QUỐC HỘI 24H: ĐIỂM TIN HOẠT ĐỘNG QUỐC HỘI NGÀY 19/3/2024

19/03/2024

"Ủy ban Thường vụ Quốc hội bế mạc Phiên họp thứ 31; Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt Đoàn đại biểu HĐND tiêu biểu các cấp tỉnh Tuyên Quang; Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị triển khai Nghị quyết số 969/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hướng dẫn việc tổ chức hoạt động giải trình tại phiên họp Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải chủ trì buổi làm việc với các bộ, ngành về thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 và Nghị quyết về một số dự án quan trọng quốc gia..." là những hoạt động đáng chú ý của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội ngày 19/3/2024.

QUỐC HỘI 24H: ĐIỂM TIN HOẠT ĐỘNG QUỐC HỘI TỪ NGÀY 16 - 18/3/2024

* Công tác nhân sự của Đảng và Nhà nước luôn được nhân dân quan tâm sâu sắc và đây là điều chính đáng bởi tầm quan trọng của công tác này đến vận mệnh đất nước.

Trong bài phát biểu tại Phiên họp đầu tiên của Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh: Đây là công việc vô cùng quan trọng. Đây cũng là vấn đề nhận được sự quan tâm sâu sắc, chính đáng của toàn Đảng, toàn dân. Gần như đi đến đâu, ở chỗ nào, cũng thấy cán bộ, đảng viên và nhân dân tỏ ra quan tâm theo dõi và có phần băn khoăn, lo lắng, đặt câu hỏi: Đảng ta sắp tới dự định lựa chọn, bố trí đội ngũ cán bộ lãnh đạo (Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, nhất là cán bộ chủ chốt) thế nào để đủ sức gánh vác nhiệm vụ cách mạng to lớn mà lịch sử giao phó?

Xem nội dung chi tiết tại đây: BÀN VỀ NHÂN SỰ SAO CHO ĐÚNG

* Sau 3,5 ngày làm việc trách nhiệm, khẩn trương, hiệu quả, chiều 19/3, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã bế mạc Phiên họp thứ 31, hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra. 

Phát biểu bế mạc, điểm lại những kết quả cụ thể của phiên họp và lưu ý về một số công việc phải tiếp tục triển khai để chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 7, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ và cơ quan hữu quan bám sát chương trình, kế hoạch để tổ chức công việc khoa học, phân công, phân bổ nguồn lực hợp lý; tập trung, nỗ lực với quyết tâm cao độ để đảm bảo tiến độ và kỹ lưỡng về chất lượng.

Xem nội dung chi tiết tại đây: CHỦ TỊCH QUỐC HỘI VƯƠNG ĐÌNH HUỆ: RÀ SOÁT KỸ LƯỠNG CÁC NỘI DUNG BỔ SUNG VÀO CHƯƠNG TRÌNH KỲ HỌP QUỐC HỘI ĐÁP ỨNG YÊU CẦU VỀ SỰ CẦN THIẾT, CHẤT LƯỢNG NỘI DUNG, TIẾN ĐỘ CHUẨN BỊ

* Trước khi Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu bế mạc Phiên họp thứ 31, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về: (1) Báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 02/2024; (2) Xem xét, quyết định: 1- thành lập phường An Điền, An Tây thuộc thị xã Bến Cát và thành lập thành phố Bến Cát thuộc tỉnh Bình Dương; 2- thành lập, sắp xếp các phường thuộc thị xã Gò Công và thành lập thành phố Gò Công, tỉnh Tiền Giang.

Xem nội dung chi tiết tại đây: TỔNG THUẬT TRỰC TIẾP CHIỀU 19/3: BẾ MẠC PHIÊN HỌP THỨ 31 CỦA UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI

* Sáng 19/3, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị triển khai Nghị quyết số 969/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hướng dẫn việc tổ chức hoạt động giải trình tại phiên họp Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội.

Tại Hội nghị, các đại biểu đều khẳng định ý nghĩa của Nghị quyết với các quy định hướng dẫn cụ thể, rõ ràng, hợp lý, khoa học và sự cần thiết tổ chức Hội nghị triển khai nhằm tạo sự thống nhất về nhận thức, hành động của các cơ quan, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giải trình của các cơ quan của Quốc hội.

Xem nội dung chi tiết tại đây: 

- HỘI NGHỊ TRIỂN KHAI NGHỊ QUYẾT VỀ HƯỚNG DẪN VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIẢI TRÌNH TẠI PHIÊN HỌP HỘI ĐỒNG DÂN TỘC, ỦY BAN CỦA QUỐC HỘI

- RÕ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC, TRÁCH NHIỆM, QUYỀN HẠN CỦA CÁC CƠ QUAN KHI TIẾN HÀNH TỔ CHỨC PHIÊN GIẢI TRÌNH ĐỂ KỊP THỜI GIẢI QUYẾT NHỮNG VẤN ĐỀ “NÓNG”, MANG TÍNH THỜI SỰ

* Phát biểu kết luận Hội nghị, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương nêu rõ: với tinh thần giám sát nói chung và giải trình nói riêng là để kiến tạo, cần nhận thức sâu sắc mục đích chính của giải trình là làm rõ trách nhiệm và cùng nhau nghiên cứu để phân tích các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Phó Chủ tịch Quốc hội hy vọng qua Hội nghị sẽ góp phần tổ chức tốt hơn hoạt động giải trình; lan tỏa nhận thức, cách làm sáng tạo trong hoạt động giải trình ở các cấp, các ngành, góp phần nâng cao trách nhiệm giải trình thành một nét đẹp văn hóa trong công tác lãnh đạo, quản lý nhà nước, quản trị xã hội.

Xem nội dung chi tiết tại đây: PHÓ CHỦ TỊCH QUỐC HỘI TRẦN QUANG PHƯƠNG: LAN TỎA NHẬN THỨC, CÁCH LÀM SÁNG TẠO, LÀM CHO VIỆC NÂNG CAO TRÁCH NHIỆM GIẢI TRÌNH THÀNH NÉT ĐẸP VĂN HÓA TRONG CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

* Chiều 19/3, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã gặp mặt Đoàn đại biểu HĐND tiêu biểu các cấp tỉnh Tuyên Quang.

Nhấn mạnh Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội rất quan tâm đến hoạt động của HĐND, hiện nay, hàng năm đều tổ chức tổng kết hoạt động của HĐND, đề ra phương hướng nhiệm vụ, nhằm nâng cao vai trò, vị trí của HĐND trong thời gian tới, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn ghi nhận các kiến nghị của HĐND tỉnh Tuyên Quang, khẳng định sẽ tiếp tục đồng hành với HĐND các cấp thông qua việc chỉ đạo rà soát, sửa đổi, ban hành các văn bản pháp lý bảo đảm tốt nhất cho hoạt động của HĐND các cấp.

Xem nội dung chi tiết tại đây: PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC QUỐC HỘI TRẦN THANH MẪN GẶP MẶT ĐOÀN ĐẠI BIỂU HĐND TIÊU BIỂU CÁC CẤP TỈNH TUYÊN QUANG

* Sáng ngày 19/3, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải - Trưởng Đoàn giám sát của Quốc hội chủ trì buổi làm việc giữa Đoàn giám chuyên đề "Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023" với các bộ, ngành.

