ĐOÀN ĐBQH TỈNH SƠN LA GIÁM SÁT VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG ĐỐI VỚI CÁC SỞ, NGÀNH
Quang cảnh Hội nghị tham gia ý kiến vào Dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi)
Các đại biểu dự Hội nghị cơ bản nhất trí các nội dung đã được trình bày trong Dự thảo Luật. Một số ý kiến đề nghị thay đổi thông tin “Nơi sinh” trên thẻ CCCD thay cho thông tin “Nơi đăng ký khai sinh”; ghi thông tin “nơi sinh” có cơ sở khoa học hơn cho việc nhận diện công dân giúp hạn chế trùng lặp thông tin, trùng người và đảm bảo tính thống nhất giữa 2 loại giấy tờ phổ biến hiện nay là căn cước và hộ chiếu.
Ông Thiều Quang Ngãi – Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La cho rằng: xem xét có cần thiết lưu giữ thông tin “nơi cư trú” trên thẻ CCCD hay không, bởi thông tin trên thẻ CCCD cần thể hiện những nội dung cố định, bất biến, trong khi thông tin về nơi cư trú là khả biến, có sự thay đổi thường xuyên; cần hoàn thiên quy định về quản lý, vận hành, khai thác sử dụng thông tin cơ sở DLQG về dân cư; tài khoản đinh danh điện tử và sử dụng tài khoản định danh điện tử quy định chi tiết hơn nội dung Điều 31 Dự thảo Luật. Trong đó phải xác định khi chủ thể danh tính điện tử sử dụng tài khoản định danh điện tử trong các hoạt động, giao dịch điện tử thì có giá trị tương đương với việc xuất trình giấy tờ, tài liệu để chứng minh thông tin đã được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử.
Có đại biểu góp ý: Khi tham gia một số hoạt động khác liên quan như: việc sử dụng CCCD và giấy khai sinh; hướng dẫn Luật CCCD cần tính đến đặc thù vùng miền (vùng núi dân tộc thiểu số, tiếp cận công nghệ, môi trường xã hội chênh lệch so với miền xuôi); Luật BHYT đang sử dụng thuật ngữ là hộ gia đình (với thực trạng hiện nay, thực hiện Luật cư trú là không phù hợp; khi sửa Luật BHYT sửa đổi, đề nghị sửa nội dung đóng, mức đóng BHYT của thành viên hộ gia đình, phụ thuộc người thứ nhất, người thứ 2); xem xét bỏ thông tin năm sinh, cư trú trên thẻ CCCD do mã số trên CCCD đã thể hiện thông tin; sử dụng CCCD và giấy khai sinh đối với thực hiện các chính sách pháp luật; cần hướng dẫn chi tiết về đặc thù vùng miền.
Ông Phạm Văn Chung – Hội Luật Gia tỉnh Sơn La nếu ý kiến: “Việc cấp giấy chứng nhận CCCD cho người gốc Việt Nam một số điều luật trong Dự thảo (Điều 7, khoản 2 điều 5) có quy định về giấy chứng nhận CCCD cho người gốc Việt Nam. Đây là nội dung mới so với Luật CCCD năm 2014 làm thay đổi tên của Luật. Người gốc Việt Nam tức là hiện nay chưa có quốc tịch Việt Nam, chưa phải là công dân Việt Nam. Mặt khác điều 20 dự thảo quy định: người được cấp thẻ CCCD là công dân Việt Nam (Điều 20 có mâu thuẫn với Điều 7 không).
Ông Chung cũng cho rằng: Nội dung này đề nghị cơ quan soạn thảo báo cáo, giải trình làm rõ hơn sự cấp thiết cấp giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt Nam; trên thực tế cả nước số lượng những người này có khoảng bao nhiêu người, lý do chính họ có gốc Việt Nam nhưng chưa có quốc tịch Việt Nam (từ khi Luật quốc tịch Việt Nam 2008 ban hành, cả nước đã giải quyết được rất nhiều trường hợp nhập quốc tịch Việt Nam, tỉnh Sơn La nhập quốc tịch Việt Nam cho khoảng 500 trường hợp), những khó khăn vướng mắc trong thực tế đời sống, việc cấp giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt Nam giải quyết được những nội dung , yêu cầu gì trong quản lý Nhà nước về dân cư. Hình thức, nội dung giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt Nam cũng nên khác với hình thức, nội dung CCCD Việt Nam để dễ nhận biết trong quá trình quản lý.
Các ý kiến góp ý đã được đoàn ĐBQH tỉnh Sơn La tổng hợp và gửi tới Quốc hội trong kỳ họp tới.