Phải hướng tới người dân, đặt người dân vào vị trí trung tâm

28/03/2015

Tối 28/3, Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới lần thứ 132 đã khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Cổng thông tin điện tử Quốc hội xin trân trọng giới thiệu bài phát biểu tại phiên khai mạc Đại hội đồng IPU-132 của Chủ tịch Liên minh Nghị viện Thế giới Saber Chowdhury. Nội dung như sau:

Ảnh: TTXVN

Kính thưa Ngài Trương Tấn Sang, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam.

Kính thưa Ngài Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam.

Thưa Ngài Tổng thư ký Martin Chungong, đồng nghiệp của tôi.

Thưa Bà Amina J.Mohammed, Cố vấn đặc biệt, đại diện của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc.

Thưa các vị Chủ tịch Quốc hội, Nghị sĩ các nước.

Thưa các vị khách quý.

Thưa quý bà, quý ông.

Tôi xin được chào mừng tất cả các bạn tại Hà Nội. Tôi rất vinh hạnh được phát biểu tại Lễ khai mạc Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới lần thứ 132 với sự có mặt của ngài Trương Tấn Sang, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam tại khuôn viên trang nhã của tòa nhà Quốc hội Việt Nam. Đây là lần đầu tiên tôi phát biểu trước quý vị với tư cách là Chủ tịch IPU và tôi thấy rằng nơi phù hợp nhất cho lần đầu tiên đó là châu Á, sân nhà của tôi và đặc biệt hơn điều này diễn ra tại đất nước Việt Nam tuyệt vời của các bạn, mảnh đất Thăng Long, với hơn 90 triệu dân, đa sắc tộc, đa tôn giáo và giàu bản sắc văn hóa. 

Thay mặt cho IPU, tôi xin được cảm ơn nước chủ nhà Việt Nam và xin được chúc mừng 70 năm thành lập nước Việt Nam cũng như 40 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Thay mặt cho IPU, một lần nữa tôi xin được chân thành cảm ơn nước chủ nhà Việt Nam đã dành cho chúng tôi sự thu xếp chu đáo và rất mến khách. Các bạn đã nỗ lực hết sức để thời gian chúng tôi ở Việt Nam thật đáng nhớ. Chúng tôi vô cùng biết ơn về điều này. Tôi chắc chắn rằng, sự kiện quốc tế lớn như thế này cần rất nhiều tháng để chuẩn bị và các bạn đã thực sự chu đáo, vượt qua sự kỳ vọng của chúng tôi. Sự chuẩn bị của các bạn thực sự là thách thức đối với các nhà tổ chức sự kiện trong tương lai. Từ đáy lòng mình, tôi xin được cảm ơn Ban tổ chức. 

Tôi cũng xin được cảm ơn tất cả các đoàn đã tới tham dự Đại hội đồng năm này tại Hà Nội. Tôi cũng xin được nhiệt liệt chào đón 3 đoàn tham dự Đại hội đồng lần này với tư cách là quan sát viên Fiji , Brunei và Nauru. Tôi hy vọng các bạn sẽ tham gia tích cực với chúng tôi và cùng thảo luận với chúng tôi. 

Hiện nay IPU là tổ chức vững mạnh như ngài Chủ tịch đã nói, hiện nay chúng ta đã trở thành tổ chức với 166 Nghị viện thành viên, 45 nghìn Nghị sĩ. Họ đại diện cho 6,5 tỷ người dân trên thế giới. Thông qua hội nghị lần này, 90 triệu người dân Việt Nam đã kết nối với hơn 6 tỷ người dân khác trên thế giới. Xin chào đón các bạn với tư cách là những thành viên của cộng đồng IPU. Các bạn đã không chỉ tổ chức sự kiện chu đáo mà các bạn cũng đã đóng góp cho nội dung của chương trình nghị sự của chúng ta và đưa ra một chủ đề mang tính thời sự: “Các mục tiêu phát triển bền vững: Biến lời nói thành hành động”. Chúng tôi rất cảm ơn Việt Nam về sự đóng góp đó. Chúng ta đã thảo luận phù hợp với tiến trình đang diễn ra tại Liên Hợp Quốc và bà Cố vấn sẽ báo cáo với ngài Tổng Thư ký về những gì chúng ta đã cùng thảo luận với nhau ngày hôm nay. Cái tên Hà Nội, nó sẽ quan trọng với việc hình thành mục tiêu phát triển bền vững và đây là di sản, sự đóng góp lớn của chúng ta. 

Chúng ta biết rằng, chúng ta sẽ không thể tiếp tục nếu chúng ta theo đuổi GDP, mà chúng ta cần phải hướng tới sự phát triển bền vững và hạnh phúc của người dân. Tuy nhiên, trong mọi nỗ lực của chúng ta thì vị trí trung tâm của người dân, những người mà chúng ta đại diện sẽ rất quan trọng dù đó là vấn đề về an ninh, con người hay là nhân quyền đều rất quan trọng. Đó là lý do tại sao chúng ta luôn nói là phải hướng tới người dân, và đặt người dân vào những trọng tâm thảo luận của chúng ta. Nếu nguyện vọng của người dân không được phản ánh trong các mục tiêu phát triển bền vững, điều này có nghĩa rằng chúng ta đã không đáp ứng được nguyện vọng của người dân. Do vậy, hội nghị lần này tại Hà Nội mang ý nghĩa rất quan trọng. 

