ĐOÀN ĐBQH TỈNH NGHỆ AN LẤY Ý KIẾN GÓP Ý LẦN 2 ĐỐI VỚI DỰ ÁN LUẬT LƯU TRỮ (SỬA ĐỔI)
Cùng dự có bà Hoàng Thị Thu Hiền - Đại biểu Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Nghệ An; đại diện Thường trực và các ban của HĐND tỉnh, đại diện các sở, ngành và một số doanh nghiệp liên quan.
Tại buổi làm việc, thay mặt đoàn Đại biểu quốc hội tỉnh Nghệ An, ông Trần Nhật Minh - Đại biểu Quốc hội chuyên trách thông tin cơ bản về quá trình xây dựng Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp. Theo đó, Luật đã được thảo luận tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV và đã nhận được 102 lượt ý kiến đóng góp; Thường trực Ủy ban Quốc phòng An ninh đã chủ trì tổ chức 6 cuộc khảo sát và 3 cuộc tọa đàm.
Ông Trần Nhật Minh - Đại biểu Quốc hội chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội Nghệ An chủ trì buổi làm việc, góp ý. Ảnh: Nguyễn Hải
Dự thảo Luật bao gồm 7 chương, 81 điều, cùng với quy định chung còn quy tiết các nội dung công nghiệp quốc phòng, an ninh; quy hoạch công nghiệp quốc phòng an ninh; quản lý hoạt động sản xuất quốc phòng, an ninh, nguồn lực cho công nghiệp quốc phòng, an ninh; phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh lưỡng dụng; tổ chức và hoạt động công nghiệp quốc phòng; tổ hợp quốc phòng; chuẩn bị và thực hành động viên công nghiệp…
|
Tiếp đó, đại diện Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An và Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh cơ bản đồng tình với dự thảo luật. Trên cơ sở báo cáo của các doanh nghiệp tham gia công nghiệp quốc phòng trên địa bàn, hiện nay, các doanh nghiệp đang chuyển đổi mô hình quản lý, thay đổi nhiệm vụ sản xuất kinh doanh nên việc yêu cầu thêm nhiệm vụ động viên quốc phòng dẫn đến một số khó khăn và cần có chính sách hỗ trợ thêm cho doanh nghiệp...
Đại diện Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An góp ý vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp. Ảnh: Nguyễn Hải
Cũng tại hội nghị, đại diện các doanh nghiệp là Công ty CP Cơ khí và xây lắp Phủ Quỳ 250 và Công ty TNHH MTV Tôn Hoa Sen… phát biểu đánh giá cao ý nghĩa của dự thảo luật này đối với xây dựng nền quốc phòng, bảo vệ đất nước. Tuy nhiên, hiện nay, do cổ phần hóa hoặc yêu cầu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh nên khi giao nhiệm vụ cho đơn vị cần có lưu ý. Trên thực tế hiện nay, các trang thiết bị đầu tư đã lạc hậu và phải chuyển sang sản xuất sản phẩm khác theo cơ chế thị trường nên doanh nghiệp khó tham gia trực tiếp thực hiện nhiệm vụ công nghiệp quốc phòng như trước đây.
Đại diện Công ty TNHH MTV Tôn Hoa Sen tại thị xã Hoàng Mai góp ý bổ sung vào dự án luật. Ảnh: Nguyễn Hải
Các sở, ngành cũng góp ý đề nghị sửa lại điều khoản cho đúng tinh thần là dự thảo luật mới; đề nghị tách bạch nội dung công nghiệp quốc phòng độc lập khỏi công nghiệp an ninh, vì đây là 2 lĩnh vực khác nhau; làm rõ thêm khái niệm tổ hợp quốc phòng, tổ hợp vũ khí hay phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh lưỡng dụng; đề nghị làm rõ doanh nghiệp kinh doanh, xuất- nhập các sản phẩm, thiết bị, trong đó có sản phẩm liên quan đến quốc phòng, an ninh phải có tư cách pháp nhân; các trường hợp được ưu tiên khi tham gia nghiên cứu khoa học công nghệ quốc phòng, động viên công nghiệp…
Đại diện Sở Khoa học và Công nghệ góp ý vào tình huống nghiên cứu khoa học công nghệ liên quan đến quốc phòng-an ninh. Ảnh: Nguyễn Hải
Kết thúc buổi làm việc, đại biểu Trần Nhật Minh đại diện cho Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An trân trọng tiếp thu 9 ý kiến đóng góp của đại diện các ban, sở, ngành cấp tỉnh và doanh nghiệp vào dự thảo luật. Trên cơ sở tổng hợp, đoàn sẽ báo cáo góp ý với Ban soạn thảo để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp tới.