CÂN NHẮC KỸ QUY ĐỊNH VỀ HƯỞNG BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN ĐỂ BẢO VỆ TỐT QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG
Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách cho ý kiến về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)
Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đã được cho ý kiến tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách vừa qua. Đây là dự án luật quan trọng, liên quan trực tiếp đến lợi ích của người lao động, trong đó, nội dung về trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động nhận được nhiều sự quan tâm từ cử tri và các chuyên gia.
Theo TS.Nguyễn Thế Mừng, Trường Đại học Điện lực, tại Việt Nam, pháp luật về trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động được quy định tại Bộ luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội. Thực trạng các quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động cho thấy đã có nhiều lần sửa đổi, bổ sung để phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội của đất nước. Tuy nhiên, vấn còn tồn tại nhiều hạn chế, vướng mắc trong nội dung các quy định pháp luật, còn chồng chéo, thiếu đồng bộ, mức bồi thường thấp, chưa có cơ chế phòng ngừa tai nạn lao động hiệu quả.
TS.Nguyễn Thế Mừng phân tích, trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động là một trong những nội dung cơ bản của pháp luật về lao động, đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo đời sống cho người lao động và gia đình họ khi bị tử vong, thương tật, chấn thương hay ốm đau do tai nạn lao động. Do vậy, có thể nói pháp luật về trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động là một bộ phận quan trọng cấu thành hệ thống pháp luật, với nội dung hướng vào con người, làm cho xã hội cân bằng, ổn định, phát triển bền vững.
Tai nạn lao động (TNLĐ) xảy ra ngày ở đa số tất cả các ngành nghề lao động, trong đó theo Thông báo của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, những lĩnh vực sản xuất kinh doanh xảy ra nhiều TNLĐ chết người gồm dịch vụ; xây dựng; khai thác mỏ, khai thác khoáng sản; cơ khí, luyện kim; sản xuất vật liệu xây dựng. TNLĐ có thể xảy ra ở bất cứ loại hình doanh nghiệp nào, từ công ty trách nhiệm hữu hạn; công ty cổ phần đến doanh nghiệp nhà nước, đơn vị hành chính; thậm chí là cả doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thể. Tuy nhiên do TNLĐ thường tập trung xảy ra trong một số lĩnh vực sản xuất nhất định, do đó, phần lớn TNLĐ không xảy ra đồng đều giữa các khu vực trong phạm vi cả nước, vì các nhà máy, xí nghiệp, khu sản xuất thường tập trung tại các thành phố lớn.
TS.Nguyễn Thế Mừng cho rằng, để nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về trách nhiệm bồi thường TNLĐ, cần thiết phải có những giải pháp cụ thể để hoàn thiện các quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường TNLĐ. Chính vì vậy, cần bổ sung nhũng quy định và những căn cứ cụ thể như sau:
Một là, quy định về trách nhiệm bồi thường TNLĐ rõ ràng trong một điều luật trong Bộ Luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội và các luật có liên quan. Như đã phân tích, pháp luật về trách nhiệm bồi thường TNLĐ còn thiếu một điều luật quy định thống nhất, cụ thể về trách nhiệm bồi thường, nên NLĐ, NSDLĐ khó hình dung, cơ quan nhà nước cũng khó áp dụng được đầy đủ. Nội dung trách nhiệm bồi thường TNLĐ (trách nhiệm bồi thường đúng căn cứ, đối tượng; trách nhiệm bồi thường đầy đủ các khoản chi phí; trách nhiệm bồi thường đúng mức; trách nhiệm bồi thường đúng thời hạn, đúng thủ tục) đều là các nội dung được phân tích trên cơ sở các điều luật khác. Chính vì sự thiếu sót này đã tạo nên rào cản lớn trong việc nhận biết về các trách nhiệm, nghĩa vụ phải thực hiện của các chủ thể có trách nhiệm bồi thường, dẫn đến thực tế thực hiện không đầy đủ trách nhiệm, áp dụng pháp luật giải quyết chưa toàn diện.
