CẦN ĐẢM BẢO THỐNG NHẤT TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH, PHÂN LOẠI CÁC LOẠI TÀI LIỆU LƯU TRỮ

10/11/2023

Góp ý về dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi) trình tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, nhiều ý kiến đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu, đảm bảo thống nhất tiêu chí xác định, phân loại các loại tài liệu lưu trữ

THẢO LUẬN TỔ 5: XÂY DỰNG THỦ ĐÔ THÀNH TRUNG TÂM TIÊU BIỂU VỀ GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO

Dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi) được xây dựng nhằm thể chế hóa chủ trương của Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII về việc hệ thống pháp luật phải thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và phát triển các sản phẩm, dịch vụ trong lĩnh vực lưu trữ nhằm khơi dậy khát vọng đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hội nhập quốc tế

Theo Tờ trình của Chính phủ, dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi) được xây dựng nhằm thể chế hóa chủ trương của Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII về việc hệ thống pháp luật phải thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và phát triển các sản phẩm, dịch vụ trong lĩnh vực lưu trữ nhằm khơi dậy khát vọng đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hội nhập quốc tế.

Dự thảo Luật gồm 09 chương, 68 điều (tăng 2 chương, 26 điều so với Luật Lưu trữ năm 2011). Việc xây dựng trên cơ sở nguyên tắc: thực hiện phân cấp, phân quyền mạnh mẽ trong lĩnh vực lưu trữ; Đẩy mạnh phát huy giá trị tài liệu lưu trữ để xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; Huy động, sử dụng và phát huy hiệu quả mọi nguồn lực, đẩy mạnh xã hội hóa về lưu trữ gắn với thúc đẩy kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Đẩy mạnh chuyển đổi số lưu trữ để tận dụng có hiệu quả cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Danh Tú – Đoàn ĐBQH tỉnh Kiên Giang

Góp ý về dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi), đại biểu Nguyễn Danh Tú – Đoàn ĐBQH tỉnh Kiên Giang cho rằng, Điều 12, dự thảo Luật về quản lý lưu trữ tài liệu đặc biệt chưa thực sự làm rõ nội dung quan trọng nhất của quy định này. Tại Điều 12 chủ yếu quy định những tài liệu nào được lưu trữ đặc biệt, các tiêu chí xác định tài liệu lưu trữ đặc biệt... Đây cũng là những nội dung quan trọng, nhưng “quan trọng nhất là quản lý và sử dụng tài liệu lưu trữ đặc biệt như thế nào thì dự thảo Luật quy định rất chung chung và giao Chính phủ quy định chi tiết”. Do vậy, đại biểu đề nghị, Ban soạn thảo cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện hơn nữa quy định tại Điều 12, dự thảo Luật.

Đại biểu Nguyễn Danh Tú cũng cho biết, khoản 2, Điều 12 quy định 3 tiêu chí liên quan đến tài liệu lưu trữ đặc biệt về nội dung, hình thức và về xuất xứ. Tuy nhiên, quy định như dự thảo Luật sẽ không rõ để một tài liệu được công nhận là tài liệu lưu trữ đặc biệt thì phải đáp ứng cả 3 tiêu chí nêu trên hay chỉ cần đáp ứng một trong 3 tiêu chí?

Các đại biểu cũng lưu ý về sự chưa sự thống nhất giữa Điều 12 về quản lý tài liệu lưu trữ có giá trị đặc biệt với Điểm b, Khoản 2, Điểm 14 về xác định giá trị của tài liệu. Bên cạnh những tiêu chí về nội dung, hình thức, xuất xứ tương tự như quy định tại Điều 12, thì tại khoản 2, Điều 14 quy định thêm các tiêu chí khác như vị trí cơ quan, tổ chức, cá nhân hình thành tài liệu, mức độ toàn vẹn của phong lưu trữ, tình trạng vật lý của tài liệu... để xác định giá trị của tài liệu lưu trữ.

Đại biểu Quốc hội Lê Tất Hiếu- Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc

Do giữa tiêu chí để xác định một tài liệu có tiêu chí đặc biệt và tiêu chí để xác định giá trị của tài liệu lưu trữ nói chung chưa thống nhất với nhau, đại biểu Quốc hội Lê Tất Hiếu- Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc đề nghị, cơ quan soạn thảo nghiên cứu chỉnh lý, đảm bảo sự thống nhất giữa tiêu chí xác định, phân loại các loại tài liệu lưu trữ này.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Mạnh- Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, khoản 5, Điều 9, dự thảo Luật quy định UBND xã, phường, thị trấn trực tiếp quản lý và lưu trữ tài liệu lưu trữ quy định tại điểm c, khoản 3, Điều 7 Luật này. Tuy nhiên, Điều 14 của Luật Lưu trữ hiện hành đã quy định, tài liệu hình thành trong quá trình hoạt động của HĐND, UBND, các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của xã, phường, thị trấn được lựa chọn và lưu trữ tại Văn phòng UBND xã, phường, thị trấn. Nhưng do văn bản hướng dẫn cụ thể chưa có, trong khi tài liệu lưu trữ hình thành tại cấp xã bao gồm tài liệu có giá trị hiện hành và tài liệu có giá trị lịch sử hiện nay. Do vậy, các địa phương hiện gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai, hướng dẫn cấp cơ sở thực hiện. Nêu ra thực tế này, đại biểu Nguyễn Văn Mạnh đề nghị, bổ sung một khoản vào Điều 9 này, quy định rõ Bộ Nội vụ có trách nhiệm quy định chi tiết việc quản lý tài liệu lưu trữ của xã, phường, thị trấn.

Về Chứng chỉ hành nghề lưu trữ, đại biểu Nguyễn Văn Mạnh cho biết, tại khoản 1, Điều 57, dự thảo Luật quy định “Chứng chỉ hành nghề lưu trữ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người có đủ trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và các điều kiện theo quy định của pháp luật để thực hiện kinh doanh dịch vụ lưu trữ”.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Mạnh- Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc

Tuy nhiên, hiện nay, Cục Văn thư lưu trữ nhà nước thuộc Bộ Nội vụ đang tổ chức bồi dưỡng chứng chỉ hành nghề chỉnh lý tài liệu, trong khi Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp chứng chỉ hành nghề này. Do vậy, đại biểu đề nghị, tại dự thảo Luật cần quy định rõ cơ quan nhà nước có thẩm quyền là cơ quan nào, do cấp nào thực hiện.

Về vấn đề này, đại biểu Nguyễn Danh Tú lưu ý, tại dự thảo Luật đã quy định rất cụ thể quyền, nghĩa vụ của người hành nghề lưu trữ, cũng như điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề, song tại khoản 6, Điều 57 chỉ quy định “Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định chi tiết cấp, cấp lại, thu hồi Chứng chỉ hành nghề lưu trữ và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ lưu trữ cho cá nhân được cấp Chứng chỉ hành nghề lưu trữ”.

“Việc cấp lại, thu hồi Chứng chỉ hành nghề lưu trữ và chứng chỉ bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của người hành nghề trong lĩnh vực này”. Nhấn mạnh điều này, đại biểu Nguyễn Danh Tú đề nghị, cần nghiên cứu bổ sung quy định về những trường hợp vị thu hồi chứng chỉ hành nghề, chứng chỉ bồi dưỡng… để trên cơ sở đó Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định chi tiết trình tự, thủ tục thực hiện những việc này./.

Dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi) được xây dựng nhằm thể chế hóa chủ trương của Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII về việc hệ thống pháp luật phải thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và phát triển các sản phẩm, dịch vụ trong lĩnh vực lưu trữ nhằm khơi dậy khát vọng đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hội nhập quốc tế

Theo Tờ trình của Chính phủ, dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi) được xây dựng nhằm thể chế hóa chủ trương của Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII về việc hệ thống pháp luật phải thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và phát triển các sản phẩm, dịch vụ trong lĩnh vực lưu trữ nhằm khơi dậy khát vọng đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hội nhập quốc tế.

Dự thảo Luật gồm 09 chương, 68 điều (tăng 2 chương, 26 điều so với Luật Lưu trữ năm 2011). Việc xây dựng trên cơ sở nguyên tắc: thực hiện phân cấp, phân quyền mạnh mẽ trong lĩnh vực lưu trữ; Đẩy mạnh phát huy giá trị tài liệu lưu trữ để xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; Huy động, sử dụng và phát huy hiệu quả mọi nguồn lực, đẩy mạnh xã hội hóa về lưu trữ gắn với thúc đẩy kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Đẩy mạnh chuyển đổi số lưu trữ để tận dụng có hiệu quả cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Góp ý về dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi), đại biểu Nguyễn Danh Tú – Đoàn ĐBQH tỉnh Kiên Giang cho rằng, Điều 12, dự thảo Luật về quản lý lưu trữ tài liệu đặc biệt chưa thực sự làm rõ nội dung quan trọng nhất của quy định này. Tại Điều 12 chủ yếu quy định những tài liệu nào được lưu trữ đặc biệt, các tiêu chí xác định tài liệu lưu trữ đặc biệt... Đây cũng là những nội dung quan trọng, nhưng “quan trọng nhất là quản lý và sử dụng tài liệu lưu trữ đặc biệt như thế nào thì dự thảo Luật quy định rất chung chung và giao Chính phủ quy định chi tiết”. Do vậy, đại biểu đề nghị, Ban soạn thảo cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện hơn nữa quy định tại Điều 12, dự thảo Luật.

