Theo báo cáo của UBND TP Hồ Chí Minh, thời gian qua, bằng việc ban hành các văn bản chỉ đạo, triển khai, tăng cường kiểm tra việc thực hiện các biện pháp bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn, nhờ đó đã có 2.030 ha trồng rau an toàn được quy hoạch, đạt 100% diện tích hiện có đủ điều kiện sản xuất rau an toàn; xây dựng thành công quy trình sản xuất (GAP) một số loại rau, cây ăn quả; chấm dứt tình trạng giết mổ gia cầm tự phát tại các chợ, khu dân cư; xây dựng dựng được 3 chợ đầu mối nông sản thực phẩm và quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm trước khi đưa vào tiêu thụ; xây dựng được 91 phường, xã, thị trấn điểm về vệ sinh an toàn thực phẩm – không có xảy ra ngộ độc, trong đó có 81/91 đơn vị đạt chuẩn, chiếm tỷ lệ 90%.
Tuy nhiên, năng lực quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm của thành phố còn bất cập so với yêu cầu; tuyến phường, xã, thị trấn chưa có cán bộ chuyên trách; công tác hậu kiểm chưa thể bao phủ hết các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn thành phố; sự phối hợp giữa Trung ương và địa phương chưa được thường xuyên, chặt chẽ; hoá chất phụ gia thực phẩm vẫn bày bán chung với hoá chất dùng cho mục đích khác nên không thể kiểm soát và xử lý được…
Đoàn giám sát đã ghi nhận lãnh đạo thành phố đã có nhiều năng động, lãnh đạo kiên quyết trong việc thực hiện ở quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm ở một thành phố lớn khá tốt. Qua kiến nghị của thành phố đoàn ghi nhận và rút ra 5 giải pháp tập trung thực hiện cho thời gian tới đó là: tập trung làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục từ lãnh đạo, người sàn xuất đến người tiêu dùng; Ban hành văn bản pháp luật về VSATTP cần có sự thống nhất quản lý của các Bộ, ngành; Tập trung sản xuất các sản phẩm an toàn; Thực hiện tốt công tác thanh kiểm tra; Phân bổ ngân sách cho công tác vệ sinh an toàn thực phẩm.