QUỐC HỘI 24H: ĐIỂM TIN HOẠT ĐỘNG QUỐC HỘI NGÀY 13/3/2024

13/03/2024

"Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì họp Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng; Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Quy chế phối hợp công tác giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải tiếp Chủ tịch Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB); Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục tổ chức Tọa đàm về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi); Thường trực Ủy ban Pháp luật thẩm tra sơ bộ dự án Luật Công chứng (sửa đổi)..." là những hoạt động đáng chú ý của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội ngày 13/3/2024.

QUỐC HỘI 24H: ĐIỂM TIN HOẠT ĐỘNG QUỐC HỘI NGÀY 12/3/2024

* Ngày 13/3, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng đã chủ trì Phiên họp của Tiểu ban.

Tham dự Phiên họp có thành viên Tiểu ban, gồm các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ; Thường trực ban Bí thư, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai; Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú. Dự Phiên họp còn có các thành viên Tổ Giúp việc của Tiểu ban Nhân sự.

Xem nội dung chi tiết tại đây: TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG CHỦ TRÌ HỌP TIỂU BAN NHÂN SỰ ĐẠI HỘI XIV CỦA ĐẢNG

* Chiều 13/3, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội phối hợp với Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị sơ kết 05 năm thực hiện Quy chế phối hợp công tác số 02/QC-UBTVQH14-MTTQVN ngày 24/3/2018 giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến đồng chủ trì hội nghị.

Qua 5 năm thực hiện Quy chế phối hợp công tác số 02/QC-UBTVQH14-MTTQVN ngày 14 tháng 3 năm 2018 giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, công tác phối hợp giữa hai cơ quan đã có nhiều chuyển biến tích cực, ngày càng thiết thực, hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Chủ tịch, Ban Thường trực và cả hệ thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ đã được Hiến pháp, pháp luật quy định.

Xem nội dung chi tiết tại đây: HỘI NGHỊ SƠ KẾT 5 NĂM THỰC HIỆN QUY CHẾ PHỐI HỢP CÔNG TÁC GIỮA ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI VÀ ĐOÀN CHỦ TỊCH ỦY BAN TRUNG ƯƠNG MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM

* Sáng 13/3 tại Nhà Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đã tiếp Chủ tịch Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) Masatsugu Asakawa. Tại cuộc tiếp, hai bên thống nhất sẽ thúc đẩy quan hệ hợp tác, đối tác truyền thống tốt đẹp giữa ADB và Việt Nam, góp phần hỗ trợ nền kinh tế Việt Nam tiếp tục phát triển mạnh mẽ, bền vững, hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu.

Vui mừng chào đón Chủ tịch ADB Masatsugu Asakawa, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải bày tỏ tin tưởng dưới sự chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch cũng như Hội đồng Thống đốc, ADB sẽ tiếp tục phát triển vững mạnh, ngày càng khẳng định là một trong số những định chế tài chính quan trọng trong khu vực cũng như toàn cầu và hỗ trợ hiệu quả các quốc gia thành viên trong đó có Việt Nam trong tiến trình phát triển kinh tế-xã hội.

Xem nội dung chi tiết tại đây: PHÓ CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN ĐỨC HẢI TIẾP CHỦ TỊCH NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN CHÂU Á (ADB): THÚC ĐẨY QUAN HỆ HỢP TÁC, GÓP PHẦN HỖ TRỢ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM PHÁT TRIỂN MẠNH MẼ

* Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường vừa có văn bản số 3388/TB-VPQH thông báo Kết luận của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại cuộc làm việc với Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh về dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp. Cổng TTĐT Quốc hội trân trọng giới thiệu Kết luận của Chủ tịch Quốc hội.

Xem nội dung chi tiết tại đây: KẾT LUẬN CỦA CHỦ TỊCH QUỐC HỘI VƯƠNG ĐÌNH HUỆ TẠI CUỘC LÀM VIỆC VỚI THƯỜNG TRỰC ỦY BAN QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH VỀ DỰ ÁN LUẬT CÔNG NGHIỆP QUỐC PHÒNG, AN NINH VÀ ĐỘNG VIÊN CÔNG NGHIỆP

* Sáng ngày 13/03, tại Hà Nội, Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tổ chức Tọa đàm về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi). Phó Chủ nhiệm Ủy ban Phan Viết Lượng chủ trì Tọa đàm.