Hai là, cần có quy định về việc mở rộng đối tượng được nhận trách nhiệm bồi thường TNLĐ. Pháp luật hiện hành không quy định về trách nhiệm bồi thường TNLĐ đối với những người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng. Đế đảm bảo tối đa quyền lợi của người lao động, cần bổ sung thêm trách nhiệm bồi thường TNLĐ đối với nhóm đối tượng này khi có TNLĐ xảy ra, cụ thể, trách nhiệm này sẽ thuộc về năng suất lao động, doanh nghiệp, trích một phần kinh phí hoặc tùy điều kiện của doanh nghiệp có thé thành lập sân một quỹ riêng để tiến hành hỗ trợ, bồi thường những người lao động trong trường hợp này.
Ba là, cần có những quy định cụ thể về vấn đề xác định lỗi để xác định mức bồi thường mà các chủ thể bồi thường có trách nhiệm thực hiện. Để bảo vệ quyền lợi hợp pháp và lợi ích chính đáng của người lao động bị TNLĐ, trách nhiệm trước hết thuộc về NSDLĐ, dù họ có lỗi hay không có lỗi khi để xảy ra TNLĐ. Tuy nhiên, việc xác định lỗi để xảy ra TNLĐ là vấn đề khá quan trọng, liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người lao động, bởi nếu lỗi để xảy ra người lao động là do NSDLĐ thì người lao động được hưởng chế độ bồi thường TNLĐ, còn nếu lỗi do chính người lao động thì người lao động chi được hưởng trợ cấp TNLĐ với mức hưởng thấp hơn.cần bổ sung quy định này như sau: “Trường hợp do lỗi của người lao động thì người lao động cũng được hưởng một khoản trợ cấp ít nhất bằng 40% mức quy định đối với trường hợp không do lỗi của người lao động; trừ các trường họp lỗi của người lao động là do khách quan, lý do bất khả kháng” để đảm bảo trách nhiệm bồi thường TNLĐ được thực hiện đầy đủ, bảo vệ, hỗ trợ tối đa cho người lao động gặp tai nạn.
Bốn là, xác định lại căn cứ quy định mức đóng chế độ bảo hiểm TNLĐ. Ở nước ta hiện nay, mức phí đóng bảo hiểm TNLĐ vẫn quy định chung cho tất cả các ngành kinh tế, không phân biệt ngành đó có tỷ lệ TNLĐ cao hay thấp. Đây là vấn đề không họp lý cần phải được nghiên cứu, sửa đổi cho phù hợp, theo hướng phải xuất phát từ điều kiện lao động và môi trường lao động để làm căn cứ xác lập mức đóng, mức hưởng bồi thường TNLĐ. Quy định như vậy thể hiện tính còng bằng của xã hội, kích thích việc thực hiện nghiêm túc, đầy đủ việc đóng BHXH cho người lao động, giảm thiểu tình trạng không đóng bảo hiểm của người sử dụng lao động, qua đó trách nhiệm bồi thường TNLĐ được đảm bảo thực hiện trên thực tiễn.
Năm là, cần quy định rõ ràng, cụ thể và nâng cao mức phạt vi phạm đối với các hành vi vi phạm trách nhiệm bồi thường TNLĐ. về hình thức xử phạt hành vi vi phạm, nên tăng mức phạt tiền cho phù hợp với sự phát triển chung của xã hội và để đủ sức răn đe những chủ thể có hành vi vi phạm cũng như những cá nhân, tổ chức đang có ý định vi phạm phải cân nhắc thiệt hại; bổ sung thèm một số' hành vi vi phạm trách nhiệm bồi thường TNLĐ như đâ bị xử phạt vi phạm nhưng vẫn tiếp tục chậm thực hiện trách nhiệm bồi thường bồi thường,... vào danh mục những vi phạm chế độ TNLĐ bị xử phạt hành chính. Mặt khác, trong thời đại phát triển số, dư luận xã hội là một trong những công cụ hữu hiệu răn đe các hành vi vi phạm.