Đại biểu Nguyễn Danh Tú cũng cho biết, khoản 2, Điều 12 quy định 3 tiêu chí liên quan đến tài liệu lưu trữ đặc biệt về nội dung, hình thức và về xuất xứ. Tuy nhiên, quy định như dự thảo Luật sẽ không rõ để một tài liệu được công nhận là tài liệu lưu trữ đặc biệt thì phải đáp ứng cả 3 tiêu chí nêu trên hay chỉ cần đáp ứng một trong 3 tiêu chí?

Các đại biểu cũng lưu ý về sự chưa sự thống nhất giữa Điều 12 về quản lý tài liệu lưu trữ có giá trị đặc biệt với Điểm b, Khoản 2, Điểm 14 về xác định giá trị của tài liệu. Bên cạnh những tiêu chí về nội dung, hình thức, xuất xứ tương tự như quy định tại Điều 12, thì tại khoản 2, Điều 14 quy định thêm các tiêu chí khác như vị trí cơ quan, tổ chức, cá nhân hình thành tài liệu, mức độ toàn vẹn của phong lưu trữ, tình trạng vật lý của tài liệu... để xác định giá trị của tài liệu lưu trữ.

Do giữa tiêu chí để xác định một tài liệu có tiêu chí đặc biệt và tiêu chí để xác định giá trị của tài liệu lưu trữ nói chung chưa thống nhất với nhau, đại biểu Quốc hội Lê Tất Hiếu- Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc đề nghị, cơ quan soạn thảo nghiên cứu chỉnh lý, đảm bảo sự thống nhất giữa tiêu chí xác định, phân loại các loại tài liệu lưu trữ này.

Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh- Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, khoản 5, Điều 9, dự thảo Luật quy định UBND xã, phường, thị trấn trực tiếp quản lý và lưu trữ tài liệu lưu trữ quy định tại điểm c, khoản 3, Điều 7 Luật này. Tuy nhiên, Điều 14 của Luật Lưu trữ hiện hành đã quy định, tài liệu hình thành trong quá trình hoạt động của HĐND, UBND, các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của xã, phường, thị trấn được lựa chọn và lưu trữ tại Văn phòng UBND xã, phường, thị trấn. Nhưng do văn bản hướng dẫn cụ thể chưa có, trong khi tài liệu lưu trữ hình thành tại cấp xã bao gồm tài liệu có giá trị hiện hành và tài liệu có giá trị lịch sử hiện nay. Do vậy, các địa phương hiện gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai, hướng dẫn cấp cơ sở thực hiện. Nêu ra thực tế này, đại biểu Nguyễn Văn Mạnh đề nghị, bổ sung một khoản vào Điều 9 này, quy định rõ Bộ Nội vụ có trách nhiệm quy định chi tiết việc quản lý tài liệu lưu trữ của xã, phường, thị trấn.

Về Chứng chỉ hành nghề lưu trữ, đại biểu Nguyễn Văn Mạnh cho biết, tại khoản 1, Điều 57, dự thảo Luật quy định “Chứng chỉ hành nghề lưu trữ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người có đủ trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và các điều kiện theo quy định của pháp luật để thực hiện kinh doanh dịch vụ lưu trữ”.

Tuy nhiên, hiện nay, Cục Văn thư lưu trữ nhà nước thuộc Bộ Nội vụ đang tổ chức bồi dưỡng chứng chỉ hành nghề chỉnh lý tài liệu, trong khi Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp chứng chỉ hành nghề này. Do vậy, đại biểu đề nghị, tại dự thảo Luật cần quy định rõ cơ quan nhà nước có thẩm quyền là cơ quan nào, do cấp nào thực hiện.

Về vấn đề này, đại biểu Nguyễn Danh Tú lưu ý, tại dự thảo Luật đã quy định rất cụ thể quyền, nghĩa vụ của người hành nghề lưu trữ, cũng như điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề, song tại khoản 6, Điều 57 chỉ quy định “Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định chi tiết cấp, cấp lại, thu hồi Chứng chỉ hành nghề lưu trữ và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ lưu trữ cho cá nhân được cấp Chứng chỉ hành nghề lưu trữ”.

“Việc cấp lại, thu hồi Chứng chỉ hành nghề lưu trữ và chứng chỉ bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của người hành nghề trong lĩnh vực này”. Nhấn mạnh điều này, đại biểu Nguyễn Danh Tú đề nghị, cần nghiên cứu bổ sung quy định về những trường hợp vị thu hồi chứng chỉ hành nghề, chứng chỉ bồi dưỡng… để trên cơ sở đó Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định chi tiết trình tự, thủ tục thực hiện những việc này./.

Thu Phương

Các bài viết khác