QUỐC HỘI 24H: ĐIỂM TIN HOẠT ĐỘNG QUỐC HỘI NGÀY 06/7/2023
* Chiều 7/7, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì cuộc họp giao ban của lãnh đạo Quốc hội với các cơ quan của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội để đánh giá kết quả công tác tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2023, đề xuất nhiệm vụ trọng tâm tháng 7 và những tháng cuối năm.
Chủ trì cuộc họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ với tinh thần cởi mở, thẳng thắn, đề nghị đại diện các cơ quan của Quốc hội, của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội trên cơ sở báo cáo tiếp tục đánh giá những kết quả nổi bật có tính chất quan trọng trên các lĩnh vực của tháng 6 và 6 tháng, so sánh với chương trình hoạt động toàn khóa, những điều tâm đắc, cho ý kiến thêm về những vấn đề còn vướng mắc, tồn tại hạn chế, bất cập, rút ra những bài học kinh nghiệm...
Xem nội dung chi tiết tại đây: CHỦ TỊCH QUỐC HỘI VƯƠNG ĐÌNH HUỆ CHỦ TRÌ CUỘC HỌP GIAO BAN CỦA LÃNH ĐẠO QUỐC HỘI VỚI CÁC CƠ QUAN CỦA QUỐC HỘI, CÁC CƠ QUAN THUỘC UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
* Hội nghị Nhóm Tư vấn AIPA lần thứ 14 (AIPA Caucus 14) với chủ đề "Thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển giao, ứng dụng và phát triển khoa học công nghệ phục vụ tăng trưởng và phát triển bền vững" sẽ được Quốc hội Việt Nam chủ trì, đăng cai tổ chức từ ngày 09 - 12/7/2023 tại thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Cổng TTĐT Quốc hội trân trọng giới thiệu thông tin về Hội nghị:
Xem nội dung chi tiết tại đây: HỘI NGHỊ AIPA CAUCUS 14: "THÚC ĐẨY ĐỔI MỚI SÁNG TẠO, CHUYỂN GIAO, ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG"
* Sáng ngày 07/07, tại Nhà Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Đề án Quốc hội điện tử Nguyễn Đức Hải chủ trì Hội thảo về Đề cương Đề án Quốc hội điện tử giai đoạn 2023- 2026, tầm nhìn tới 2030.
Nội dung Hội thảo sẽ tập trung trao đổi, thảo luận về cấu trúc, thành phần, nội dung của Đề cương cương Đề án Quốc hội điện tử giai đoạn 2023- 2026, tầm nhìn tới 2030; đồng thời tham vấn về việc triển khai Chính phủ điện tử, Chính phủ số; chia sẻ những hiểu biết, kinh nghiệm trong nước và quốc tế về việc xây dựng Quốc hội điện tử…
Xem nội dung chi tiết tại đây: PHÓ CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN ĐỨC HẢI CHỦ TRÌ HỘI THẢO VỀ ĐỀ CƯƠNG ĐỀ ÁN QUỐC HỘI ĐIỆN TỬ GIAI ĐOẠN 2023- 2026, TẦM NHÌN TỚI 2030
* Phát biểu khai mạc Hội thảo, Phó Chủ tịch Quốc hội, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Đề án Quốc hội điện tử Nguyễn Đức Hải cho biết, xây dựng Quốc hội điện tử là yêu cầu tất yếu khách quan; nhiều nước trên thế giới đã xây dựng thành công Quốc hội điện tử, đáp ứng yêu cầu phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ.
Để có đầy đủ cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện Đề cương Đề án Quốc hội điện tử, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, Ban chỉ đạo đã thống nhất tổ chức Hội thảo này với kỳ vọng Hội thảo sẽ đem lại nhiều thông tin, cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ việc hoàn thiện Đề cương Đề án Quốc hội điện tử, xây dựng và thực hiện Quốc hội điện tử.
Xem nội dung chi tiết tại đây: PHÓ CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN ĐỨC HẢI: CỤ THỂ HÓA NHIỆM VỤ XÂY DỰNG QUỐC HỘI ĐIỆN TỬ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU TRONG TÌNH HÌNH MỚI
* Sáng 07/7, tại Hà Giang, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương – Trưởng Đoàn giám sát của Quốc hội “Việc thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030” đã chủ trì cuộc làm việc của Đoàn giám sát với UBND tỉnh Hà Giang.
Tại cuộc làm việc, các thành viên Đoàn giám sát ghi nhận và đánh giá cao việc tỉnh Hà Giang đã kịp thời ban hành khá đầy đủ các văn bản hướng dẫn thực hiện các Chương trình, gắn với điều kiện thực tiễn của địa phương. Công tác lập kế hoạch vốn, phân bổ và giao kế hoạch vốn trung hạn 2021 - 2025 và vốn năm 2022 được thực hiện kịp thời, đồng bộ và khớp đúng với số giao kế hoạch của Trung ương; công tác lồng ghép các nguồn vốn của các Chương trình được quan tâm chỉ đạo…
Xem nội dung chi tiết tại đây: PHÓ CHỦ TỊCH QUỐC HỘI, THƯỢNG TƯỚNG TRẦN QUANG PHƯƠNG CHỦ TRÌ LÀM VIỆC VỚI UBND TỈNH HÀ GIANG
* Sáng 06/7, Đoàn khảo sát Ủy ban Pháp luật của Quốc hội khóa XV do đồng chí Nguyễn Trường Giang, Phó Chủ nhiệm Ủy ban làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với tỉnh Quảng Bình về thực hiện một số quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động công chứng.
Tại buổi làm việc, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đánh giá cao những ý kiến của các đại biểu tại buổi làm việc. Đồng chí cũng ghi nhận và chỉ đạo tổng hợp nhằm phục vụ cho nhiệm vụ giải trình của Ủy ban Pháp luật trước Quốc hội trong thời gian tới.
Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐOÀN KHẢO SÁT CỦA ỦY BAN PHÁP LUẬT LÀM VIỆC VỚI TỈNH QUẢNG BÌNH VỀ HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG
* Chiều 06/7, Đoàn giám sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh do Trung tướng Nguyễn Minh Đức, Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Phó trưởng đoàn thường trực Đoàn giám sát làm trưởng đoàn, làm việc với UBND thành phố Hải Phòng về “việc thực hiện Nghị quyết số 99/2019 của Quốc hội về tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách pháp luật về phòng cháy và chữa cháy giai đoạn 2020-2022”.
Tại buổi làm việc, các thành viên Đoàn giám sát đánh giá cao sự quan tâm của Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng đối với công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, coi đây là nhiệm vụ quan trọng nên đã quán triệt đến các cấp, các ngành và Nhân dân toàn thành phố thực hiện nghiêm công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐOÀN GIÁM SÁT CỦA ỦY BAN QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH LÀM VIỆC VỚI UBND TP.HẢI PHÒNG VỀ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT CỦA QUỐC HỘI VỀ PCCC
* Sáng 7/7, tại Hà Nội, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng chủ trì buổi làm việc của Đoàn khảo sát của Ủy ban Pháp luật về thực tiễn thi hành Luật Nhà ở tại Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Phát biểu mở đầu buổi làm việc, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng khẳng định chủ trương phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân của Đảng được thể hiện rất rõ, nhiệm vụ và trách nhiệm của các cơ quan là quan tâm thể chế hóa, có cơ chế, chính sách ưu đãi, đẩy nhanh thực hiện để thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, người lao động, trong đó có vai trò quan trọng của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Xem nội dung chi tiết tại đây:
- ĐOÀN KHẢO SÁT CỦA ỦY BAN PHÁP LUẬT KHẢO SÁT THỰC TIỄN THI HÀNH LUẬT NHÀ Ở TẠI TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
- CHỦ NHIỆM ỦY BAN PHÁP LUẬT HOÀNG THANH TÙNG: PHÁT HUY TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN TRONG THỂ CHẾ HÓA CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG VỀ PHÁT TRIỂN NHÀ Ở XÃ HỘI, NHÀ Ở CÔNG NHÂN
* Sáng 07/7, Đoàn giám sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh do Trung tướng Nguyễn Minh Đức, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Phó trưởng đoàn thường trực Đoàn giám sát làm trưởng đoàn, làm việc với UBND thành phố Hải Dương về “việc thực hiện Nghị quyết số 99/2019 của Quốc hội về tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách pháp luật về phòng cháy và chữa cháy giai đoạn 2020-2022”.
Tại buổi làm việc, các thành viên Đoàn giám sát đề nghị thành phố báo cáo rõ nguyên nhân vì sao việc đầu tư kinh phí, trang thiết bị, nguồn lực cho công tác PCCC còn hạn chế trong thời gian qua. Cơ sở hạ tầng phục vụ công tác chữa cháy còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn.
Xem nội dung chi tiết tại đây: GIÁM SÁT UBND THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG VỀ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT CỦA QUỐC HỘI TRONG CÔNG TÁC PCCC
* Sáng 07/7, tại Thái Nguyên, dưới sự chủ trì của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh đã làm việc với Nhà máy Z131, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng.
Cuộc làm việc nhằm phục vụ công tác thẩm tra dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp dự kiến sẽ trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Sáu (tháng 10/2023), xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ Bảy (tháng 5/2024).
Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐOÀN KHẢO SÁT CỦA ỦY BAN QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH LÀM VIỆC VỚI NHÀ MÁY Z131
* Chiều 7/7, tại Thái Nguyên, dưới sự chủ trì của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh đã làm việc với UBND tỉnh Thái Nguyên.