Qua thảo luận, các đại biểu đều cho rằng, sau hơn 20 năm Luật Di sản văn hóa được ban hành và hơn 10 năm được sửa đổi, bổ sung, sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa đã và đang được Đảng, Nhà nước ta hết sức quan tâm, ngày càng được sự ủng hộ của đông đảo nhân dân ở khắp mọi miền đất nước. Nhờ đó, hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa ngày càng hiệu quả, với những thành tựu đáng ghi nhận.

Xem nội dung chi tiết tại đây:

- TỌA ĐÀM VỀ DỰ ÁN LUẬT DI SẢN VĂN HÓA (SỬA ĐỔI)

- CẦN THIẾT HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ DI SẢN VĂN HÓA

* Sáng 13/3, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng, Thường trực Ủy ban Pháp luật họp phiên mở rộng thẩm tra sơ bộ dự án Luật Công chứng (sửa đổi).

Thảo luận tại phiên họp, các đại biểu tập trung thảo luận về nhiều nội dung cụ thể của dự án luật như phạm vi hoạt động công chứng, công chứng bản dịch. Theo quy định hiện hành công chứng bản dịch là công chứng tính xác thực hợp pháp của bản dịch. Dự thảo Luật sửa đổi theo hướng công chứng chữ kí của người dịch, thực hiện theo pháp luật chứng thực. Do đó, đặt vấn đề tính an toàn của giao dịch hợp đồng, đáp ứng yêu cầu người dân khi sửa đổi nội dung này.

Xem nội dung chi tiết tại đây: THƯỜNG TRỰC ỦY BAN PHÁP LUẬT THẨM TRA SƠ BỘ DỰ ÁN LUẬT CÔNG CHỨNG (SỬA ĐỔI)

* Sáng 13/3, tại trụ sở các cơ quan của Quốc hội, Thường trực Ủy ban Xã hội tổ chức cuộc họp về giám sát việc ban hành văn bản quy định chi tiết và biện pháp thi hành các luật, pháp lệnh, nghị quyết thuộc lĩnh vực Ủy ban Xã hội phụ trách. Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh chủ trì cuộc họp.

Tại cuộc họp, các đại biểu đã thảo luận, góp ý nhằm hoàn thiện dự thảo báo cáo Kết quả giám sát. Đại diện các bộ, ngành liên quan cũng đã giải trình, làm rõ thêm những nội dung thuộc trách nhiệm của Chính phủ, bộ, ngành ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh, nghị quyết nhưng chưa bảo đảm đúng thời hạn quy định.

Xem nội dung chi tiết tại đây: THƯỜNG TRỰC ỦY BAN XÃ HỘI GIÁM SÁT VIỆC BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT NĂM 2023

* Ngày 13/3, tại Hà Nội, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp, Đại sứ quán Australia tại Hà Nội đồng chủ trì Hội thảo quốc tế chia sẻ kinh nghiệm về xây dựng chính sách khai khoáng.

Phát biểu tại Hội thảo, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Nguyễn Tuấn Anh nhấn mạnh: Tài nguyên địa chất, khoáng sản là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, đồng thời là nguồn dự trữ lâu dài cần được quản lý tập trung, khai thác, sử dụng hiệu quả và bền vững. Để đạt được mục tiêu này, việc xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý về địa chất, khoáng sản là nhiệm vụ quan trọng, cần được thực hiện bài bản dựa trên căn cứ thực tiễn và tham khảo kinh nghiệm quốc tế.

Xem nội dung chi tiết tại đây: XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN HÀNH LANG PHÁP LÝ VỀ ĐỊA CHẤT, KHOÁNG SẢN

* Sáng 13/3 tại Nhà Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nguyễn Mạnh Tiến đã tiếp Đại sứ Liên bang Nga tại Việt Nam Gennady Bezdetko.

Thông tin với Đại sứ Gennady Bezdetko về việc Quốc hội Việt Nam sẽ cử đại diện tham gia Đoàn quan sát viên của Liên Nghị viện Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (AIPA) đến quan sát cuộc bầu cử Tổng thống Nga, dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 15 - 17/3/2024, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nguyễn Mạnh Tiến cũng nhấn mạnh, đây là lần đầu tiên Quốc hội Việt Nam cử đại diện tham gia Đoàn quan sát viên tại cuộc bầu cử nước khác, thể hiện mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước cũng như sự thiện chí mà Việt Nam nói riêng và của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á nói chung mong muốn đóng góp vào thành công vào cuộc bầu cử Tổng thống Nga.

