Thảo luận tổ 01: Bổ sung và nhấn mạnh một số yêu cầu cao hơn đối với nhà giáo trong dự thảo Luật Nhà giáo
Toàn cảnh thảo luận tại Tổ 01 (Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội)
Nhất trí cao với cơ quan chủ trì soạn thảo, đại biểu Dương Minh Ánh – Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội cho rằng, việc đưa vàng mã thuộc diện chịu thuế là cần thiết bởi hành vi đốt mã của người dân đang ngày càng trở nên phổ biến, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, gây lãng phí lớn. Vì vậy, ngoài biện pháp tuyên truyền, vận động người dân giảm đốt vàng mã, biện pháp tăng thuế tiêu thụ đặc biệt là công cụ điều chỉnh cần thiết nhằm thay đổi hành vi đốt mã của người dân.
Đại biểu Dương Minh Ánh cũng đề nghị cơ quan soạn thảo rà soát, bổ sung các mặt hàng túi nilong, thuốc diệt cỏ, thuốc bảo vệ thực vật vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt vì đây là những mặt hàng gây ảnh hưởng lớn đến môi trường, nguy hại đến sức khỏe của người dân.
Đại biểu Dương Minh Ánh - Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội
Với mặt hàng rượu bia, một số đại biểu bày tỏ tán thành với việc tăng thuế suất, để hạn chế tình trạng lạm dụng rượu bia, gây tác hại đến sức khỏe của người dân và trật tự an toàn xã hội. Các đại biểu cho rằng, việc tăng thuế suất sẽ giúp giảm gánh nặng chi phí y tế do tác hại của rượu, bia gây ra. Tuy nhiên, có đại biểu cho rằng việc tăng thuế cần có lộ trình phù hợp. Cụ thể, đại biểu Hoàng Văn Cường – Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội đề nghị lùi thời gian áp dụng luật 1 năm để đạt mục tiêu thay đổi hành vi của người tiêu dùng và để doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị, thay đổi hoạt động sản xuất sang các mặt hàng ít tác động đến sức khỏe hơn.
Đối với đề xuất áp thuế 10% đối với mặt hàng nước giải khát có đường vào đối tượng chịu thuế, một số đại biểu đề nghị cân nhắc quy định này. Bởi việc áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường không làm tăng thu ngân sách, mà tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu áp dụng mức thuế tiêu thụ đặc biệt 10% với mặt hàng này, năm đầu tiên sẽ tăng khoảng trên 8.500 tỷ đồng nhưng ngân sách từ thuế trực thu sẽ giảm khoảng 2.100 tỷ đồng. Những năm tiếp theo, thu ngân sách từ thuế gián thu và trực thu đều sụt giảm. Điều này dẫn tới giảm giá trị tăng thêm, giá trị sản xuất, giảm lợi nhuận làm giảm tổng nguồn thu ngân sách ở những chu kỳ sau.
Do vậy, cơ quan soạn thảo cần cơ cơ sở chứng minh được việc áp dụng chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng nước giải khát có đường hàm lượng 5g/100ml có thể thay đổi hành vi người tiêu dùng và đạt được hiệu quả cho việc giảm tỷ lệ người thừa cân, béo phì so với những sản phẩm có đường khác như bánh, kẹo, ô mai, các sản phẩm từ sữa có đường.
Đại biểu Trần Thị Nhị Hà – Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội
Đại biểu Trần Thị Nhị Hà – Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội cho rằng, cần tiếp cận áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường không chỉ tập trung giảm tình trạng thừa cân, béo phì, mà hướng tới giảm lượng đường tự do dung nạp vào cơ thể. Nhiều bằng chứng cho thấy, giảm thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng tỷ lệ người dân thừa cân, béo phì vẫn tăng.
Tán thành với quan điểm tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với một số mặt hàng trong dự thảo luật, các đại biểu đề nghị cân nhắc thực hiện ổn định chính sách, đi đôi với nghiên cứu lộ trình và mức tăng phù hợp đối với mặt hàng đặc thù này, tránh tăng sốc, ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và việc làm của người lao động trong các lĩnh vực này...
Liên quan đến dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), một số đại biểu cho rằng, các quy định mới trong dự thảo luật nhằm hoàn thiện chính sách thu gắn với cơ cấu lại thu NSNN theo hướng bao quát toàn bộ các nguồn thu, mở rộng cơ sở thu nhất là các nguồn thu mới là phù hợp với thông lệ quốc tế. Tuy vậy, việc sửa đổi luật cần có quy định nhằm tháo gỡ bất cập, vướng mắc cho khu vực doanh nghiệp để tạo môi trường thuận lợi cho người nộp thuế tuân thủ pháp luật về thuế.
Về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các nhà đầu tư mới thuộc diện áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu, dự thảo luật đã bổ sung các chính sách ưu đãi thuế đặc biệt, để thu hút các nhà đầu tư mới, các nhà đầu tư lớn, chiến lược. Tuy nhiên, với hiệu lực của Nghị quyết số 107/2023/QH15 về thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung (thuế tối thiểu toàn cầu), đồng thời với việc được hưởng các ưu đãi miễn giảm thuế đặc biệt, các nhà đầu tư lớn (có doanh thu toàn cầu trên 750 triệu Euro/năm) sẽ vẫn phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung ở mức 15%. Với thực thế này, có ý kiến đề nghị làm rõ hơn về hiệu quả của chính sách ưu đãi thuế đặc biệt áp dụng cho các nhà đầu tư lớn, khi vừa thực hiện ưu đãi đặc biệt vừa thu lại thuế bổ sung. Đại biểu Hoàng Văn Cường đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc quy định mức thuế suất 15% áp dụng cho các doanh nghiệp thuộc diện phải chịu thuế tối thiểu toàn cầu để không tạo ra chi phí quản lý và các thủ tục hành chính không cần thiết cho cả cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp, đồng thời nghiên cứu, xây dựng các chính sách thu hút đầu tư khác phù hợp và hiệu quả hơn.
Một số hình ảnh thảo luận tại Tổ 1:
Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai điều hành nội dung thảo luận
Các đại biểu tham dự Phiên thảo luận tại Tổ 1
Đại biểu Nguyễn Anh Trí - Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội phát biểu
Đại biểu Trần Thị Nhị Hà - Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội phát biểu
Đại biểu tham dự phiên thảo luận Tổ 1
Đại biểu Phạm Đức Ấn - Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội phát biểu
Đại biểu Hoàng Văn Cường - Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội phát biểu
Đại biểu tham dự Phiên thảo luận Tổ