Năm 2015 cũng là năm quan trọng đối với Liên Hợp Quốc. Đầu tháng này tại Sendai, chúng ta đã đưa ra một khuôn khổ mới về giảm thiểu thiên tai và tháng 9 tới chúng ta đã thông qua các mục tiêu phát triển bền vững và hy vọng rằng vào tháng 12 chúng ta có thể nhất trí với nhau về một khuôn khổ mới vì biến đổi khí hậu. Đây là thách lớn mà thế giới chúng ta phải đối mặt và còn nhiều sự kiện khác nữa trong năm nay. Chúng ta với tư cách là những Nghị sĩ cần phải xem làm thế nào có thể đóng góp kết nối những sự kiện này để những kết quả của nó có thể hỗ trợ cho nhau và đây là cơ hội tuyệt vời. Với tư cách là những Nghị sĩ chúng ta có thể đóng góp thông qua những chức năng của mình, chức năng đại diện ý chí của người dân, giám sát và lập pháp, thông qua ngân sách. 

Chúng ta có thể đóng góp cho những khuôn khổ khác nhau vì biến đổi khí hậu, những mục tiêu phát triển bền vững. Chỉ có chúng ta mới có thể làm được điều này và mang lại lợi ích từ những thỏa thuận đó đến với người dân của chúng ta. Đó là công việc của chúng ta và chúng ta cần phải làm vậy. Chúng ta cần phải triển khai mục tiêu phát triển bền vững và thực hiện những khuôn khổ về giảm thiểu thiên tai cũng như khuôn khổ về biến đổi khí hậu. Nếu như làm được điều này, chúng ta sẽ đóng góp được cho nhân loại một giai đoạn một thế hệ mà chúng ta có rất nhiều cơ hội và các Nghị sĩ cần phải đóng vai trò dẫn dắt. Chúng ta đều có những mục tiêu của quốc gia. Đây là tiến trình mà tất cả các quốc gia đều đóng vai trò quan trọng và trong quá trình này, chúng ta là các Nghị sĩ có thể đóng góp . 

Đại hội đồng lần này, chúng ta sẽ cùng nhau thảo luận nhiều vấn đề khác nhau. Điều quan trọng đó là trao quyền cho phụ nữ. Trong hội nghị của các Nữ Nghị sĩ tôi nói rằng, chúng ta có sự kiên cường, dũng cảm và có tầm nhìn. 30 năm trước chúng ta ghi nhận tầm quan trọng của việc trao quyền cho phụ nữ, và ngày hôm nay, khi chúng ta có mặt tại đại hội đồng lần này, gần 30% các đại biểu là nữ. Trong khi năm 1921 khi chúng ta thành lập chỉ có 2 nữ đại biểu, ngày hôm nay con số tăng lên 200. Tôi nghĩ rằng, chúng ta cần phải làm nhiều hơn nữa, vì nếu chúng ta không trao thêm quyền cho phụ nữ, tôn trọng họ thì chúng ta không thể nào đạt được các mục tiêu phát triển bền vững. Chúng ta đã nhiều lần nói và tôi xin nhấn mạnh lại, bình đẳng giới không chỉ là vấn đề của riêng phụ nữ mà là vấn đề của tất cả chúng ta. Và khi cùng nhau, phụ nữ và nam giới có thể tạo ra sự khác biệt. Những Nghị sĩ phải thay đổi nhận thức của người dân. Chúng ta thường không nghĩ rằng chúng ta không có đủ sức mạnh, nhưng tôi nghĩ rằng chúng ta đã lầm, chúng ta có đủ sức mạnh khi mà chúng ta đã làm với nhau, chúng ta tạo ra khác biệt thực sự. Chúng ta có thể thảo luận những vấn đề quan trọng khác. 

Chúng ta đã nói về sự mến khách của Quốc hội Việt Nam. Chúng ta cũng sẽ nhớ những người dân Việt Nam mến khách và khi sự đoàn kết của người dân Việt Nam ủng hộ những mục tiêu phát triển và ngày hôm nay chúng ta có mặt của ngài Chủ tịch nước, cũng như Chủ tịch Quốc hội, chúng ta đã gặp ngài Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, ngài Thủ tướng và cả người dân thường nữa. Tất cả mọi người đều ủng hộ cho Đại hội đồng và đây là cơ hội lớn. Tôi xin nói rằng, chúng ta muốn nhớ tới Đại hội đồng này không chỉ vì sự mến khách của nước chủ nhà, không chỉ vì sự thu xếp chu đáo và tòa nhà đẹp này, mà thực sự là những nội dung mà chúng ta thảo luận. Kết quả của những thảo luận đó. Nếu chúng ta làm được điều này thì chúng ta có thể nói với con cháu chúng ta rằng, chúng ta đã có mặt tại Hà Nội, chúng ta đã có cơ hội và chúng ta đã cùng nhau để mang lại một thế giới hòa bình. Xin cảm ơn các quý vị đã chú ý lắng nghe. Xin chúc các quý vị một Đại hội đồng thành công, thảo luận sôi nổi và tôi nghĩ rằng, những gì chúng ta làm trong quá trình thảo luận và trong quá trình triển khai mới là quan trọng. 

Xin cảm ơn!