BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO BÙI THANH SƠN CÙNG ĐOÀN ĐBQH TỈNH VĨNH PHÚC TIẾP XÚC CỬ TRI HUYỆN TAM DƯƠNG
Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc Nguyễn Văn Mạnh phát biểu kết luận hội nghị. Ảnh: Trường Khanh
Luật Công chứng năm 2014 góp phần đưa hoạt động công chứng có nhiều bước tiến mới. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai Luật Công chứng năm 2014 cũng đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập. Để khắc phục, dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) gồm 10 Chương, 78 Điều đã được xây dựng trên cơ sở giữ nguyên 9 Điều, sửa đổi 61 Điều, giảm bớt 12 Điều và bổ sung 9 Điều mới trong tổng số 81 điều của Luật Công chứng năm 2014.
Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận, đóng góp ý kiến các vấn đề về mô hình Văn phòng công chứng; công chứng điện tử; việc giao thẩm quyền cho UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định chuyển giao thẩm quyền chứng thực giao dịch; quy định về độ tuổi hành nghề công chứng; thủ tục công chứng giao dịch; quản lý nhà nước về công chứng…
Đại biểu tham dự hội nghị đóng góp ý kiến vào các dự thảo luật. Ảnh: Trường Khanh
Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản sau khi tiếp thu, chỉnh lý đã sửa đổi, bổ sung 40 điều, bãi bỏ 3 điều của Luật Đấu giá tài sản (Luật hiện hành) và bổ sung 3 điều mới; các điều, khoản khác chỉ sửa đổi, bổ sung mang tính kỹ thuật; tăng 15 khoản so với dự thảo Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6.
Cho ý kiến tại hội nghị, về cơ bản, các đại biểu đều thống nhất với dự thảo Luật. Một số đại biểu nêu kiến nghị nhằm hoàn chỉnh hơn một số điều trong Luật Đấu giá tài sản. Trong đó, tập trung các vấn đề cần quy định rõ hơn chế tài đối với bỏ cọc trong đấu giá tài sản; trình tự thủ tục đấu giá trực tuyến, những bất cập trong đấu giá...
Kết luận hội nghị, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc Nguyễn Văn Mạnh đánh giá cao những góp ý chất lượng của các đại biểu tham dự.
Trên cơ sở các nội dung góp ý, Đoàn ĐBQH sẽ nghiên cứu, tổng hợp, đảm bảo báo cáo góp ý của tỉnh Vĩnh Phúc gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội có chất lượng và kịp thời.