Báo cáo với Đoàn khảo sát, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thái Nguyên, Đại tá Nguyễn Văn Đồng cho biết, những năm qua, tình hình an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ổn định; kinh tế phát triển khá; quốc phòng, an ninh thường xuyên được củng cố vững chắc; đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các doanh nghiệp công nghiệp không ngừng được cải thiện.
Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐOÀN KHẢO SÁT CỦA ỦY BAN QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH LÀM VIỆC VỚI UBND TỈNH THÁI NGUYÊN
* Đóng góp vào việc xây dựng dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), nhiều doanh nghiệp, hiệp hội lo ngại, nếu áp dụng thêm thuế tiêu thụ đặc biệt, các doanh nghiệp game trong nước sẽ hoạt động khó khăn và thị trường game sẽ nở rộ game lậu, khó kiểm soát nội dung. Thay vì áp dụng thêm thuế này, cần giải pháp quản lý game online xuyên biên giới vào nước ta.
Xem nội dung chi tiết tại đây: NGHIÊN CỨU KỸ VIỆC ÁP THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT ĐỐI VỚI KINH DOANH GAME ONLINE VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẶT CHẼ NỘI DUNG GAME XUYÊN BIÊN GIỚI VÀO VIỆT NAM
* Được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, là nơi lưu dấu đậm nét văn hoá xưa, tuy nhiên, phố cổ Hội An đang “chảy máu di sản” do các chủ sở hữu tư nhân rao bán ồ ạt, trong khi đó, chưa có các cơ chế chính sách để địa phương khắc phục tình trạng đáng báo động này. Đây là trăn trở của thành phố Hội An, được nêu trong buổi làm việc với đoàn khảo sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội liên quan đến việc thực hiện chính sách pháp luật về bảo tồn và phát huy di sản văn hóa.
Xem nội dung chi tiết tại đây: TRĂN TRỞ TRƯỚC TÌNH TRẠNG CHẢY MÁU DI SẢN Ở THÀNH PHỐ HỘI AN
* “Luật Di sản văn hóa” có hiệu lực từ tháng 6/2001 đã thúc đẩy hoạt động xã hội hóa trong việc bảo tồn di sản văn hóa. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được cũng bộc lộ những bất cập, thậm chí tiêu cực trong công tác xã hội hóa hoạt động bảo tồn, làm xâm hại đến di tích. "Xã hội hoá hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá là cần thiết tuy nhiên cần có chính sách và giải pháp phù hợp, tránh ảnh hưởng đến di sản”.
Xem nội dung chi tiết tại đây: XÃ HỘI HOÁ TRONG BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY DI SẢN CẦN CÓ CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP CỤ THỂ
* Sáng 07/7, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV đơn vị tỉnh Bến Tre gồm: Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh - Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Trúc Sơn; Phó chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Đặng Thuần Phong; Ủy viên Thường trực Ủy ban Xã hội của Quốc hội Trần Thị Thanh Lam đã có buổi tiếp xúc cử tri xã Bình Phú, TP. Bến Tre.
Đa số cử tri bày tỏ phấn khởi trước những kết quả Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV. Đồng thời, kiến nghị một số vấn đề: Tình trạng ô nhiễm môi trường do các cơ sở sản xuất gây ra trên địa bàn, ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của người dân; một số tuyến đường, cầu bị xuống cấp, dự kiến sẽ duy tu, bảo dưỡng, nâng cấp, xây dựng nhưng chưa thực hiện...
Xem nội dung chi tiết tại đây: PHÓ CHỦ NHIỆM ỦY BAN XÃ HỘI ĐẶNG THUẦN PHONG TIẾP XÚC CỬ TRI TP. BẾN TRE
* Sáng ngày 07/7, tại hội trường xã Tập Ngãi, huyện Tiểu Cần, đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV, đơn vị tỉnh Trà Vinh có buổi tiếp xúc với hơn 100 cử tri 02 xã Tập Ngãi và Ngãi Hùng, huyện Tiểu Cần, sau kỳ họp thứ 5.
Tại buổi tiếp xúc, có 10 ý kiến của cử tri kiến nghị các nội dung: sớm nâng cấp, sửa chữa hệ thống giao thông Tỉnh lộ 911, Tỉnh lộ 912 và các tuyến đường huyện, xây dựng cầu, đảm bảo phương tiện lưu thông thuận lợi, an toàn. Kiến nghị Quốc hội giảm độ tuổi hưởng chính sách hỗ trợ người cao tuổi; cần có biện pháp, chế tài xử lý hàng gian, hành giả triệt để hơn.
Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI ĐƠN VỊ TỈNH TRÀ VINH TIẾP XÚC CỬ TRI HUYỆN TIỂU CẦN