Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Định lấy ý kiến góp ý vào dự án Luật Công đoàn (sửa đổi)
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: H.P
Tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã thảo luận, cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược. Dự thảo Luật sau khi tiếp thu, chỉnh lý trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 8.2024, trình Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách; sau đó tiếp tục hoàn thiện và gửi xin ý kiến các Đoàn ĐBQH và các cơ quan có liên quan. Dự thảo Luật gồm 3 điều. Điều 1 sửa đổi 49 điều, bổ sung 3 điều mới, bãi bỏ 2 điểm, 1 khoản và 1 điều của Luật hiện hành; Điều 2 về sửa đổi, bổ sung Luật Thuế thu nhập DN và Điều 3 về điều khoản thi hành.
Tại hội nghị, các đại biểu tán thành việc xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về thể chế, pháp luật trong hoạt động quản lý thuốc. Đồng thời, tiếp tục cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động về dược, bảo đảm tăng khả năng tiếp cận thuốc của người dân, tạo thuận lợi cho người dân, DN; bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc chất lượng, kịp thời, giá cả hợp lý.
Tham gia đóng góp ý kiến, các đại biểu cho rằng có một số nội dung bị loại bỏ so với dự thảo trước đó có thể dẫn đến độ vênh trong quá trình thực hiện. Cụ thể, các đại biểu đề nghị tiếp tục làm rõ nội dung về oxy y tế trong dự thảo Luật để khắc phục khoảng trống pháp lý với loại sản phẩm này. Đồng thời, cần cân nhắc kỹ lưỡng giữa lợi ích và nguy cơ (lừa đảo, thuốc giả...) của việc kinh doanh thuốc, nguyên liệu làm thuốc theo phương thức thương mại điện tử bởi thuốc là mặt hàng đặc biệt nên cũng phải có cách “cư xử” đặc biệt. Nếu triển khai thực hiện thì cần có sự phối hợp giữa nhiều cơ quan để quản lý chặt chẽ và quy định trong Luật cũng phải cụ thể, tường minh.
Bên cạnh đó, các đại biểu cũng tập trung cho ý kiến về các nội dung trọng tâm như: Chính sách của Nhà nước về dược, chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và trách nhiệm trong phát triển công nghiệp dược; về kinh doanh chuỗi nhà thuốc; quyền và trách nhiệm của cơ sở kinh doanh dược; đăng ký thuốc, nguyên liệu làm thuốc; chuyển từ cơ chế “tiền kiểm” sang cơ chế “hậu kiểm” đối với các hoạt động thông tin và quảng cáo thuốc; bổ sung trường hợp hoạt động không vì mục đích thương mại nhưng vẫn được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược; quản lý giá thuốc; chứng chỉ hành nghề dược.
Phát biểu kết luận hội nghị, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Định Lý Tiết Hạnh tiếp thu, ghi nhận các ý kiến góp ý của các đại biểu. Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Định sẽ tổng hợp báo cáo Quốc hội, đơn vị thẩm tra và chủ trì biên soạn xem xét.