợ, tạo việc làm và khởi nghiệp để phát huy kiến thức, chuyên môn, kỹ năng nghề của người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài, tiếp cận các dịch vụ, tâm lý xã hội khi làm việc ở nước ngoài xong là về nước thì được hỗ trợ. Cùng với đó, ở các Điều 61, Điều 62, Điều 63 cũng giao cho địa phương thực hiện các nhiệm vụ hỗ trợ việc làm, hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo, hỗ trợ tái hòa nhập. Đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương bày tỏ băn khoăn về nguồn lực để thực hiện các quy định này và cho rằng nếu quy định đưa ra nhiều nhiệm vụ nhưng không bảo đảm điều kiện và nguồn lực để thực hiện thì sẽ không đảm bảo tính khả thi, luật sẽ rất khó đi vào cuộc sống. Do đó, đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu thêm để có điều kiện và nguồn lực thực hiện. Điều này cũng nhằm khắc phục tình trạng đưa ra nhiều quy định nhưng không thực hiện gây ra nhờn pháp luật, gây tâm tư đối với những đối tượng được thụ hưởng chính sách.

Mặt khác, thực tiễn các địa phương rất khó khăn trong bảo đảm nguồn lực thực hiện các quy định này. Đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương đề nghị ban soạn thảo cân nhắc đưa những quy định có khả năng để thực hiện được.

Đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương - Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận

Ngoài ra, đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương cũng đề nghị dự thảo Luật quy định thời hạn giấy phép hoạt động dịch vụ để quản lý 5 năm này nhằm mục tiêu là để đảm bảo đánh giá năng lực của doanh nghiệp dịch vụ. Đại biểu cũng nhấn mạnh, điều quan trọng là việc thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp dịch vụ thực hiện việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài có đảm bảo theo các quy định của pháp luật. Việc cấp giấy phép cấp nhưng không có thanh tra, kiểm tra để xử lý vi phạm thì việc gia hạn hay không gia hạn cũng không còn ý nghĩa. Do đó, không nên quy định phải gia hạn phát sinh thêm nhiều thủ tục hành chính, gây khó khăn cho doanh nghiệp mà chú trọng công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của các doanh nghiệp để đảm bảo chất lượng, hiệu quả.

Về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp dịch vụ, dự thảo Luật đưa ra rất nhiều quy định đối với doanh nghiệp nhưng công tác quản lý nhà nước trong kiểm tra về thực hiện những quyền và nhiệm vụ của doanh nghiệp như thế nào thì dự thảo Luật chưa quy định chặt chẽ.

Đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương chỉ rõ, dự thảo Luật có quy định: Doanh nghiệp dịch vụ thỏa thuận với người lao động về tiền dịch vụ, tiền ký quỹ bảo lãnh để thực hiện hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Luật này. Trong thực tế, trước mong muốn đi xuất khẩu lao động của người lao động, có những doanh nghiệp đưa ra khoản tiền dịch vụ và tiền ký quỹ rất là cao nhưng việc kiểm soát ở khoản ký quỹ để đảm bảo quyền lợi của người lao động chưa thể hiện. Vì vậy cần nghiên cứu quy định đảm bảo theo hướng bảo vệ được quyền lợi của người lao động.

Đại biểu cũng đề nghị nghiên cứu quy định thêm cơ chế để bảo vệ quyền lợi của người lao động trong trường hợp người lao động không tiếp cận được những thông báo của doanh nghiệp về việc đơn phương thanh lý hợp đồng lao động; nghiên cứu bổ sung thêm các quy định về trường hợp doanh nghiệp lợi dụng thu tiền của người lao động tham gia đào tạo, phỏng vấn…nhưng lại trả lời không đáp ứng được yêu cầu lao động, thị trường lao động, của người sử dụng lao động nên không thể đi và mất tiền. Đại biểu đề nghị Ban soạn thảo tiếp tục nghiên cứu để quy định chặt chẽ.

Theo chương trình kỳ họp, Quốc hội sẽ thảo luận tại hội trường về dự án Luật này vào chiều ngày 17/6./.

Bảo Yến