Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm chủ trì Phiên họp. Cùng dự có các Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, các Ủy viên Thường trực và Ủy viên chuyên trách của Hội đồng Dân tộc và 38 vị đại biểu Quốc hội ở 32 tỉnh, thành phố, cùng các cán bộ Vụ Dân tộc.
Về phía Chính phủ có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Vinh Tơr, Phó Cục trưởng Cục An ninh nội địa (Bộ Công an) Hầu Văn Lý…
5 nhiệm vụ trọng tâm mà Hội đồng Dân tộc cần xác định rõ và triển khai thực hiện trong thời gian tới
Phát biểu chỉ đạo Phiên họp, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đánh giá cao về sự chủ động, trách nhiệm, trong hoạt động của Hội đồng Dân tộc. Mặc dù dịch bệnh COVID-19 ảnh hưởng nhiều trong giai đoạn đầu năm, nhưng Hội đồng Dân tộc đã tiếp tục có nhiều nỗ lực, cố gắng hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
Hội đồng Dân tộc đã tham gia thẩm tra các dự án luật, Pháp lệnh và Nghị quyết. Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ, đây là các nội dung có tác động lớn đến vùng dân tộc thiểu số và miền núi, luật hóa các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước góp phần đưa pháp luật vào đời sống của đồng bào. Đồng thời tổ chức thực hiện Nghị quyết định hướng nội dung giám sát của Hội đồng Dân tộc khóa XV; Thường trực Hội đồng Dân tộc cử đại diện tham gia các hoạt động của các Đoàn giám sát tối cao của Quốc hội và Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; tham gia xây dựng các báo cáo kết quả giám sát và làm việc tại một số địa phương.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đánh giá cao tinh thần làm việc, sự phối hợp chặt chẽ giữa Hội đồng Dân tộc của Quốc hội và Ủy ban Dân tộc của Chính phủ, nhất là việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. Thay mặt Lãnh đạo Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn ghi nhận, biểu dương và đánh giá cao những nỗ lực, cố gắng, kết quả Hội đồng Dân tộc đã đạt được trong thời gian qua.
Thời gian tới, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ một số nội dung trọng tâm để các đại biểu dự Phiên họp quan tâm thảo luận và xác định nhiệm vụ cơ bản như sau:
Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu chỉ đạo tại Phiên họp.
Thứ nhất, tiếp tục bám sát việc thực hiện nhiệm vụ được giao của Hội đồng dân tộc trong Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII của Đảng đoàn Quốc hội đã ban hành; đồng thời quán triệt thực hiện nội dung phát biểu quan trọng của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị toàn quốc phổ biến, quán triệt những nội dung cơ bản của Nghị quyết số 11, ngày 10/02/2022 của Bộ Chính trị khóa XIII về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh ở vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, mới đây là Hội nghị quán triệt thực hiện Nghị quyết số 23 ngày 6/10/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; tạo sự thống nhất cao về nhận thức và hành động của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân cũng như trong vùng, sớm đưa Nghị quyết quan trọng này vào cuộc sống, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Thứ hai, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận làm rõ kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác của Hội đồng Dân tộc trong năm 2022, xác định rõ những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế; đặc biệt là đánh giá những khó khăn, thách thức; cũng như xác định các nhiệm vụ trọng tâm năm 2023, đảm bảo chất lượng, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm và bám sát các Chương trình, Kế hoạch trọng tâm của Quốc hội, Đảng đoàn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công, giao trách nhiệm cho Hội đồng Dân tộc trong năm 2023.
Thứ ba, nhấn mạnh việc xây dựng Đề án đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội đồng Dân tộc là một trong những yếu tố cấu thành quan trọng để thực hiện nhiệm vụ này, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đề nghị các đại biểu thảo luận kỹ trước khi thông qua Đề án tại Phiên họp này, đảm bảo Đề án bám sát chủ trương, đường lối trong văn kiện của Đảng. Nội dung, phương thức đổi mới phải tuân thủ các quy định của Hiến pháp, pháp luật; nhiệm vụ, giải pháp thực chất, hiệu quả và đảm bảo tính khả thi khi tổ chức triển khai thực hiện.
Thứ tư, về Chương trình giám sát năm 2023 của Hội đồng Dân tộc, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị, nội dung này cần bám sát và có sự ưu tiên tập trung cao nhất cho nhiệm vụ giám sát chuyên đề “Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030” theo các nghị quyết của Quốc hội để đảm bảo tiến độ, chất lượng. Các nội dung giám sát, khảo sát khác cần được thảo luận, điều chỉnh cho phù hợp với kế hoạch giám sát tối cao của Quốc hội.
Thứ năm, về vấn đề tham gia thẩm tra các dự án Luật phục vụ Kỳ họp thứ 4, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội cho biết, theo dự kiến Chương trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, Quốc hội sẽ cho ý kiến đối với các dự án Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Giá (sửa đổi), Luật Hợp tác xã (sửa đổi). Cho rằng đây là các dự án Luật có nhiều ảnh hưởng đến đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận, thẩm tra việc bảo đảm chính sách dân tộc trong các dự án luật; xác định vấn đề liên quan đến chính sách dân tộc; bảo đảm các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng dân tộc và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Lưu ý thêm về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 1 (2021-2025) và năm 2022, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị Hội đồng Dân tộc cùng đồng hành với Ủy ban Dân tộc và giám sát việc thực hiện, kịp thời phát hiện những khó khăn, bất cập về cơ chế, chính sách… đề xuất, kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền để điều chỉnh cho phù hợp, tạo hành lang pháp lý thuận lợi để tổ chức thực hiện có hiệu quả.
Nêu rõ Chương trình triển khai rất chậm so với yêu cầu, nhiệm vụ, cả ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, phân bổ giải ngân vốn đầu tư còn rất thấp, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn yêu cầu cần làm rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan, rút kinh nghiệm từ 2 Chương trình mục tiêu quốc gia đã thực hiện, tăng cường cơ chế điều phối, đẩy mạnh truyền thông, tăng tốc thực hiện. Đồng thời lưu ý rà soát kỹ cơ chế điều phối của Chương trình; việc lồng ghép trong 3 Chương trình mục tiêu quốc gia; rà soát tính đồng bộ, liên thông, tính khả thi của các văn bản đã ban hành của Chương trình; tiến độ giải ngân phải gắn liền với chất lượng, hiệu quả; tiêu chí phân bổ, lựa chọn địa bàn, tránh dàn trải địa bàn, nguồn lực và khả năng giám sát; tính khả thi của các địa phương trong thực hiện vốn đối ứng.
Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm phát biểu khai mạc Phiên họp toàn thể lần thứ 5 của Hội đồng Dân tộc.
Trước đó, phát biểu khai mạc Phiên họp toàn thể lần thứ 5, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm nhấn mạnh, Hội đồng Dân tộc tổ chức Phiên họp toàn thể lần thứ 5 nhằm triển khai các nội dung phục vụ Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, các nhiệm vụ công tác của Hội đồng.
Phiên họp diễn ra với nhiều nội dung quan trọng cần được xem xét, xin ý kiến các thành viên của Hội đồng Dân tộc thông qua, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thnah Hà Niê Kđăm đề nghị các đại biểu quan tâm, tập trung thảo luận, tham gia góp ý kiến vào các nội dung chính sau đây:
Thứ nhất, đề nghị các đại biểu thảo luận Báo cáo kết quả công tác năm 2022 và chương trình công tác năm 2023 của Hội đồng Dân tộc.
Thứ hai, thảo luận và thông qua Đề án đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội đồng Dân tộc để làm cơ sở cho việc tổ chức, triển khai thực hiện trong thời gian tới.
Thứ ba, thảo luận, thống nhất Chương trình giám sát năm 2023 của Hội đồng Dân tộc.
Thứ tư, góp ý kiến, tham gia thẩm tra một số dự án Luật phục vụ Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV.
