Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh lấy ý kiến góp ý dự án Luật Công nghiệp công nghệ số
Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh Trần Đình Gia và Giám đốc Công ty Điện lực Hà Tĩnh Phạm Công Thành chủ trì hội nghị.
Mở đầu hội nghị, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh Trần Đình Gia cho biết: Điện lực là ngành kết cấu hạ tầng kỹ thuật quốc gia, đầu tư cho phát triển điện lực phải “đi trước một bước” trong phát triển KT-XH. Do vậy, việc hoàn thiện thể chế về phát triển điện lực là nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng. Sau 20 năm triển khai thi hành và qua 4 lần sửa đổi, bổ sung một số điều, Luật Điện lực đã tạo khuôn khổ pháp lý cho hoạt động điện lực và sử dụng điện, đáp ứng nhu cầu, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH của đất nước.
Tuy nhiên, qua thực tiễn thi hành, Luật Điện lực còn tồn tại một số bất cập, hạn chế cần sửa đổi. Do đó, việc sớm ban hành Luật Điện lực (sửa đổi) là cần thiết nhằm cụ thể hóa đầy đủ các chủ trương, đường lối của Đảng về phát triển điện lực, xây dựng thị trường điện cạnh tranh, minh bạch, hiệu quả, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm an ninh cung cấp điện, an ninh quốc gia, đáp ứng nhu cầu về điện cho phát triển KT-XH, phục vụ Nhân dân và đòi hỏi của thực tiễn; khắc phục triệt để các khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực tiễn thi hành Luật Điện lực năm 2004, đảm bảo an ninh năng lượng trong giai đoạn tới.
Các đại biểu dự hội nghị.
Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) gồm 9 chương, 121 điều quy định về: Quy hoạch phát triển điện lực và đầu tư dự án điện lực; phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới; giấy phép hoạt động điện lực; hoạt động mua bán điện; vận hành, điều độ hệ thống điện quốc gia...
Tại hội nghị, các đại biểu cơ bản nhất trí với nội dung nêu trong dự thảo luật và đề xuất các ý kiến nhằm phát huy tính hiệu quả của luật khi áp dụng vào thực tiễn.
Đại biểu Quốc hội Bùi Thị Quỳnh Thơ - Uỷ viên Chuyên trách Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội làm rõ thêm các nội dung liên quan đến dự thảo luật.
Đại biểu đã cho ý kiến về việc xem xét sửa lại quy định phát triển điện tự sản xuất tự tiêu thụ từ nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới nhằm đảm bảo thẩm quyền theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. Bổ sung nội dung giao Chính phủ quy định cụ thể các trường hợp cấp giấy phép hoạt động điện lực để đảm bảo đầy đủ.
Xem xét sửa quy định liên quan đếnthanh toán tiền điện trong hợp đồng mua bán điện đối với khách hàng sử dụng điện theo hướng sau khi bên mua thanh toán tiền điện thì bên bán điện kiểm tra và thực hiện việc cấp điện cho bên mua, tránh làm phát sinh thủ tục hành chính.
Quy định cụ thể các nội dung liên quan đến trách nhiệm UBND cấp tỉnh được ban hành văn bản quy phạm pháp luật cũng như giải pháp UBND cấp tỉnh được quyền thực hiện để tạo thuận lợi, thống nhất cho các địa phương trong triển khai thực hiện...
Xem xét trách nhiệm của Ủy ban Quản lý vốn về quản lý điện; cần xây dựng cơ chế giá điện rõ ràng, minh bạch; chính sách phát triển doanh nghiệp điện tư nhân; quy hoạch điện VIII...
Ông Phạm Văn Tình - Phó Trưởng ban quản lý KKT tỉnh Hà Tĩnh cho ý kiến về Quy hoạch điện VIII.
Đại biểu cũng đã cho ý kiến đối với các quy định cụ thể liên quan tới nguyên tắc cấp giấy phép hoạt động điện lực (Điều 38); trách nhiệm phối hợp thực hiện khi xây dựng, cải tạo, mở rộng công trình điện lực và các công trình khác (Điều 94); hành lang bảo vệ an toàn công trình điện lực (Điều 95); bảo vệ an toàn đường dây điện trên không (Điều 96)...
Thay mặt Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Trần Đình Gia đánh giá cao các ý kiến chất lượng của đại biểu, từ đó góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng dự án luật.
Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh Trần Đình Gia phát biểu tại hội nghị.
Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh cho biết, những ý kiến, kiến nghị sẽ được Đoàn ĐBQH tỉnh tổng hợp, hoàn thiện để trình Quốc hội vào Kỳ họp thứ 8 sắp tới.