THƯỜNG TRỰC UỶ BAN KINH TẾ LÀM VIỆC VỚI ĐOÀN DOANH NGHIỆP CẤP CAO HỘI ĐỒNG KINH DOANH HOA KỲ - ASEAN

15/08/2023

Chiều ngày 15/8, Thường trực Uỷ ban Kinh tế Quốc hội do Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Quốc hội Đoàn Thị Thanh Mai chủ trì đã có cuộc làm việc với Đoàn doanh nghiệp cấp cao Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN gồm đại diện của nhiều Tập đoàn kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, thực phẩm.

UỶ BAN KINH TẾ THẨM TRA SƠ BỘ DỰ ÁN LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT ĐẤU GIÁ TÀI SẢN

Chào mừng Đoàn doanh nghiệp của Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN, thay mặt thường trực Uỷ ban Kinh tế, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Đoàn Thị Thanh Mai bày tỏ vui mừng trước sự phát triển ngày càng mạnh mẽ, đi vào chiều sâu, thực chất trong hợp tác doanh nghiệp Việt Nam - Hoa Kỳ; khẳng định chính sách xuyên suốt của Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn coi Hoa Kỳ là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu; ghi nhận, đánh giá cao đóng góp tích cực của doanh nghiệp Hoa Kỳ vào sự chuyển đổi và tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam.

Toàn cảnh buổi làm việc 

Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Đoàn Thị Thanh Mai cho biết, với chức năng và nhiệm vụ của Uỷ ban Kinh tế là Thẩm tra dự án luật, dự án pháp lệnh thuộc lĩnh vực quản lý kinh tế, đất đai tiền tệ, ngân hàng, hoạt động kinh doanh và các dự án khác do Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội giao; Chủ trì thẩm tra chương trình, dự án, kế hoạch về mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế - xã hội; thẩm tra chính sách cơ bản về tiền tệ quốc gia; Giám sát việc thực hiện luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội thuộc lĩnh vực quản lý kinh tế, đất đai, tiền tệ, ngân hàng, hoạt động kinh doanh; chủ trì giám sát hoạt động của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ trong việc thực hiện chương trình, dự án, kế hoạch về mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế- xã hội và việc thực hiện chính sách kinh tế; Giám sát văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thuộc lĩnh vực Uỷ ban phụ trách;Trình dự án luật trước Quốc hội, dự án pháp lệnh trước Ủy ban thường vụ Quốc hội về lĩnh vực Ủy ban phụ trách; Kiến nghị các vấn đề liên quan đến tổ chức, hoạt động của các cơ quan hữu quan và các vấn đề về quản lý kinh tế, đất đai, tiền tệ, ngân hàng, hoạt động kinh doanh; Uỷ ban Kinh tế sẵn sàng lắng nghe những kiến nghị từ doanh nghiệp Hoa Kỳ để giải quyết các vấn đề còn tồn tại, vướng mắc trong hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, thực phẩm trong bối cảnh Việt Nam đang thúc đẩy phát triển nền kinh tế xanh nhằm thiết lập chính sách pháp luật đầy đủ, hoàn chỉnh hơn để cải thiện môi trường đầu tư tại Việt Nam, thúc đẩy hợp tác công tư, hỗ trợ sự phát triển và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm. Đây là lĩnh vực UBKT luôn quan tâm và đã có riêng Tiểu ban Nông nghiệp và Tài nguyên. Theo đó, Uỷ ban luôn mong muốn hợp tác với các cơ quan, tổ chức, chuyên gia, trong đó có Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN, nhằm hỗ trợ UBKT trong quá trình thẩm tra, xây dựng chính sách.

Ông Vũ Tú Thành, Phó Giám đốc Điều hành khu vực Việt Nam, Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN(USABC) phát biểu

Tại buổi làm việc, phía các doanh nghiệp Hoa Kỳ cũng đã thông tin, trao đổi về một số định hướng đầu tư và chiến lược phát triển tại Việt Nam để thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương; kiến nghị, đề xuất hợp tác đầu tư kinh doanh trong các lĩnh vực mà các doanh nghiệp Hoa Kỳ quan tâm, có thế mạnh và Việt Nam đang có nhu cầu như nông nghiệp xanh, công nghệ sinh học, ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển các sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường trong ngành Nông nghiệp.

Các Doanh nghiệp Hoa Kỳ tham dự buổi làm việc

Phía các doanh nghiệp Hoa Kỳ cũng rất quan tâm đến việc hoàn thiện khung chính sách trong các lĩnh vực sản xuất ứng dụng các giải pháp từ công nghệ số và dữ liệu lớn ứng dụng trong lĩnh vực nông nghiệp, thực phẩm, bày tỏ mong muốn Uỷ ban Kinh tế Quốc với với vai trò là cơ quan thẩm tra chính sách tầm bao quát, sẽ luôn lắng nghe kiến nghị từ phía các Doanh nghiệp Hoa Kỳ đang đầu tư tại Việt Nam, đặc biệt khi sửa đổi một số dự Luật như An toàn thực phẩm; Luật Thủy sản hay Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực phẩm và một số luật quan trọng khác.

Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Quốc hội Đoàn Thị Thanh Mai phát biểu

Phía doanh nghiệp Hoa kỳ cũng bày tỏ sự quan tâm đến chiến lược, tầm nhìn và lộ trình hoàn thiện khung chính sách phát triển Nền kinh tế xanh tại Việt Nam, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Đoàn Thị Thanh Mai nêu rõ 6 tầm nhìn chiến lược, trong đó Việt Nam xác định tăng trưởng xanh góp phần thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng chống chịu trước các cú sốc từ bên ngoài, hiện thực hóa Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2021 - 2030, hệ thống quy hoạch quốc gia, chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực; Tăng trưởng xanh là một phương thức quan trọng để thực hiện phát triển bền vững, đóng góp trực tiếp vào giảm phát thải khí nhà kính để hướng tới nền kinh tế trung hòa các-bon trong dài hạn; Tăng trưởng xanh lấy con người làm trung tâm, giúp giảm thiểu tính dễ bị tổn thương của con người trước biến đổi khí hậu; khuyến khích lối sống có trách nhiệm của từng cá nhân đối với cộng đồng và xã hội, định hướng thế hệ tương lai về văn hóa sống xanh, hình thành xã hội văn minh, hiện đại hài hòa với thiên nhiên và môi trường; Tăng trưởng xanh phải dựa vào thể chế và quản trị hiện đại, khoa học và công nghệ tiên tiến, nguồn nhân lực chất lượng cao, phù hợp với bối cảnh quốc tế và điều kiện trong nước; Tăng trưởng xanh định hướng đầu tư vào công nghệ tiên tiến, chuyển đổi số, kết cấu hạ tầng thông minh và bền vững; tạo động lực để đầu tư tư nhân đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế xanh; Tăng trưởng xanh là sự nghiệp của cả hệ thống chính trị, toàn dân, cộng đồng doanh nghiệp và các cơ quan, tổ chức liên quan, được thúc đẩy bằng tinh thần đổi mới sáng tạo và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, bền vững. Từ đó, tăng trưởng xanh góp phần thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nhằm đạt được thịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường và công bằng về xã hội; hướng tới nền kinh tế xanh, trung hòa các-bon và đóng góp vào mục tiêu hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu. Hiện Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050; Phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 -2030; Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh gồm 18 chủ đề, 57 nhóm nhiệm vụ, hoạt động và 134 nhiệm vụ, hoạt động được quy định rất chi tiết.

Phía doanh nghiệp Hoa Kỳ ghi nhận và đánh giá cao quyết tâm của Chính phủ Việt Nam trong chuyển đổi nền kinh tế xanh. Đồng thời, nhấn mạnh mong muốn của doanh nghiệp Hoa Kỳ trong việc phát triển Ngành công nghiệp hoá chất nông nghiệp xanh tại Việt Nam, góp phần thúc đẩy mục tiêu phát triển kinh tế xanh. Từ đó, Phía doanh nghiệp Hoa Kỳ đề nghị hai bên sẽ cùng hợp tác, nghiên cứu thúc đẩy các chính sách phù hợp, tạo thuận lợi cho phát triển lĩnh vực này. Phía doanh nghiệp Hoa Kỳ sẵn sàng hợp tác và cung cấp đầy đủ dữ liệu cần thiết để Uỷ ban Kinh tế nghiên cứu thiết kế chính sách phù hợp với nhu cầu, lợi ích mỗi bên; thúc đẩy hợp tác đa dạng hóa và bảo đảm chuỗi cung ứng; tiếp tục mở rộng hơn nữa hoạt động kinh doanh đầu tư tại Việt Nam.

Với những trao đổi cởi mở, thẳng thắn trên tinh thần hợp tác, Đoàn Doanh nghiệp cấo cao Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN cảm ơn thường trực Uỷ ban Kinh tế đã dành thời gian tiếp Đoàn; khẳng định cam kết sẽ tiếp tục đồng hành và phối hợp chặt chẽ với Việt Nam, tích cực thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại - đầu tư giữa Hoa Kỳ và Việt Nam ngày càng phát triển sâu rộng, hiệu quả, thực chất, phù hợp với lợi ích của cả hai bên.

 

Hải Yến