ĐOÀN ĐBQH TỈNH BẮC NINH GIÁM SÁT VIỆC THỰC HIỆN VỀ TIẾP CÔNG DÂN, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO
Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) gồm 9 chương, 102 điều, tăng 2 chương 29 điều so với Luật Di sản văn hóa hiện hành (7 chương, 73 điều). Tham gia ý kiến vào dự thảo Luật, các đại biểu nhất trí cho rằng, việc ban hành Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) sẽ khắc phục những hạn chế sau 15 năm thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hoá 2009, thể chế hóa những vấn đề thực tiễn phát sinh chưa được luật quy định.
Bên cạnh đó, các đại biểu đóng góp nhiều ý kiến vào nội dung của dự thảo Luật, trong đó tập trung vào 3 nhóm chính sách: Quy định về nguyên tắc, đối tượng, trình tự, thủ tục kiểm kê, nhận diện, ghi danh, biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; nâng cao hiệu quả tổ chức, hoạt động của các cơ quan trực tiếp quản lý di sản; cơ chế, chính sách thúc đẩy xã hội hóa và thu hút, nâng cao hiệu quả huy động nguồn lực bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
Toàn cảnh Hội nghị. Ảnh: ITN
Dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn gồm 5 chương, 61 điều, trong đó, đề xuất sửa đổi, bổ sung 9 quy định mới có liên quan nhằm thống nhất các quy định về quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn trong cùng một Luật.
Các ý kiến tham gia đều nhất trí cho rằng, việc hợp nhất các quy định về quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn vào một luật là phù hợp, hướng tới bảo đảm thống nhất về định hướng chung trong kiểm soát, quản lý, phát triển đô thị và nông thôn, phát triển hài hòa và gắn kết giữa không gian đô thị và nông thôn, bổ trợ cho sự phát triển chung của địa phương, vùng và cả nước. Các ý kiến tham gia tập trung vào các vấn đề: Trình tự thẩm định phê duyệt quy hoạch đáp ứng môi trường đầu tư kinh doanh; nội dung quy hoạch không gian ngầm; quy định điều kiện của tổ chức tư vấn, cá nhân tham gia lập nhiệm vụ, quy hoạch; điều kiện, trình tự đối với việc điều chỉnh cục bộ đồ án quy hoạch; các quy định để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thực hiện quy hoạch đô thị và nông thôn...
Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Ninh Trần Thị Vân ghi nhận và đánh giá cao những ý kiến đóng góp của các đại biểu. Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh sẽ tiếp thu tối đa, tập hợp các ý kiến làm căn cứ để tham gia thảo luận tại Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV.