QUỐC HỘI 24H: ĐIỂM TIN HOẠT ĐỘNG QUỐC HỘI NGÀY 23/02/2023

23/02/2023

"Kỳ họp bất thường lần thứ 2 và thứ 3, Quốc hội khóa XV: Khẳng định sự nỗ lực đổi mới, hành động quyết liệt vì lợi ích nhân dân; Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Nghị viện châu Âu; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải dự Hội thảo về dự án Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi); Đoàn Giám sát của Quốc hội làm việc tại một số địa phương..." là những hoạt động đáng chú ý của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội trong ngày 23/02/2023.

QUỐC HỘI 24H: ĐIỂM TIN HOẠT ĐỘNG QUỐC HỘI NGÀY 22/02/2023

* Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường vừa có báo cáo số 417/BC-UBTVQH15 Tổng kết kỳ họp bất thường lần thứ 2 và thứ 3, Quốc hội khóa XV.  Theo đó, các nội dung trình tại 02 kỳ họp được chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo, tiếp tục thể hiện tinh thần trách nhiệm, nỗ lực cao và quyết tâm chính trị của Quốc hội trước những vấn đề cấp bách, cần xử lý ngay của đất nước, thể hiện được tính linh hoạt, bám sát thực tiễn cuộc sống, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc, của người dân lên trên hết, trước hết…

Xem nội dung chi tiết tại đây: KỲ HỌP BẤT THƯỜNG LẦN THỨ 2 VÀ THỨ 3, QUỐC HỘI KHÓA XV: KHẲNG ĐỊNH SỰ NỖ LỰC ĐỔI MỚI, HÀNH ĐỘNG QUYẾT LIỆT VÌ LỢI ÍCH NHÂN DÂN

* Chiều 23/02, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã có cuộc tiếp Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại (AFET) của Nghị viện châu Âu (EP) David McAllister cùng Đoàn đại biểu Nghị viện châu Âu đang có chuyến công tác tại Việt Nam.

Phát biểu tại cuộc tiếp, hoan nghênh chuyến thăm của Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Nghị viện châu Âu David McAllister cùng Đoàn đại biểu Nghị viện châu Âu đến Việt Nam, bày tỏ vui mừng tiếp Đoàn tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định Liên minh châu Âu (EU) là đối tác quan trọng hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. Việt Nam luôn mong muốn thúc đẩy tăng cường quan hệ với EU nói chung và từng nước thành viên EU nói riêng.

Xem nội dung chi tiết tại đây: CHỦ TỊCH QUỐC HỘI VƯƠNG ĐÌNH HUỆ TIẾP CHỦ TỊCH ỦY BAN ĐỐI NGOẠI CỦA NGHỊ VIỆN CHÂU ÂU: TIẾP TỤC KHAI THÁC HIỆU QUẢ LỢI THẾ CÁC HIỆP ĐỊNH, CAM KẾT GIỮA VIỆT NAM VÀ EU VÌ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA MỖI BÊN

* Sáng 23/02, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Hội thảo lấy ý kiến hoàn thiện dự án Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi). Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải dự và chỉ đạo Hội thảo.

Tại Hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận về: phạm vi, đối tượng điều chỉnh; quyền lợi và trách nhiệm của người tiêu dùng; quản lý nhà nước trong hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với người tiêu dùng; giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh...

Xem nội dung chi tiết tại đây: PHÓ CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN ĐỨC HẢI DỰ HỘI THẢO VỀ DỰ ÁN LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG (SỬA ĐỔI)

* Sáng 23/02, tại Nhà Quốc hội, Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại Vũ Hải Hà đã hội đàm cùng Chủ tịch Uỷ ban Đối ngoại của Nghị viện Châu Âu (EP) David Mcallister nhân chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam.

Phát biểu tại hội đàm, Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại Vũ Hải Hà nêu rõ, quan hệ giữa Quốc hội Việt Nam và Nghị viện Châu Âu (EP) đang phát triển rất tốt đẹp trên tinh thần hợp tác và xây dựng. Hai bên đã và sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ, góp phần thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam – EU; đặc biệt là trao đổi kinh nghiệm trong hoạt động nghị viện...

Xem nội dung chi tiết tại đây: THÚC ĐẨY QUAN HỆ ĐỐI TÁC VÀ HỢP TÁC TOÀN DIỆN VIỆT NAM – EU

* Sáng 23/02, Đoàn Giám sát của Quốc hội về “Việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19; việc thực hiện chính sách pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng” do Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc tại Trung tâm Y tế huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk.