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm khẳng định, các nội dung của Phiên họp hết sức quan trọng và định hướng nhiệm vụ công tác của Hội đồng Dân tộc trong thời gian tới. Đồng thời đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận thẳng thắn, có trách nhiệm, đảm bảo chất lượng, hiệu quả và đi đúng trọng tâm, trọng điểm đối với các nội dung liên quan.
Tiếp tục chương trình Phiên họp, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Trần Thị Hoa Ry báo cáo kết quả công tác năm 2022 và chương trình công tác năm 2023 của Hội đồng Dân tộc. Đông thời xin ý kiến Tờ trình và thông qua Đề án đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội đồng Dân tộc.
Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Quàng Văn Hương báo cáo Tờ trình Điều chỉnh Chương trình giám sát chuyên đề trong Chương trình công tác của Hội đồng Dân tộc khóa XV (nhiệm kỳ 20121-2026), trong đó nhấn mạnh sự cần thiết điều chỉnh chương trình giám sát năm 2023 của Hội đồng Dân tộc theo Nghị quyết số 47/2022/QH15 và Nghị quyết số 52/2022/QH15 của Quốc hội. Đồng thời báo cáo một số kết quả về tham gia thẩm tra một số dự án Luật như dự án Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Giá (sửa đổi), Luật Hợp tác xã (sửa đổi).
Biểu quyết thông qua Đề án đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội đồng Dân tộc và Nghị quyết điều chỉnh Chương trình giám sát chuyên đề trong Chương trình công tác của Hội đồng Dân tộc khóa XV (nhiệm kỳ 2021-2026)
Tại Phiên họp này, đa số thành viên Hội đồng Dân tộc cùng các đại biểu cơ bản đồng tình và đánh giá cao các báo cáo kết quả công tác năm 2022 và chương trình công tác năm 2023 của Hội đồng Dân tộc cũng như Đề án đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội đồng Dân tộc. Các ý kiến phát biểu nhấn mạnh, Báo cáo đã đánh giá, dự ước toàn diện các mặt công tác quan trọng của Hội đồng; từ công tác lập pháp, công tác giám sát, khảo sát đến công tác tham mưu Quốc hội quyết định các vấn đề quan trọng và các mặt công tác khác.
Các đại biểu đã thẳng thắn phân tích những hạn chế, khó khăn trong công tác của Hội đồng Dân tộc từ đầu năm đến nay và đề ra các nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2023, trong đó đặc biệt chú trọng việc thực hiện nhiệm vụ giám sát của Quốc hội chuyên đề “Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030”, đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng, góp phần đảm bảo Nghị quyết số 88/2019/QH14 và Nghị quyết số 120/2020/QH14 của Quốc hội được nhanh chóng hoàn thành, góp phần hiệu quả thay đổi, cải thiện đời sống, kinh tế - xã hội của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Về Đề án đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội đồng dân tộc, các ý kiến đại biểu đánh giá cao sự trách nhiệm và nỗ lực của Ban soạn thảo, Tổ giúp việc trong công tác chuẩn bị và xây dựng Đề án. Hồ sơ Đề án được chuẩn bị kỹ càng, công phu, đầy đủ theo yêu cầu quy định của pháp luật.
Nội dung Đề án đã bám sát các định hướng đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội nêu trong Văn kiện nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; bám sát các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ đổi mới chung trong các Đề án, dự thảo Đề án của Quốc hội, trong đó có định hướng về các nhiệm vụ, giải pháp về đổi mới hoạt động của HĐDT và các Ủy ban trên các lĩnh vực theo chức năng nhiệm vụ của HĐDT và các Ủy ban của Quốc hội: Đã được Ban soạn thảo nghiên cứu, chọn lọc đưa vào các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp Đề án đổi mới của HĐDT, cơ bản đáp ứng yêu cầu và phù hợp với hoạt động của Hội đồng.
Với 100% đại biểu có mặt tán thành, Hội đồng Dân tộc đã biểu quyết thông qua Đề án đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội đồng Dân tộc.
Cũng tại Phiên hợp, với 100% đại biểu có mặt tán thành, Hội đồng Dân tộc cũng biểu quyết thông qua Nghị quyết điều chỉnh Chương trình giám sát chuyên đề trong Chương trình công tác của Hội đồng Dân tộc khóa XV (nhiệm kỳ 2021-2026).
