THẢO LUẬN TỔ 12: BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG NỀN KINH TẾ SỐ
Toàn cảnh phiên họp
Tổ 15 gồm các đại biểu của Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình, Quảng Trị, Khánh Hòa.
Theo Tờ trình của Chính phủ, dự thảo Luật có bố cục gồm 16 chương, 245 điều, trong đó giữ nguyên 28 điều; sửa đổi, bổ sung 184 điều; bổ sung mới 41 điều và bãi bỏ 8 điều. Chính phủ đã gửi Quốc hội dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), bản so sánh những nội dung mới của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) với Luật Đất đai 2013.
Dự thảo Luật đã hoàn thiện các chế định về quyền của Nhà nước, trách nhiệm của từng cơ quan trong quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; mục đích sử dụng đất; hạn mức sử dụng đất; thời hạn sử dụng đất; thu hồi đất, trưng dụng đất; giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; quyết định chính sách tài chính về đất đai; hoàn thiện các quy định về các quyền của người sử dụng đất. Bên cạnh đó, đự thảo Luật đã bổ sung hoàn thiện các quy định về nguyên tắc bảo đảm tính đặc thù, liên kết vùng; đồng bộ, thống nhất với các quy hoạch ngành, lĩnh vực có sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị; bảo đảm sự cân bằng giữa nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực, địa phương và phù hợp với tiềm năng đất đai nhằm sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả...
Đặc biệt, dự thảo Luật đã quy định cụ thể điều kiện, tiêu chí, các trường hợp Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng (Điều 86) và trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để công khai, minh bạch trong thực thi và giám sát; đa dạng các hình thức bồi thường bằng đất có cùng mục đích với đất bị thu hồi hoặc bằng tiền, bằng đất khác hoặc bằng nhà ở; giá đất bồi thường theo giá thị trường; tách bạch các khoản bồi thường, các khoản hỗ trợ; công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phải đi trước một bước khi quyết định thu hồi đất...
Đại biểu Quốc hội phát biểu tại Tổ
Qua thảo luận, các ý kiến đại biểu cơ bản tán thành sự cần thiết sửa đổi toàn diện Luật Đất đai với những lý do như đã nêu trong Tờ trình của Chính phủ, bảo đảm thể chế hóa đầy đủ chủ trương, đường lối của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết số 18-NQ/TW Trung ương 5 khóa XIII (Nghị quyết 18); phát huy vai trò đặc biệt quan trọng của tài nguyên đất trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai, bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Các đại biểu cho rằng, về cơ bản, dự thảo Luật phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, phù hợp với Hiến pháp, tương thích với điều ước quốc tế. Hồ sơ dự án Luật cơ bản đáp ứng yêu cầu theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Theo đại biểu Quốc hội Lê Hữu Trí- Đoàn ĐBQH tỉnh Khánh Hòa, dự thảo Luật Đất đại (sửa đổi) do Chính phủ trình với nội dung sửa đổi rất lớn, cập nhật khá đầy đủ tinh thần chủ trương của Nghị quyết số 18-NQ/TW Trung ương 5 khóa XIII.
Để góp phần hoàn thiện dự thảo Luật, đại biểu Lê Hữu Trí cho biết, dự thảo Luật đã giao cho Chính phủ quy định chi tiết điều kiện được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng, ngoài một số trường hợp mà Luật đã đề cập. Theo đại biểu, việc giao Chính phủ quy định chưa phù hợp, thay vào đó dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) nên quy định cụ thể luôn để tránh việc lạm dụng việc thu hồi đất tại các địa phương, đặc biệt là đối với đất nông nghiệp, đảm bảo quyền lợi của người nông dân.
Tại Khoản 2, Điều 97 dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) quy định về guyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất. Theo đó, việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm người có đất bị thu hồi có chỗ ở, đảm bảo thu nhập và điều kiện sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ. Đại biểu tỉnh Khánh Hòa cho rằng, nội dung này cũng đã được đề cập tại Luật cũ cũng như các Văn kiện của Đảng. Tuy nhiên, trên thực tế để triển khai là không hề dễ dàng, cực kỳ khó. Đại biểu cho biết, thực tế cho thấy giá đất bồi thường thường là thấp hơn với các khoản hỗ trợ, bồi thường, chưa bảo đảm được sinh kế lâu dài cho người bị thu hồi đất. Bên cạnh đó, phần lớn chưa quan tâm đúng mức đến việc tạo việc làm hoặc chuyển đổi nghề cho người có đất bị thu hồi trong độ tuổi lao động.
Đại biểu Trí cho rằng, chúng ta thấy rõ ràng, nhất là người dân khi bị thu hồi đất thì dẫn đến mất tư liệu sản xuất, mất việc làm, phần lớn lại không có cơ hội và không đủ điều kiện để tìm được việc làm mới. Do vậy dễ phát sinh khiếu kiện... Do vậy, đại biểu cho rằng, cần có chính sách và thể chế đầy đủ các nội dung bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, của người sử dụng đất, của nhà đầu tư trong việc thu hồi đất.
