ĐOÀN ĐBQH TP.HCM GIÁM SÁT VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG
Các đại biểu tham dự Hội thảo
Để người dân được lựa chọn trong tái định cư
Tại hội thảo, nhiều ý kiến đóng góp nội dung liên quan đến thu hồi đất và tái định cư cho người dân. Một số ý kiến cho rằng, Dự thảo Luật đưa ra nhiều hình thức bố trí tái định cư với người có đất thu hồi. Nên chăng quy định người dân được chọn hoặc quy định rõ quy mô diện tích bao nhiêu được tái định cư bằng đất, quy mô diện tích bao nhiêu được tái định cư nhà ở…
Về nội dung này, Phó Phòng Kế hoạch Đầu tư, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng Đô thị Tp.HCM Võ Viết Cường chia sẻ, trong quá trình triển khai dự án, thực hiện tái định cư cho người dân, có trường hợp một gia đình có nhiều lô đất dọc dự án nhưng không ở đó và có chỗ ở nơi khác. Vì vậy, với người có đất thu hồi nếu đang ở tại nơi bị thu hồi sẽ thực hiện dự án bố trí tái định cư bằng nhà ở là phù hợp nhưng với trường hợp chỉ là đất trống, người dân không có nhu cầu về chỗ ở nên xem xét tái định cư hay bằng nhà ở hay không?
Một số đại biểu góp ý, Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) cần quy định rõ về thời gian thu hồi đất bồi thường tái định cư để chủ đầu tư lập dự án và phối hợp các đơn vị triển khai cụ thể hơn. Cùng với đó, Luật cần nêu rõ quy hoạch sử dụng đất là một phần của quy hoạch quốc gia. Bên cạnh đó, một số cụm từ trong Dự thảo Luật chưa có giải thích hoặc giải thích không rõ cần phải giải thích rõ để thuận lợi khi triển khai thực hiện. Trong đó, có các khái nhiệm bồi thường lợi ích vật chất khác; Khu vực hạn chế tiếp cận đất đai…
Cũng về nội dung thu hồi đất, ông Lê Mộng Triết, Khoa Quản lý đất đai, Trường Đại học Lâm nông Tp.HCM cho rằng, Luật cần cụ thể hóa đối với trường hợp thu hồi một phần đất nhưng phần còn lại không đủ diện tích sử dụng xây dựng hoặc tách thửa. Với trường hợp này nhà nước nên thu hồi luôn phần còn lại.
Duy trì hòa giải viên ở cơ sở
Nhiều đại biểu băn khoăn, Dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) lần này chỉ giao cho Tòa án Nhân dân, Trọng tài thương mại giải quyết các tranh chấp đất đai, mà không giao cho UBND cấp xã giải quyết như trước. Điều này khó khả thi và sẽ kéo dài thời gian giải quyết, mất nhiều thời gian, kinh phí cho các bên tham gia giải quyết. Phó Chủ tịch UBND Phường 8, Quận 10 Nguyễn Văn Thành cho rằng, tranh chấp đất đai là vấn đề phức tạp. Với quy định như Dự thảo Luật, khả năng giải quyết của tòa án có hết hay không trong khi 70% khiếu nại, tranh chấp liên quan đất đất đai. Hiện nay, cơ chế tối ưu đang sử dụng người dân có quyền lựa chọn khi có tranh chấp đất đai xảy ra, trong đó có thể gửi đơn UBND các cấp để tiến hành hòa giải. Vì vậy, quy định này có thể giữ lại như hiện nay.
Đại biểu phát biểu góp ý tại Hội thảo
Cùng kiến này, ông Lê Văn Hòa, hòa giải viên xã Tân An Hội, Củ Chi nêu ý kiến, nên duy trì hòa giải cơ sở, vì khi hòa giải hoàn thành chuyển lên cơ quan thẩm quyền giải quyết sẽ thuận lợi.
Các đại biểu kiến nghị, Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) cần bổ sung thêm nội dung bồi thường đất nông nghiệp xen cài trong khu dân cư để tháo gỡ vướng mắc trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng hiện nay. Về nội dung cấp giấy chứng nhận quyền sử đất, thực tế xảy ra trường hợp đánh tráo Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất và khó khăn trong giải quyết. Ngoài quy định cấp lại Giấy chứng nhận với với trường hợp mất, rách cần bổ sung cả quy định với trường hợp bị đánh tráo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.