Với 100% đại biểu có mặt tán thành, Hội đồng Dân tộc đã biểu quyết thông qua Đề án đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội đồng Dân tộc và biểu quyết thông qua Nghị quyết điều chỉnh Chương trình giám sát chuyên đề trong Chương trình công tác của Hội đồng Dân tộc khóa XV (nhiệm kỳ 2021-2026).
Phát biểu bế mạc Phiên họp, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm cho biết, sau thời gian làm việc khẩn trương và nghiêm túc, Phiên họp toàn thể lần thứ 5 của Hội đồng Dân tộc khóa XV đã hoàn thành tốt các nội dung đề ra. Tại phiên họp này, Hội đồng Dân tộc đã tập trung thực hiện các nội dung quan trọng:
Thứ nhất, về Báo cáo kết quả công tác năm 2022 của Hội đồng Dân tộc, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm cho rằng, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng Thường trực HĐDT đã nghiên cứu đổi mới, cải tiến cách thức, phương pháp làm việc, ngay từ đầu năm, xây dựng chi tiết kế hoạch hoạt động của HĐDT và đến nay đã cơ bản hoàn thành tốt các nhiệm vụ theo kế hoạch đề ra. Chủ tịch Hội đồng Dân tộc đề nghị Vụ Dân tộc tiếp thu đầy đủ ý kiến của Thành viên Hội đồng, hoàn thiện, trình ký ban hành để kịp gửi đến Kỳ họp thứ 4.
Thứ hai, về Đề án đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội đồng dân tộc, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc nêu rõ, các thành viên Hội đồng Dân tộc đã thảo luận và thông qua Đề án. Đề nghị Ban soạn thảo tiếp tục tiếp thu các ý kiến của đại biểu trong Phiên họp, hoàn thiện Hồ sơ và thực hiện các thủ tục tiếp theo để sớm ban hành Đề án theo đúng yêu cầu của Đảng đoàn Quốc hội và tổ chức triển khai thực hiện. Để triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm đề nghị các Thành viên của Hội đồng tích cực tham gia theo đúng nội dung kế hoạch của Thường trực Hội đồng Dân tộc, đồng thời mong muốn Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quan tâm giải quyết những kiến nghị, đề xuất của Hội đồng Dân tộc trong Đề án và tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện.
Thứ ba, các đại biểu đã thống nhất cao về việc điều chỉnh Chương trình giám sát năm 2023 của Hội đồng dân tộc, theo đó tập trung cao nhất cho nhiệm vụ giám sát chuyên đề của Quốc hội về “Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030”. Các nhiệm vụ giám sát, khảo sát khác theo Chương trình 2023 của Hội đồng thì điều chỉnh sang năm 2024, 2025 để thực hiện.
Thứ tư, Phiên họp đã thảo luận, cho ý kiến, tham gia thẩm tra đối với một số dự án Luật trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 4. Trên cơ sở ý kiến của đại biểu, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm đề nghị các Tiểu ban có liên quan tổng hợp, tiếp thu để bổ sung vào các Báo cáo tham gia thẩm tra của Hội đồng Dân tộc.
Trên cơ sở những ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm cho biết, Hội đồng Dân tộc nghiêm túc tiếp thu và hoàn thiện Chương trình, Kế hoạch công tác làm cơ sở cho Hội đồng Dân tộc thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ được Đảng đoàn, Lãnh đạo Quốc hội giao./.
Cổng Thông tin điện tử Quốc hội trân trọng giới thiệu một số hình ảnh tại Phiên họp:
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đánh giá cao tinh thần làm việc, sự phối hợp chặt chẽ giữa Hội đồng Dân tộc của Quốc hội và Ủy ban Dân tộc của Chính phủ, nhất là việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.
Về Chương trình giám sát năm 2023 của Hội đồng Dân tộc, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị, nội dung này cần bám sát và có sự ưu tiên tập trung cao nhất cho nhiệm vụ giám sát chuyên đề “Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030” theo các nghị quyết của Quốc hội để đảm bảo tiến độ, chất lượng.