Tại buổi làm việc, các thành viên của Đoàn Giám sát đề nghị làm rõ về chất lượng y tế tuyến huyện hiện nay; chính sách ưu đãi thu hút nhân lực cho y tế cơ sở cũng như những khó khăn trong công tác khám chữa bệnh vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là vùng có dân di cư tự do.

Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐOÀN GIÁM SÁT CỦA QUỐC HỘI LÀM VIỆC TẠI HUYỆN CƯ M’GAR, TỈNH ĐẮK LẮK

* Sáng 23/02, Đoàn giám sát của Quốc hội do Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh dẫn đầu đã làm việc với UBND huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh.

Tại buổi làm việc, các thành viên Đoàn giám sát đánh giá cao huyện Tiên Yên đã có nhiều nỗ lực khắc phục tình trạng thiếu bác sỹ thông qua việc luân chuyển bác sỹ từ đơn vị tuyến huyện xuống tuyến xã. Tuy nhiên, các ý kiến cũng cho rằng, để giải quyết căn cơ tình trạng này vẫn cần có cơ chế, chính sách thu hút, giữ chân bác sỹ, người có chuyên môn cao về công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐOÀN GIÁM SÁT CỦA QUỐC HỘI LÀM VIỆC TẠI TỈNH QUẢNG NINH

* Sáng 23/2, Đoàn giám sát của Quốc hội do Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Phú Cường làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Tây Ninh.

Ghi nhận và đánh giá cao báo cáo của UBND tỉnh Tây Ninh đã được chuẩn bị kỹ lưỡng, bám sát mục đích, nội dung, yêu cầu, các thành viên Đoàn giám sát đề nghị tỉnh rà soát, bổ sung làm rõ hơn trong báo cáo về một số nội dung như tình hình thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của các cơ sở y tế công lập; giải pháp khắc phục tình trạng thiếu nguồn nhân lực y tế dự phòng; nguồn kinh phí bố trí cho y tế dự phòng...

Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐOÀN GIÁM SÁT CỦA QUỐC HỘI LÀM VIỆC VỚI UBND TỈNH TÂY NINH

* Sáng 23/02, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội, dưới sự chủ trì của Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Nguyễn Văn Hiển, Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ khoa học năm 2023.

Phát biểu tại Hội nghị, Viện trưởng Nguyễn Văn Hiển cho biết, đây là Hội nghị có tính chất thường niên được Viện tổ chức hằng năm nhằm định hướng công tác triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học năm 2023; hướng dẫn các Chủ nhiệm nhiệm vụ quy trình triển khai thực hiện; giải đáp những vướng mắc cũng như trao đổi, thảo luận, cùng đưa ra những phương án phối hợp tốt nhất.

Xem nội dung chi tiết tại đây: VIỆN NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ KHOA HỌC NĂM 2023

* Sáng 23/02, tại Nhà Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Thị Mai Phương - Phó Chủ tịch Nhóm NSHN Việt Nam - Ba Lan tiếp Trưởng Đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ba Lan Lech Kolakowski nhân chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam.

Phát biểu tại buổi tiếp, Phó Chủ tịch Nhóm NSHN Việt Nam - Ba Lan Nguyễn Thị Mai Phương cho biết, thời gian qua, hai nhóm NSHN của Quốc hội hai nước đã có sự hợp tác tốt đẹp để hỗ trợ và thúc đẩy phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước thông qua các hoạt động trao đổi đoàn, tổ chức gặp gỡ, trao đổi thông tin. Qua đó góp phần tăng cường tin cậy chính trị và sự hiểu biết lẫn nhau, ủng hộ, tạo điều kiện thuận lợi cho các lĩnh vực hợp tác song phương giữa Việt Nam và Ba Lan.

Xem nội dung chi tiết tại đây: TĂNG CƯỜNG TRAO ĐỔI ĐOÀN CÁC CẤP CỦA QUỐC HỘI HAI NƯỚC VÀ HAI NHÓM NGHỊ SỸ HỮU NGHỊ VIỆT NAM - BA LAN

* Chiều 23/2, Đoàn Giám sát của Quốc hội do Ủy viên Ủy Ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng Ban Dân nguyện thuộc ủy ban Thường vụ Quốc hội Dương Thanh Bình làm Trưởng Đoàn đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Đăk Lắk về việc sử dụng nguồn lực công tác phòng, chống Covid-19 và chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng.

