ĐOÀN ĐBQH TỈNH THÁI NGUYÊN GIÁM SÁT VIỆC ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH, SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
Dự hội nghị có các đồng chí: Đoàn Thị Hảo, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Nguyên; Nguyễn Lâm Thành, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội; Lê Quang Tiến, Uỷ viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Mai Thị Thuý Nga, Uỷ viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; các vị ĐBQH tỉnh Thái Nguyên; đại diện Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ tỉnh; Trưởng các Ban HĐND tỉnh và đại diện một số sở, ngành, đơn vị liên quan.
Toàn cảnh Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Nguyên đã tiến hành giám sát tại Sở Công thương.
Theo báo cáo của Sở Công thương, hiện nay, hầu hết các vị trí có khả năng khai thác thủy điện trên địa bàn tỉnh chỉ có tiềm năng phát triển thủy điện nhỏ. Thái Nguyên là vùng có bức xạ nhiệt thấp nên các dự án năng lượng tái tạo khai thác tiềm năng từ nguồn năng lượng mặt trời cần đánh giá kỹ để triển khai. Về nguồn cung năng lượng, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có 02 nhà máy nhiệt điện than và một 01 nhà máy thủy điện nhỏ phát điện vào lưới điện quốc gia với tổng sản lượng khoảng 1.587 GWh / năm; 15 mỏ than đã được cấp Giấy phép khai thác; 210 cửa hàng bán lẻ xăng dầu, 01 kho trung chuyển (kho Đa Phúc), 05 thương nhân phân phối xăng dầu và 01 thương nhân hoạt động theo ủy quyền của thương nhân đầu mối. Giai đoạn 2016-2021, tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016-2021 tăng bình quân 6,22%/năm. Sản lượng tiêu thụ xăng dầu trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020 tăng trưởng bình quân ước đạt 12%, sản lượng tiêu thụ bình quân năm 2022 là 27.000m3/tháng..
Bên cạnh đó, việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên còn một số khó khăn, hạn chế như: Tỷ lệ thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực đến thời điểm hiện tại còn chưa cao trong khi đó tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm luôn ở mức cao; phụ tải có sự chênh lệch lớn giữa khu vực thành thị và nông thôn, các khu công nghiệp tập trung; Thiếu kinh phí để xây dựng đề án nghiên cứu tiềm năng để thu hút đầu tư, phát triển vào lĩnh vực năng lượng tái tạo; chưa có hướng dẫn đầy đủ về điều kiện kinh doanh khoáng sản (trong đó có than); các văn bản hướng dẫn dưới luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn đối với lĩnh vực tiết kiệm năng lượng vẫn chưa cụ thể; các mức xử phạt vẫn chưa cao, chưa đủ tính răn đe…
Đồng chí Đoàn Thị Hảo, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Nguyên phát biểu tại buổi giám sát.
Tại buổi làm việc, các thành viên Đoàn giám sát đã đề nghị UBND tỉnh và các sở, ngành làm rõ một số nội dung: việc đáp ứng nhu cầu về năng lượng cho các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất kinh doanh, công nghiệp, nông nghiệp và nhu cầu sử dụng của người dân, đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong thời gian qua; đảm bảo cung ứng điện cho phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn 2023-2030, đảm bảo thực hiện theo tinh thần trong Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2050; so sánh tỷ lệ tổn thất điện năng của tỉnh Thái Nguyên so với mặt bằng chung các khu vực khác (miền Bắc, miền Nam, miền Trung); những nguyên nhân dẫn đến tổn thất điện năng trong quá trình truyền tải điện, những giải pháp ngành điện đã và sẽ thực hiện để giảm tỷ lệ này trong những năm tới..
Đoàn giám sát đề nghị đơn vị có kiến nghị cụ thể các giải pháp về chính sách để khắc phục tính hình thức trong các báo cáo kiểm toán của các đơn vị; phân tích, đánh giá cụ thể về những khó khăn, vướng mắc liên quan đến hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. đồng thời đề xuất sửa đổi, bổ sung nhằm khắc phục những vướng mắc trong triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng.
Các đại biểu cũng đề nghị phân tích sâu hơn về quy hoạch và dự báo nhu cầu phát triển, cân đối nhu cầu năng lượng, đặc biệt là nhu cầu về điện; các giải pháp về năng lượng mới để phục vụ nhu cầu phát triển; làm rõ hơn nguồn lực về tài chính để phát triển năng lượng; báo cáo cụ thể về chất lượng điện trên địa bàn, nhất là ở khu vực vùng sâu, vùng xa; báo cáo thêm về tình hình vi phạm trong sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và khai thác tài nguyên, từ đó kiến nghị sửa đổi các quy định thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực này.
Về phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, các đại biểu đề nghị làm rõ các bất cập, vướng mắc trong nghiệm thu lưới điện mặt trời và đề xuất hoàn thiện khung pháp lý và cơ chế chính sách để quản lý tốt điện mặt trời trên địa bàn tỉnh; định hướng và giải pháp của ngành công thương để thực hiện mục tiếu đến năm 2050 sẽ không sử dụng năng lượng than trong sản xuất điện. Các thành viên đoàn giám sát đề các UBND tỉnh và các ngành liên quan rà soát để đánh giá toàn diện về thực trạng hạ tầng điện trên địa bàn tỉnh, từ đó có những đề xuất, giải pháp để hoàn thiện, phát triển hạ tầng điện; trao đổi, đánh giá thêm về việc ứng dụng chuyển đổi số trong sử dụng năng lượng và việc phát thải khí nhà kính từ các ngành năng lượng trên địa bàn tỉnh.
Kết luận buổi giám sát, đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn ĐBQH đánh giá cao công tác chuẩn bị tài liệu của các đơn vị để phục vụ chương trình làm việc của Đoàn giám sát; đồng thời ghi nhận những kết quả đạt được của các đơn vị trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng. Đồng chí đề nghị các đơn vị tập trung khắc phục những tồn tại, hạn chế đã được nêu trong báo cáo.
Đối với hoạt động khai thác khoáng sản, đồng chí Trưởng Đoàn ĐBQH đề nghị các cơ quan liên quan cần quản lý tốt tài nguyên, khoáng sản trên địa bàn, cân nhắc kỹ việc cấp quyền khai thác khoáng sản, tập trung thu đủ số tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với các mỏ khoáng sản đã được cấp phép.
Về các nội dung kiến nghị đối với Đoàn giám sát liên quan đến các văn bản pháp lý, Đoàn ĐBQH sẽ tổng hợp, gửi đến cơ quan có thẩm quyền. Đối với các kiến nghị liên quan đến Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2045 (Quy hoạch Điện VIII), Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Nguyên sẽ có chương trình làm việc với Bộ Công thương và các đơn vị trực thuộc để sớm có hướng giải quyết.