Xem nội dung chi tiết tại đây: PHÓ CHỦ NHIỆM ỦY BAN ĐỐI NGOẠI NGUYỄN MẠNH TIẾN TIẾP ĐẠI SỨ LIÊN BANG NGA TẠI VIỆT NAM

* Chiều ngày 13/03, tại Hà Nội, Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tiếp tục tổ chức Tọa đàm góp ý kiến cho dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi). Phó Chủ nhiệm Ủy ban Phan Viết Lượng chủ trì Tọa đàm.

Tiếp tục thảo luận về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), các ý kiến chuyên gia tại Tọa đàm đều cơ bản cho rằng, Luật sửa đổi cần đảm bảo tiếp tục thể chế hóa đầy đủ, kịp thời các quan điểm, chủ trương của Đảng về văn hóa, di sản văn hóa. Đồng thời kế thừa, phát triển những quy định của pháp luật về di sản văn hóa hiện hành đã được thực tiễn kiểm nghiệm; sửa đổi, bổ sung các quy định nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế trong chính sách, pháp luật đã được chỉ ra trong quá trình tổng kết thi hành Luật Di sản văn hóa.

Xem nội dung chi tiết tại đây: NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC BẢO TỒN, PHÁT HUY DI SẢN VĂN HÓA

* Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội về “Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023” vừa có văn bản số 518/TB-ĐGS thông báo Kết luận của Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy - Phó Trưởng Đoàn giám sát tại buổi làm việc để triển khai một số hoạt động của Đoàn giám sát.

Xem nội dung chi tiết tại đây: KẾT LUẬN CỦA CHỦ NHIỆM ỦY BAN KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG LÊ QUANG HUY - PHÓ TRƯỞNG ĐOÀN GIÁM SÁT TẠI BUỔI LÀM VIỆC TRIỂN KHAI ĐOÀN GIÁM SÁT CHUYÊN ĐỀ CỦA QUỐC HỘI VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 43/2022/QH15

* Điều 15 của dự thảo Luật Toà án nhân dân (sửa đổi) về việc thu thập chứng cứ có nhiều điểm mới so với Luật hiện hành khi quy định Tòa án không có nghĩa vụ thu thập chứng cứ... Theo ý kiến của một số đại biểu Quốc hội, quy định như dự thảo luật sẽ đảm bảo vô tư, khách quan trong hoạt động xét xử; nhưng cũng cần bổ sung thêm các phương pháp thu thập chứng cứ, nhằm nâng cao trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc cung cấp chứng cứ.

Xem nội dung chi tiết tại đây: GÓC NHÌN ĐẠI BIỂU: QUY ĐỊNH TÒA ÁN KHÔNG CÓ TRÁCH NHIỆM THU THẬP CHỨNG CỨ NHẰM ĐẢM BẢO VÔ TƯ, KHÁCH QUAN TRONG QUÁ TRÌNH XÉT XỬ

* Từ câu chuyện về hiệu ứng truyền thông giúp lan tỏa mạnh mẽ bộ phim Đào, phở và piano do Nhà nước đặt hàng thời gian qua, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ từng nhấn mạnh, mạng xã hội có vai trò nhất định trong việc tuyên truyền chính sách. Đánh giá cao quan điểm này, PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cho rằng, truyền thông chính sách qua mạng xã hội thực sự có vai trò quan trọng trong việc kiến thiết sự hiểu biết, tương tác và tham gia của cộng đồng đối với các chính sách, quyết định của các cơ quan quản lý Nhà nước.

Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐBQH- PGS.TS BÙI HOÀI SƠN: TRUYỀN THÔNG CHÍNH SÁCH QUA MẠNG XÃ HỘI CÓ VAI TRÒ QUAN TRỌNG TRONG BỐI CẢNH MỚI

* Đóng góp vào việc chỉnh lý, hoàn thiện Luật Thủ đô (sửa đổi), đại biểu Thích Bảo Nghiêm – Đoàn ĐBQH Tp.Hà Nội nhấn mạnh: Cần có cơ chế phối hợp giữa các tỉnh, thành phố trong Vùng Thủ đô. Luật có chương riêng về liên kết và phát triển Vùng là cần thiết, hợp lý. Vai trò Thủ đô Hà Nội không chỉ trong Vùng Thủ đô mà còn với vùng đồng bằng sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐBQH THÍCH BẢO NGHIÊM: CẦN CÓ CƠ CHẾ PHỐI HỢP GIỮA CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ TRONG VÙNG THỦ ĐÔ