Tại buổi giám sát, các thành viên trong Đoàn giám sát của Quốc hội đã trao đổi với UBND tỉnh Đắk Lắk tập trung vào một số vấn đề được quan tâm như: Triển khai chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, cán bộ y tế sau đại dịch Covid-19; cơ cấu cán bộ y tế dự phòng chưa đảm bảo; tình trạng sử dụng và đề xuất phương án đối với thuốc và vật tư phòng chống dịch Covid-19 còn tồn đọng...

Xem nội dung chi tiết tại đây: GIÁM SÁT VỀ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG COVID-19 TẠI ĐẮK LẮK

* Đề cương văn hóa Việt Nam do Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Trường Chinh soạn thảo, được công bố năm 1943 là một văn kiện lịch sử vô giá, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với cách mạng, kháng chiến, chỉ ra con đường vận động, phát triển của nền văn hóa mới Việt Nam.

Văn kiện ra đời trong bối cảnh tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội rất rối ren của đất nước những năm 40 thế kỷ XX, lúc cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai đang đi gần tới kết thúc; Nhật xâm chiếm Đông Dương; Cách mạng Việt Nam lúc này không những đứng trước tình thế vô cùng gay go, căng thẳng mà còn phải đương đầu với những thủ đoạn thâm độc của phát xít Nhật, Pháp...

Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐỀ CƯƠNG VĂN HÓA VIỆT NAM 1943: VĂN KIỆN LỊCH SỬ CÓ Ý NGHĨA ĐẶC BIỆT QUAN TRỌNG VỚI CÁCH MẠNG VÀ CON ĐƯỜNG VẬN ĐỘNG, PHÁT TRIỂN CỦA NỀN VĂN HÓA MỚI VIỆT NAM

* Bên cạnh nhiều kết quả tích cực, lĩnh vực giáo dục ở khu vực miền núi, dân tộc thiểu số vẫn có khoảng cách khá lớn với giáo dục ở miền xuôi. Bàn về vấn đề này, đại biểu Nguyễn Thị Sửu, Đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên - Huế cho rằng cần tăng nguồn đầu tư cho công tác phát triển giáo dục; có những chính sách đãi ngộ thu hút người giỏi đến công tác, cống hiến cho giáo dục miền núi.

Với sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội, thời gian qua giáo dục đào tạo vùng dân tộc thiểu số, miền núi đã có những tiến bộ rõ rệt, giảm đáng kể tình trạng học sinh lưu ban, bỏ học và tăng tỷ lệ học sinh hoàn thành, tốt nghiệp các cấp học. Tuy nhiên, ngành giáo dục ở các địa phương này vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập khi khoảng cách chênh lệch với giáo dục miền xuôi vẫn còn khá lớn...

Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐBQH NGUYỄN THỊ SỬU: CẦN THU HÚT ĐẦU TƯ VÀ NHÂN LỰC CHO GIÁO DỤC Ở KHU VỰC MIỀN NÚI, DÂN TỘC THIỂU SỐ

* Dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi) sẽ tiếp tục được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 5 tới. Tham gia đóng góp ý kiến hoàn thiện dự thảo Luật này, PGS.TS Nguyễn Công Hoàng – ĐBQH tỉnh Thái Nguyên, Giám đốc Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên kiến nghị 05 nội dung trọng tâm cần nghiên cứu bổ sung…

Theo PGS.TS Nguyễn Công Hoàng, sau gần 9 năm áp dụng, Luật Đấu thầu năm 2013 đã có nhiều điểm không còn phù hợp với tình hình, bối cảnh mới, sự phát triển chung của xã hội. Theo đó, quá trình triển khai thi hành Luật Đấu thầu đã phát sinh một số hoạt động mua sắm, đấu thầu lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong lĩnh vực y tế nhưng chưa được Luật này quy định hoặc quy định chưa đầy đủ...

Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐBQH NGUYỄN CÔNG HOÀNG: 05 NỘI DUNG TRỌNG TÂM CẦN NGHIÊN CỨU BỔ SUNG VÀO DỰ THẢO LUẬT ĐẤU THẦU (SỬA ĐỔI)

* Theo Nghị quyết số 671/NQ-UBTVQH15 ngày 23/12/2022 của UBTVQH, Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đang được lấy ý kiến rộng rãi cử tri và Nhân dân. Theo đó, quy hoạch sử dụng đất, khung giá đất, chính sách bồi thường, hỗ trợ cho người dân khi Nhà nước thu hồi đất… là những vấn đề được cử tri, Nhân dân quan tâm kiến nghị sửa đổi.

