Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng khoá XIV
Tại Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá XIV, cử tri thành phố Hải Phòng đề nghị có chính sách điều tiết, bình ổn giá thịt lợn, nhất nhất là các mặt hàng thiết yếu phục vụ cuộc sống hàng ngày của nhân dân. Theo phản ánh của cử tri, hiện nay giá thịt lợn tại các chợ, siêu thị vẫn còn cao, trong khi giá một số mặt hàng thực phẩm khác lại rẻ.
Trả lời Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng nêu rõ, từ đầu năm 2019 đến nay, giá thịt lợn cơ bản trong xu hướng tăng cao do tác động của tình hình dịch bệnh tả lợn châu Phi diễn biến rất phức tạp, ảnh hưởng lớn đến nguồn cung thịt lợn trong nước gây mất cân đối cung cầu. Trước diễn biến đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá đã chỉ đạo quyết liệt các biện pháp nhằm cân đối cung cầu, ổn định giá thịt lợn, quyết tâm đưa giá thịt lợn về mức hợp lý. Theo đó, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Tài chính tô chức triển khai các biện pháp cụ thế về kiểm soát dịch bệnh, cân đối cung cầu (trong đó có cả phương án nhập khẩu); đồng thời đánh giá, rà soát khâu phân phối, lưu thông để bình ổn giá thịt lợn.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, trong bối cảnh dịch, bệnh tả lợn châu Phi đã dần được kiểm soát từ giữa năm 2020, các địa phương đã tích cực triển khai công tác tái đàn với quy mô lớn để kịp thời tăng cường nguồn cung ra thị trường. Công tác nhập khẩu thịt lợn cũng như lợn sống cũng được triển khai gấp rút nhằm kịp thời cân đối cung cầu trong những thời điếm giá thịt lợn lên cao trên thị trường; cơ quan quản lý thị trường tại các địa phương triển khai kiểm tra kiểm soát các cơ sở chăn nuôi, giết mổ, cơ sở kinh doanh, đầu mối bán buôn, bán lẻ nhằm kiếm soát nguồn cung, giá bán, ngăn chặn các hành vi vi phạm về niêm yết giá, đầu cơ, găm hàng đối với mặt hàng thịt lợn. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 57/2020/NĐ-C, trong đó đã giảm mức thuế nhập khẩu đối với thịt lợn đông lạnh từ 15% xuống 10% từ 10/7/2020 đến hết ngày 31/12/2020 và giảm thuế suất mặt hàng thịt lợn tươi hoặc ướp lạnh từ 25% xuống 22% để kịp thời góp phần thúc đẩy công tác nhập khẩu, đảm bảo nguồn cung. Với các biện pháp quyết liệt được triển khai, giá lợn hơi đã có xu hướng giảm dần trong các tháng quý III và quý IV/2020 khi nguồn cung dần được đảm bảo.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh, trong thời gian tới, đặc biệt là thời điểm cao điểm sản xuất, chuẩn bị hàng hóa phục vụ các dịp lễ, Tết Nguyên đán, công tác điều hành, bình ổn giá cũng đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo là một trong các nhiệm vụ trọng tâm cần triển khai quyết liệt để đảm bảo đời sống người dân. Cụ thể, theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường, nhất là đối với một số mặt hàng thiết yếu có nhu cầu tiêu dùng cao và dịp cuối năm; chủ động chuẩn bị các nguồn hàng dự trữ đáp ứng nhu cầu thường tăng cao vào cuối năm để hạn chê tăng giá, sôt giá. Ngoài ra, các địa phương cần chủ động triển khai biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn thị trường.
Đối với mặt hàng thịt lợn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện các giải pháp về không chế, kiểm soát dịch bệnh và tiếp tục tái đàn, cân đối nhập khẩu thịt lợn để đảm bảo cân đối cung cầu trong nước, tăng cường công tác quản lý địa bàn. Bên cạnh đó theo chức năng, nhiệm vụ, các Bộ, ngành tiếp tục triển khai biện pháp tăng cường quản lý đối với khâu lưu thông, phân phối, cung ứng ngăn chặn các hành vi vi phạm về niêm yết giá, đầu cơ, găm hàng, định giá mua, giá bán bất họp lý đối với mặt hàng thịt lợn. Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh tập trung nguồn lực tiết giảm chi phí sản xuất, kinh doanh, giảm giá thành sản xuất và giá bán sản phẩm, bình ổn thị trường mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống hàng ngày của người dân./.