* Quan tâm hệ thống cơ sở đào tạo giáo dục nghề nghiệp và hiệu quả các mô hình đào tạo, thông qua hình thức chất vấn bằng văn bản, đại biểu Quốc hội Lã Thanh Tân – Đoàn ĐBQH thành phố Hải Phòng đề nghị Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đánh giá thực trạng, so sánh chất lượng, hiệu quả đào tạo, khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường sau đào tạo của người lao động tại các mô hình cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐBQH LÃ THANH TÂN: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÁC MÔ HÌNH ĐÀO TẠO GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

* Theo Chương trình dự kiến, ngày 25/3 tới đây Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai công tác của HĐND năm 2024. Quan tâm tới sự kiện này, Phó Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH Hậu Giang Lê Thị Thanh Lam cho rằng, Hội nghị có ý nghĩa quan trọng không chỉ đánh giá kết quả hoạt động mà còn đưa ra giải pháp, chia sẻ kinh nghiệm nhằm tiếp tục đổi mới, nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả hoạt động của cơ quan quyền lực nhà nước tại địa phương.

Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐBQH LÊ THỊ THANH LAM: HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TRIỂN KHAI CÔNG TÁC HĐND NĂM 2024 – KỲ VỌNG NHIỀU GIẢI PHÁP ĐỘT PHÁ, KINH NGHIỆM HAY ĐƯỢC NHÂN RỘNG

* Góp ý về dự thảo Tờ trình đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Việt Trường nhất trí cao với mục đích đề nghị xây dựng Luật được nêu trong dự thảo Tờ trình. Tuy nhiên đề nghị cân nhắc bổ sung thêm một quan điểm thể hiện mục đích cao nhất của hoạt động giám sát là kiểm soát chặt chẽ quyền lực Nhà nước, bảo đảm sự tôn nghiêm của Hiến pháp và pháp luật, sự liêm chính, tính hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước từ trung ương đến cơ sở.

Xem nội dung chi tiết tại đây: MỤC ĐÍCH CAO NHẤT CỦA HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT LÀ KIỂM SOÁT CHẶT CHẼ QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC, BẢO ĐẢM THƯỢNG TÔN HIẾN PHÁP VÀ PHÁP LUẬT

* Sáng 13/3, Đoàn khảo sát của Đoàn ĐBQH tỉnh Kon Tum do đồng chí Phạm Đình Thanh - Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh làm Trưởng đoàn tiến hành khảo sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước do tỉnh Kon Tum quản lý hoặc góp vốn giai đoạn 2016-2023, tại Công ty Cổ phần Cấp nước Kon Tum.

Tại buổi làm việc, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Kon Tum Phạm Đình Thanh phổ biến, thông tin về Nghị quyết 60/2018/QH14 ngày 15/6/2015 của Quốc hội“ về tiếp tục thực hiện và hoàn thiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước” để các cơ quan, doanh nghiệp thống nhất nội dung và có đánh giá đầy đủ, chính xác.

Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐOÀN ĐBQH TỈNH KON TUM KHẢO SÁT VIỆC THỰC HIỆN CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẤP NƯỚC KON TUM

* Ngày 13/3, Đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp, do ông Trần Văn Sáu - Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh - làm Trưởng đoàn đã đến giám sát việc thực hiện kiến nghị của cử tri liên quan đến thi công dự án cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ (đoạn đi qua địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp).

Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp đề nghị các đơn vị có liên quan khảo sát lại các tuyến đường bị hư hỏng, các hộ dân có nhà bị nứt, sụt lún do ảnh hưởng của việc thi công cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ để có phương án sửa chữa, đảm bảo hoàn thành trong tháng 4/2024.

Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐOÀN ĐBQH TỈNH ĐỒNG THÁP GIÁM SÁT VIỆC THỰC HIỆN KIẾN NGHỊ CỦA CỬ TRI LIÊN QUAN ĐẾN THI CÔNG DỰ ÁN CAO TỐC MỸ THUẬN - CẦN THƠ

Nghĩa Đức

Các bài viết khác