Các đại biểu Quốc hội Tổ 15
Các đại biểu cho rằng, việc đảm bảo hài hòa lợi ích của doanh nghiệp, nhà nước và người dân là bài toán rất khó. Do vậy, để đảm bảo khả thi của khẳng định này, cơ chế tính giá đất bồi thường sát giá thị trường, nhưng đặc biệt phải bảo đảm tính đúng, tính đủ cho người bị thu hồi. Ngoài ra, các tiêu chí xác định giá thị trường cũng cần phải được quy định thật cụ thể. Đồng thời, đề nghị bổ sung quy định về phương án ổn định nghề nghiệp cho người bị thu hồi đất theo hướng nâng cao hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm đảm bảo bằng với tài chính, mức sống của người có đất nông nghiệp trước khi bị thu hồi; bổ sung quy định hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng tại khu tái định cư để bảo đảm ổn định chỗ ở cho người có đất bị thu hồi. Ngoài ra, các đại biểu cũng đề nghị dự thảo Luật quy định rõ các nguyên tắc được tái định cư, thu hồi đất khi dự án tái định cư đã hoàn thành hay chưa hoàn thành, nếu dự án tái định cư chưa hoàn thành được thu hồi đó không?
Đồng tình với quan điểm mọi chính sách cần phải lấy điểm tựa là bảo đảm hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước, của doanh nghiệp và của người dân. Đại biểu Quốc hội Hà Sỹ Đồng – Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị cho rằng, trong quá trình sửa Luật, bên cạnh đảm bảo lợi ích của Nhà nước, chúng ta cần đưa đất đai về đúng giá trị thực để giảm bớt gánh nặng cho người dân, các doanh nghiệp…
Theo đại biểu Quốc hội Hà Sỹ Đồng – Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị, dự án Luật Đất đai (sửa đổi) là dự án luật rất khó, quan trọng, có tác động đến toàn dân. Tuy nhiên, Báo cáo tổng kết thi hành luật, nhất là Báo cáo đánh giá tác động luật này còn đang khá sơ sài. Do vậy, đề nghị Chính phủ cần phải có Báo cáo đầy toàn diện, đủ hơn, đặc biệt vấn đề về so sánh giữa những hạn chế của chính sách hiện tại và những tác động của những chính sách mới.
Bên cạnh đó, cho rằng đây là dự án Luật phức tạp, phạm vi tác động rộng, được xã hội rất quan tâm, các đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, rà soát, bảo đảm cụ thể hóa tối đa, đầy đủ các nhiệm vụ, giải pháp tại Nghị quyết 18 cũng như các nghị quyết, kết luận khác của Đảng, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có liên quan trong lĩnh vực đất đai; bảo đảm sự phù hợp trong quy định về trường hợp thu hồi đất giữa dự thảo Luật và Hiến pháp; bảo đảm sự tương thích giữa dự án Luật Đất đai (sửa đổi) với các dự án luật khác đang được Quốc hội xem xét, cho ý kiến và một số luật liên quan, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất; tiếp tục hoàn thiện đánh giá tác động đối với các chính sách trong dự thảo Luật, tránh phân tích định tính; cụ thể hóa tối đa các nội dung trong dự thảo Luật, bảo đảm công khai, minh bạch, cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai…
Một số hình ảnh tại phiên họp:
Tổ 15 gồm các đại biểu của Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình, Quảng Trị, Khánh Hòa
Qua thảo luận, các ý kiến đại biểu cơ bản tán thành sự cần thiết sửa đổi toàn diện Luật Đất đai với những lý do như đã nêu trong Tờ trình của Chính phủ, bảo đảm thể chế hóa đầy đủ chủ trương, đường lối của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết số 18-NQ/TW Trung ương 5 khóa XIII
Theo các đại biểu, dự thảo Luật Đất đại (sửa đổi) do Chính phủ trình với nội dung sửa đổi rất lớn, cập nhật khá đầy đủ tinh thần chủ trương của Nghị quyết số 18-NQ/TW Trung ương 5 khóa XIII
Các đại biểu cho rằng, việc đảm bảo hài hòa lợi ích của doanh nghiệp, nhà nước và người dân là bài toán rất khó
Các đại biểu cho rằng, cơ chế tính giá đất bồi thường sát giá thị trường, nhưng đặc biệt phải bảo đảm tính đúng, tính đủ cho người bị thu hồi. Ngoài ra, các tiêu chí xác định giá thị trường cũng cần phải được quy định thật cụ thể
Các đại biểu cho rằng, trong quá trình sửa Luật, bên cạnh đảm bảo lợi ích của Nhà nước, chúng ta cần đưa đất đai về đúng giá trị thực để giảm bớt gánh nặng cho người dân, các doanh nghiệp…
Các đại biểu đề nghị Chính phủ cần phải có Báo cáo đầy toàn diện, đủ hơn, đặc biệt vấn đề về so sánh giữa những hạn chế của chính sách hiện tại và những tác động của những chính sách mới