Tại Hội nghị, các đại biểu tham dự đã nghe các Cơ quan soạn thảo báo cáo về vấn đề lồng ghép bình đẳng giới trong qua trình lập đề nghị xây dựng Luật. Cụ thể: Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống nhiễm virut gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS); Luật Điện ảnh (sửa đổi); Luật cư trú; Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ; Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi); Luật Thanh tra (sửa đổi).
Thảo luận tại Hội nghị, các đại biểu cũng đánh giá cao tinh thần chuẩn bị báo cáo của các Bộ, ngành. Có những dự án Luật được chuẩn bị chi tiết, cụ thể, tuy nhiên vẫn còn dự án Luật vẫn còn sơ sài trong việc đánh giá tác động của một số chính sách.
Cổng Thông tin điện tử Quốc hội trân trọng giới thiệu một số hình ảnh tại hội nghị:
Sáng 03/3, Ủy ban Về các vấn đề Xã hội phối hợp với Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị đánh giá tác động xã hội và tác động giới của chính sách trong đề nghị Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 2021 và điều chỉnh Chương trình năm 2020.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề Xã hội Lê Thị Nguyệt và Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu đồng chủ trì Hội nghị.
Tại Hội nghị, các đại biểu tham dự đã nghe các Cơ quan soạn thảo báo cáo về vấn đề lồng ghép bình đẳng giới trong qua trình lập đề nghị xây dựng Luật. Cụ thể: Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống nhiễm virut gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS); Luật Điện ảnh (sửa đổi); Luật Cư trú; Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ; Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi); Luật Thanh tra (sửa đổi).
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề Xã hội Đặng Thuần Phong phát biểu tại hội nghị.
Các Cơ quan soạn thảo cho biết, pháp luật về bình đẳng giới có quy định chung về lồng ghép bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Theo Điều 21 Luật Bình đẳng giới năm 2006, cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật có trách nhiệm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới, chuẩn bị báo cáo việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới vào quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
Theo các cơ quan soạn thảo, trong quá trình lập đề nghị xây dựng các Luật và hoàn thiện Hồ sơ, các cơ quan chủ trì soạn thảo đã quan tâm, thực hiện đầy đủ việc lồng ghép bình đẳng giới, phù hợp với quy định của Luật Bình đẳng giới.
Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Lê Tấn Dũng phát biểu tại hội thảo.
Thảo luận tại Hội nghị, các đại biểu cũng đánh giá cao tinh thần chuẩn bị báo cáo của các Bộ, ngành. Có những dự án Luật được chuẩn bị chi tiết, cụ thể, tuy nhiên vẫn còn dự án Luật vẫn còn sơ sài trong việc đánh giá tác động của một số chính sách.
Một số đại biểu cũng đề nghị, đối với Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) cần khắc phục những vướng mắc về chính trong luật hiện hành; kịp thời cập nhật và thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng về đổi mới mô hình tăng trưởng mà trong đó bảo vệ môi trường phải đi trước một bước so với sự phát triển của kinh tế.
Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu nêu rõ, đối với các bộ, ngành cần chủ động tổ chức thực hiện Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo tuân thủ trình tự, thủ tục theo đúng quy định của Luật; thực hiện nghiêm túc việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới ngay từ công đoạn đầu khi thực hiện việc lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh; phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp trong việc lập đề nghị Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nói riêng và trong công tác xây dựng pháp luật nói chung.
Kết luận Hội nghị, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Lê Thị Nguyệt trân trọng cảm ơn các Cơ quan soạn thảo đã chuẩn bị báo cáo đầy đủ, tinh thần trách nhiệm cao; ghi nhận những ý kiến phát biểu xác đáng, tâm huyết của các đại biểu tham dự; đồng thời, Ủy ban đề nghị các Cơ quan soạn thảo tiếp thu nghiêm túc các ý kiến góp ý để tiếp tục hoàn thiện các báo cáo, Hồ sơ dự án Luật theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.