Sáu là, cần bổ sung quy định về trách nhiệm của Công đoàn đối với việc đảm bảo thực hiện trách nhiệm bồi thường TNLĐ. Hiện nay, về vai trò của tổ chức Công đoàn trong việc đảm bảo thực hiện trách nhiệm bồi thường TNLĐ còn khá là chung chung, mờ nhạt. Có thể nghiên cứu xây dựng một điều khoán cụ thể về trách nhiệm của Công đoàn — với tư cách là tổ chức đại diện của người lao động đối với việc đấu tranh đòi quyền lợi cho người lao động bị tai nạn; đồng thời quy định những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Công đoàn trong quá trình bảo đảm việc thực hiện đầy đủ trách nhiệm bồi thường TNLĐ.
Bảy là, xây dựng Quỹ TNLĐ. Về nguồn thực hiện trách nhiệm bồi thường, trợ cấp TNLĐ, hiện nay đang do Quỹ TNLĐ được quản lý bởi BHXH Việt Nam, nhưng quỹ này chỉ có thể trả trợ cấp cho những người lao động có tham gia BHXH. Qua thực tế nghiên cứu mô hình chế độ TNLĐ của các quốc gia trên thế giới, ví dụ như mõ hình của Thái Lan cho thấy việc xây dựng một Quỹ TNLĐ tập trung về một mối, việc thực hiện trách nhiệm chi trả sẽ đạt hiệu quả và thuận lợi hơn, không rải rác như hiện nay. Khi xảy ra TNLĐ, người sử dụng lao động chỉ cần thông báo và gửi toàn bộ hồ sơ điều tra đến cơ quan quản lý quỹ, cơ quan này sẽ chịu trách nhiệm chi trả cho người lao động tất cả những chế độ mà hiện nay chủ sử dụng lao động và cơ quan BHXH phải chi trả.
Một số chuyên gia cũng chỉ rõ, để nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động cần tăng cường công tác quản lý nhà nước về thực hiện trách nhiệm bồi thường TNLĐ. Bên cạnh coi trọng việc hoàn thiện, bổ sung sửa đổi văn bản pháp quy phù hợp với tình hình sản xuất, kinh doanh, trong xu thế hội nhập và phát triển cần kiện toàn bộ máy thanh tra; tăng cường công tác kiểm tra giám sát thực thi pháp luật. Thắt chặt hoạt động thanh, kiểm tra, qua đó phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm trách nhiệm bồi thường TNLĐ, từ đó xử phạt nghiêm những cơ sở, cá nhân vi phạm trách nhiệm bồi thường TNLĐ là một trong những giải pháp hiệu quả nhất để đảm bảo việc thực thi trách nhiệm bồi thường TNLĐ trên thực tế.
Bên cạnh đó, phải nâng cao ý thức của NSDLĐ đối với công tác thực hiện trách nhiệm bồi thường TNLĐ. Để nâng cao trách nhiệm của NSDLĐ trong việc bảo đảm thực hiện trách nhiệm bồi thường TNLĐ, trước hết cần nâng cao tuyên truyền đối với người sử dụng lao động, giúp các doanh nghiệp nhận thức được hậu quả nặng nề mà TNLĐ để lại cho người sử dụng cũng như mục đích, ý nghĩa của việc thực hiện trách nhiệm bồi thường TNLĐ. Cần đế cho NSDLĐ thực sự hiểu được rằng việc mình thực hiện đúng và đầy đủ trách nhiệm bồi thường TNLĐ có tầm quan trọng to lớn như thế nào đối với người lao động và gia đình họ, giúp họ vượt qua những khủng hoảng ban đầu, chia sẻ bớt gánh nặng,... Vấn đề này cần được tổ chức truyền tải bằng nhiều hình thức phong phú (sử dụng điện ảnh, phim truyện, văn học, giảng dạy,...)
Ngoài ra, cần tăng cường giáo dục, tuyên truyền nội dung pháp luật về trách nhiệm bồi thường TNLĐ cho người lao động. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử nói chung về an toàn vệ sinh lao động, nói riêng về trách nhiệm bồi thường TNLĐ.