Lưu ý thêm về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 1 (2021-2025) và năm 2022, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị Hội đồng Dân tộc cùng đồng hành với Ủy ban Dân tộc và giám sát việc thực hiện, kịp thời phát hiện những khó khăn, bất cập về cơ chế, chính sách… đề xuất, kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền để điều chỉnh cho phù hợp, tạo hành lang pháp lý thuận lợi để tổ chức thực hiện có hiệu quả.
Các đại biểu tham dự Phiên họp.
Về Báo cáo kết quả công tác năm 2022 của Hội đồng Dân tộc, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm đề nghị Vụ Dân tộc tiếp thu đầy đủ ý kiến của Thành viên Hội đồng, hoàn thiện, trình ký ban hành để kịp gửi đến Kỳ họp thứ 4.
Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Trần Thị Hoa Ry báo cáo kết quả công tác năm 2022 và chương trình công tác năm 2023 của Hội đồng Dân tộc. Đông thời xin ý kiến Tờ trình và thông qua Đề án đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội đồng Dân tộc.
Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Quàng Văn Hương báo cáo Tờ trình Điều chỉnh Chương trình giám sát chuyên đề trong Chương trình công tác của Hội đồng Dân tộc khóa XV (nhiệm kỳ 20121-2026), trong đó nhấn mạnh sự cần thiết điều chỉnh chương trình giám sát năm 2023 của Hội đồng Dân tộc theo Nghị quyết số 47/2022/QH15 và Nghị quyết số 52/2022/QH15 của Quốc hội. Đồng thời báo cáo một số kết quả về tham gia thẩm tra một số dự án Luật như dự án Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Giá (sửa đổi), Luật Hợp tác xã (sửa đổi).
Đại biểu Võ Thị Minh Sinh - Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An đồng tình với báo cáo kết quả công tác năm 2022 và chương trình công tác năm 2023.
Về báo cáo công tác năm 2022, phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2023, đại biểu Nguyễn Thị Sửu Đ - Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thừa Thiên Huế cho rằng, ngoài những hạn chế mang tính chủ quan của thành viên Hội đồng Dân tộc, hiện còn có sự hạn chế, tác động khách quan như dịch bệnh Covid-19, tình hình địa chính trị trên thế giới diễn biến phức tạp… Do đó, cần nêu trong báo cáo để đánh giá, dự báo trong năm 2023 sát hơn và toàn diện hơn.
Các đại biểu tham dự Phiên họp.
Đại biểu Hoàng Đức Chính - Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình góp ý vào dự án Luật Đất đai (sửa đổi). Về sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số từ đất rừng, đại biểu Hoàng Đức Chính đề nghị cập nhật lại số liệu về nội dung này.
Đại biểu Siu Hương - Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai góp ý thẩm tra dự án Luật Đất đai (sửa đổi), trong đó quan tâm đến vấn đề trợ giúp pháp lý đối với người DTTS khi thực hiện các thủ tục liên quan đến đất đai của hộ gia đình, cá nhân.
Về chương trình giám sát, đại biểu Đặng Xuân Phong - Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai cho rằng, đổi mới đến đâu mà vẫn chậm trễ thì chỉ là lý thuyết. Đổi mới phải đi liền với nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Đồng thời cho rằng, cần đánh gái nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế. Quan tâm đến xây dựng luật và giám sát, đại biểu đề nghị gắn với việc giám sát các Chương trình mục tiêu quốc gia, trọng tâm là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Góp ý vào dự án luật Đất đai (sửa đổi), Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Nguyễn Lâm Thành đề nghị Điều 10 liên quan đến phân loại đất đai cần được làm tường minh, phân loại rõ ràng thì quản lý mới dễ dàng. Nếu không thì việc chuyển đổi đất của các hộ dân gặp rất nhiều khó khăn, cần nghiên cứu kỹ vấn đề này.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm tặng hoa và quà lưu niệm cho các đại biểu nữ nhân ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10.