ĐOÀN ĐBQH TỈNH HẢI DƯƠNG GIÁM SÁT CHUYÊN ĐỀ TẠI THANH HÀ, NAM SÁCH
Phát biểu tại Phiên thảo luận ở Tổ, đa số các đại biểu nhấn mạnh đến việc Quốc hội xem xét về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là cần thiết. Vì đây là cơ sở quan trọng để triển khai quy hoạch vùng, quy hoạch cấp tỉnh, quy hoạch ngành và để các địa phương định hướng phát triển kinh tế-xã hội.
Toàn cảnh Phiên thảo luận tại Tổ 4.
Tại Phiên thảo luận ở Tổ, Thượng tướng, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương khẳng định: Đối với Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có một chuyên đề giám sát để chỉ ra những bất cập, hạn chế cần được khắc phục. Nếu như tại Kỳ họp bất thường lần thứ 2 này, Quốc hội không thông qua được Nghị quyết về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 thì quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh cũng sẽ bị chậm. Theo đó, nhiều công trình, dự án, kể cả quy hoạch phân khu, điều tiết lại quy hoạch cục bộ ở các vùng, khu vực kinh tế cũng đang nằm chờ quy hoạch tổng thể quốc gia.
Theo Thượng tướng, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, chúng ta phải xác định Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là định hướng không gian phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng an ninh, đối ngoại...
Báo cáo Thẩm tra của Ủy ban Kinh tế đã đề cập rõ nét về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Tuy nhiên, tại Phiên họp Tổ này, Thượng tướng, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cũng đề nghị các đại biểu Quốc hội cho ý kiến sâu sát, kỹ lưỡng hơn về mục tiêu, quan điểm xác định quy hoạch đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; các định hướng quy hoạch kinh tế-xã hội, không gian biển, hạ tầng của một số ngành trọng điểm.
Thượng tướng, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương phát biểu chỉ đạo tại Phiên họp Tổ 4 sáng ngày 06/1/2023.
Trong khi chúng ta đang chú trượng đến nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, Thượng tướng, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương nhấn mạnh đến hạ tầng số, tài nguyên số, không gian số, an ninh an toàn số. Theo đó, kinh tế số như là động lực, định hướng để thúc đẩy phát triển kinh tế; phát triển không gian số trong thời gian tới sẽ như thế nào để đảm bảo hạ tầng... Thế nhưng, trong Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 chưa đề cập rõ đến những hạ tầng này nên cần được đề cập rõ hơn và các đại biểu cũng có thể cho ý kiến thêm.
Về phát triển nuôi trồng thủy sản, đánh bắt xa bờ, Thượng tướng, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho rằng, các địa phương có thể đề cập rõ hơn trong quy hoạch ngành, quy hoạch vùng.
Chỉ đạo cho ý kiến về Đánh giá việc thực hiện quy định tại Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28/7/2021 Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV về các chính sách phòng, chống dịch bệnh COVID-19, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị các đại biểu Quốc hội đóng góp vào các nội dung thực hiện các chính sách; nội dung đưa vào Nghị quyết của Quốc hội trên tinh thần xây dựng, trách nhiệm cao.
Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường nhấn mạnh tầm quan trọng của Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Khẳng định tầm quan trọng của Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường nêu rõ: Quy hoạch Quốc gia sẽ góp phần rất quan trọng để định hướng phát triển kinh tế-xã hội ở các địa phương, vùng miền.
Theo Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường, để thực hiện hiệu quả Quy hoạch quốc gia, cần chú trọng đến việc phát huy tiềm năng của đất nước khi tham gia vào các hoạt động ở trên biển và bờ biển. Điều này rất quan trọng đối với việc phát triển kinh tế-xã hội như ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long khi các địa phương có thể vận chuyển hàng hóa, cung cấp lương thực, khai thác vận tải thông qua đường biển...
Cần quan tâm và có thống kê tổng thể quy hoạch cấp ngành
Đóng góp ý kiến tại Phiên thảo luận, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga- Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương cho rằng, trong Quy hoạch tổng thể Quốc gia hiện đang liệt kê những gì mà nước ta đã có và còn dàn trải về quy hoạch các vùng miền mà chưa có bản thống kê tổng thể cho quy hoạch cấp ngành.
Đối với quy hoạch ngành, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga đề nghị Quốc hội, Chính phủ cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng hơn về quy hoạch ngành Du lịch. Mạng lưới giáo dục nghề nghiệp, lĩnh vực thể thao phải phân bố hợp lý. Theo đó, thể thao quần chúng, cộng đồng rất quan trọng, cần được đầu tư về diện tích, sân bãi để phát triển...
Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương.
Đề cập về quy hoạch ngành, đại biểu Nguyễn Ngọc Sơn- Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương cho rằng: Chính phủ đã có nhiều cam kết tại Hội nghị COP 26 về bảo vệ môi trường và giảm phát thải khí nhà kính. Tuy nhiên, hiện nay, việc huy động doanh nghiệp tham gia vào công tác thu gom rác thải còn khó khăn, nhiều giải pháp để triển khai, kiểm soát rác thải chưa được đưa ra một cách toàn diện. Do đó, trong Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 cần nêu rõ hơn về trách nhiệm và tạo điều kiện, chính sách để doanh nghiệp tham gia vào công việc này.
Ngoài ra, trong Quy hoạch cần có sự đánh giá về tác động của biến đổi khí hậu cũng nêu rõ hơn về định hướng bảo vệ môi trường của các Bộ ngành trong quy hoạch ngành.
|
Đại biểu Nguyễn Ngọc Sơn- Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương đóng góp ý kiến tại Phiên thảo luận Tổ.
Trong khuôn khổ Phiên thảo luận ở Tổ, các đại biểu còn cho ý kiến về Đánh giá việc thực hiện quy định tại Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28/7/2021 Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV về các chính sách phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Thoe đó, đa số các đại biểu Quốc hội nhất trí nội dung đưa vào Nghị quyết của Quốc hội về việc chuyển tiếp thực hiện một số chính sách theo quy định tại Nghị quyết số 30/2021/QH15 về các chính sách phòng, chống dịch bệnh COVID-19 và cho phép tiếp tục sử dụng giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc hết thời hạn hiệu lực từ ngày 01/01/2023 mà chưa kịp gia hạn theo quy định của Luật Dược./.
Một số hình ảnh tại Phiên thảo luận ở Tổ 4:
Toàn cảnh Phiên thảo luận tại Tổ 4.
Các đại biểu tại Tổ 4.
Thượng tướng, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương nhấn mạnh đến phát triển hạ tầng số, tài nguyên số, không gian số, an ninh an toàn số trong Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường khẳng định tầm quan trọng của Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Đại biểu Trần Thị Hoa Ry- Đoàn ĐBQH tỉnh Bạc Liêu đóng góp ý kiến.
Đại biểu Nguyễn Hữu Toàn- Đoàn ĐBQH tỉnh Lai Châu đề cập về nguồn lực để thực hiện Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Đại biểu Giàng Páo Mỷ- Đoàn ĐBQH tỉnh Lai Châu cho ý kiến về quy hoạch đất đai ở các địa phương trong Quy hoạch tổng thể quốc gia.