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là "kim chỉ nam" cho mọi hoạt động quản lý, sử dụng đất đai. Đối với công tác quản lý, quy hoạch đất đai là căn cứ giải quyết các yêu cầu về đăng ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Quy hoạch là căn cứ quyết định giao đất, cho thuê đất, quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. Vì vậy, trong lần sửa đổi Luật Đất đai lần này nhận được nhiều quan tâm của cử tri và Nhân dân.

Xem nội dung chi tiết tại đây: LẤY Ý KIẾN NHÂN DÂN ĐỐI VỚI DỰ THẢO LUẬT ĐẤT ĐAI (SỬA ĐỔI): KIẾN NGHỊ SỬA ĐỔI BẤT CẬP TRONG LUẬT HIỆN HÀNH

* Trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) có điểm mới là bỏ quy định khung giá đất, thay vào đó quy định cụ thể về nguyên tắc định giá đất phù hợp với giá trị thị trường. Các chuyên gia cho rằng, để đưa bảng giá đất sát với giá thị trường cần cho phép thành lập cơ quan định giá đất độc lập nhằm thẩm định lại kết quả xác định giá đất.

Bên cạnh đó, có ý kiến cho rằng, trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã bỏ khung giá đất, cơ chế bảng giá đất theo giá thị trường thì việc Nhà nước hay doanh nghiệp thỏa thuận cũng phải sát giá trị của đất. Mặt khác, chính sách, giải pháp đưa ra phải hướng tới nhu cầu thực về nhà ở, lành mạnh thị trường bất động sản, chống thao túng, đầu cơ thì phải công khai, minh bạch cơ chế.

Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐỀ XUẤT THÀNH LẬP CƠ QUAN ĐỊNH GIÁ ĐẤT ĐỘC LẬP ĐỂ ĐƯA GIÁ ĐẤT SÁT VỚI GIÁ THỊ TRƯỜNG

* Quan tâm và có những nghiên cứu sâu đối với Dự thảo Luật Giá (sửa đổi), ThS.Phạm Thị Bảo Thoa, giảng viên Khoa Lý luận cơ sở, Trường Chính trị Tô Hiệu cho rằng, Dự thảo Luật cần thể chế hóa đầy đủ, chuẩn xác chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế thị trường, có sự điều tiết của nhà nước; nhất là đảm bảo tính tuân thủ và chất lượng trong cung cấp dịch vụ thẩm định giá.

Dự thảo Luật Giá (sửa đổi) đã được trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 4, dự kiến sẽ được Quốc hội xem xét và thông qua tại Kỳ họp thứ 5 sắp tới. Việc sửa đổi Luật này được kỳ vọng sẽ khắc phục những bất cập, hạn chế của luật hiện hành, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất giữa Luật Giá và các luật chuyên ngành khác có quy định về giá; đảm bảo việc quản lý chặt chẽ, hiệu quả.

Xem nội dung chi tiết tại đây: THS.PHẠM THỊ BẢO THOA: LUẬT GIÁ (SỬA ĐỔI) CẦN ĐẢM BẢO TÍNH TUÂN THỦ VÀ CHẤT LƯỢNG TRONG CUNG CẤP DỊCH VỤ THẨM ĐỊNH GIÁ

* Bàn về dự án Luật Đất đai (sửa đổi), các chuyên gia, nhà nghiên cứu cho rằng việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về dự thảo Luật này là phù hợp vai trò làm chủ của Nhân dân; đồng thời kỳ vọng sẽ gỡ bỏ được những nút thắt chồng chéo, khơi thông nguồn lực đất đai, giúp ổn định đời sống xã hội.

Đánh giá về ý nghĩa của việc lấy ý kiến Nhân dân đối với đạo luật này, một số chuyên gia cho rằng, Luật Đất đai là đạo luật quan trọng, tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, đối tượng chịu sự tác động của Luật Đất đai rất rộng. Hơn nữa, luật này điều chỉnh một thứ tài sản vô cùng quan trọng đối với mọi quốc gia, không riêng gì Việt Nam, là đất đai.

Xem nội dung chi tiết tại đây: LUẬT ĐẤT ĐAI (SỬA ĐỔI): GỠ BỎ NHỮNG NÚT THẮT CHỒNG CHÉO, KHƠI THÔNG NGUỒN LỰC ĐẤT ĐAI

* Văn phòng Quốc hội chủ trì phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Đài Truyền hình Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Giải Diên Hồng - Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Thời gian nhận tác phẩm tham dự từ ngày phát động Giải Diên Hồng đến 30/4/2023.

Giải Diên Hồng được tổ chức nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền về Quốc hội và HĐND theo Chương trình hành động của Đảng đoàn Quốc hội khóa XV thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, góp phần đẩy mạnh công tác tuyên truyền đưa Nghị quyết của Đảng đi vào cuộc sống; tiếp tục khẳng định vai trò, vị thế của Quốc hội, cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất; vai trò của HĐND, cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương.

Xem nội dung chi tiết tại đây: GIẢI DIÊN HỒNG: THỜI GIAN NHẬN TÁC PHẨM THAM DỰ ĐẾN HẾT 30/4/2023

* Sáng 23/02, tại Nhà Quốc hội, Văn phòng Quốc hội phối hợp với Học viện Hành chính Quốc gia khai giảng lớp bồi dưỡng dành cho lãnh đạo, quản lý cấp vụ và tương đương của Văn phòng Quốc hội.

Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Phạm Đình Toản nhấn mạnh, việc tổ chức lớp bồi dưỡng có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần từng bước chuẩn hóa đội ngũ cán bộ lãnh đạo theo quy định, đáp ứng yêu cầu của chính sách phát triển cán bộ, công chức của Nhà nước nói chung, của Văn phòng Quốc hội nói riêng. 

Xem nội dung chi tiết tại đây: KHAI GIẢNG LỚP BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC CHO LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ CẤP VỤ

* Sáng 23/2, Đoàn ĐBQH khóa XV tỉnh Hà Giang do đồng chí Lý Thị Lan, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Trưởng đoàn Chuyên trách Đoàn ĐBQH khóa XV tỉnh làm trưởng đoàn có buổi giám sát đối với UBND huyện Xín Mần về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016 – 2021. Tham gia cùng đoàn có lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh.

Trước khi giám sát đối với UBND huyện Xín Mần, Phó Trưởng đoàn Chuyên trách Đoàn ĐBQH khóa XV tỉnh Hà Giang Lý Thị Lan cùng các thành viên trong đoàn đã đến khảo sát tại Nhà máy Thủy điện Sông Chảy 6 và Nhà máy Thủy điện Nậm Yên thuộc địa bàn xã Thèn Phàng và Tả Nhìu, huyện Xín Mần.

Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐOÀN ĐBQH TỈNH HÀ GIANG GIÁM SÁT VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG TẠI HUYỆN XÍN MẦN

* Sáng 23/2, Đoàn giám sát của Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Đắk Lắk do Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Lê Thị Thanh Xuân làm Trưởng đoàn tiếp tục thực hiện giám sát chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016 – 2021 tại Công ty Thủy điện Buôn Kuốp.

Tại buổi giám sát, các đại biểu của Đoàn giám sát đã đặt ra những vấn đề về sự canh tranh giữa nguồn điện tái tạo khác; cơ chế điều tiết lũ; việc trồng và quản lý bảo vệ rừng, lòng hồ; sử dụng lao động… để công ty giải đáp. Từ đó, đưa ra những góp ý cụ thể để công ty hoàn thiện báo cáo đề xuất, kiến nghị.

Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI TỈNH ĐẮK LẮK GIÁM SÁT TẠI CÔNG TY THỦY ĐIỆN BUÔN KUỐP

* Sáng 23/2, Đoàn ĐBQH tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu do bà Huỳnh Thị Phúc, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh đã có buổi làm việc với Công ty CP Nhiệt điện Bà Rịa giám sát về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016 – 2021”.

Tại buổi làm việc, các đại biểu đã trao đổi, làm rõ các vấn đề khó khăn, vướng mắc của Công ty về nhiên liệu đầu vào, doanh thu từ sản xuất; đánh giá tác động hiệu quả, môi trường khi đầu tư cơ sở điện mới; quy hoạch sản xuất, phát triển điện trong tương lai; những vấn đề về xử lý thiết bị máy móc đã cũ kỹ, lạc hậu…

Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐOÀN ĐBQH TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU GIÁM SÁT VIỆC PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG TẠI CÔNG TY CP NHIỆT ĐIỆN BÀ RỊA

* Ngày 23/02, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai do Phó bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quản Minh Cường làm trưởng đoàn đã giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016-2021 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đối với Công ty TNHH MTV điện lực Đồng Nai và UBND tỉnh.

Tại các buổi làm việc, Phó bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai Quản Minh Cường cho rằng, năng lượng là nền móng cho phát triển kinh tế - xã hội, tuy nhiên, việc phát triển hệ thống lưới điện, nhà máy điện, dự án năng lượng tái tạo mới trên địa bàn tỉnh còn hạn chế.

Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐOÀN ĐBQH TỈNH ĐỒNG NAI GIÁM SÁT VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG

Nghĩa Đức