Chủ trì cuộc làm việc, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải – Trưởng Đoàn giám sát đề nghị các bộ, ngành tiếp tục rà soát và tổng hợp đầy đủ các khó khăn, vướng mắc đặc biệt là vướng mắc trong triển khai các dự án quan trọng quốc gia, các dự án sử dụng vốn của Chương trình phục hồi kinh tế - xã hội để xử lý theo thẩm quyền…

Xem nội dung chi tiết tại đây: 

- PHÓ CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN ĐỨC HẢI CHỦ TRÌ CUỘC LÀM VIỆC VỚI CÁC BỘ, NGÀNH VỀ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 43/2022/QH15 VÀ NGHỊ QUYẾT VỀ MỘT SỐ DỰ ÁN QUAN TRỌNG QUỐC GIA

- RÀ SOÁT NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG TRIỂN KHAI DỰ ÁN QUAN TRỌNG QUỐC GIA, DỰ ÁN SỬ DỤNG VỐN CỦA CHƯƠNG TRÌNH PHỤC HỒI KT-XH

* Kết luận buổi làm việc, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải - Trưởng Đoàn giám sát cho biết, Đoàn giám sát đánh giá cao các báo cáo của các Bộ, ngành; các báo cáo đã bám sát yêu cầu của đề cương, chuẩn bị tương đối kỹ lưỡng, công phu. Tại buổi làm việc, các thành viên đoàn giám sát, các đại biểu dự họp đã phát biểu nhiều nhận định, đánh giá có căn cứ pháp lý và kinh nghiệm thực tiễn, là cơ sở quan trọng để Đoàn giám sát nghiên cứu, tiếp tục làm việc với các cơ quan, đơn vị và tổng hợp, xây dựng dự thảo Báo cáo kết quả giám sát, dự thảo Nghị quyết giám sát, trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7.

Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐOÀN GIÁM SÁT CỦA QUỐC HỘI LÀM VIỆC VỚI CÁC BỘ, NGÀNH VỀ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 43/2022/QH15 VÀ NGHỊ QUYẾT VỀ MỘT SỐ DỰ ÁN QUAN TRỌNG QUỐC GIA

* Sáng 19/3 tại Trụ sở các cơ quan của Quốc hội, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh tổ chức phiên họp mở rộng, thẩm tra sơ bộ dự án Luật Phòng không nhân dân. Trung tướng Lê Tấn Tới - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Chủ trì phiên họp.

Với tinh thần làm việc nghiêm túc, trách nhiệm, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới đề nghị các đại biểu, thành viên Ủy ban Quốc phòng và An ninh, đại diện các cơ quan của Quốc hội tích cực tham gia ý kiến thẳng thắn đối với Tờ trình, Hồ sơ dự án Luật để Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh hoàn thiện Báo cáo thẩm tra, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp chuyên đề pháp luật tới đây.

Xem nội dung chi tiết tại đây: THƯỜNG TRỰC ỦY BAN QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH THẨM TRA SƠ BỘ DỰ ÁN LUẬT PHÒNG KHÔNG NHÂN DÂN

* Thảo luận tại phiên họp, các đại biểu cơ bản nhất trí với sự cần thiết ban hành Luật quy định về phòng không nhân dân để đảm bảo thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật, phù hợp với thực tiễn và đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ quản lý, bảo vệ vững chắc bầu trời Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Xem nội dung chi tiết tại đây: CẦN THIẾT BAN HÀNH LUẬT PHÒNG KHÔNG NHÂN DÂN

* Chiều 19/3, Đoàn Giám sát chuyên đề “Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023” làm việc với 04 Bộ gồm: Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Phát biểu tại cuộc họp, Trưởng Ban Công tác đại biểu, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Thị Thanh, Phó Trưởng Đoàn giám sát nhấn mạnh: Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội được Quốc hội ban hành là một trong những quyết sách mang tính lịch sử góp phần tạo sức bật mới cho đất nước. Việc ban hành Nghị quyết số 43/2022/QH15 cho thấy một Quốc hội luôn đồng hành quyết liệt, kịp thời cùng Chính phủ để giải quyết những khó khăn, vướng mắc mà thực tế đặt ra; thể hiện một Quốc hội năng động, hành động, trách nhiệm, vì người dân, vì đất nước.

Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐOÀN GIÁM SÁT CỦA QUỐC HỘI LÀM VIỆC VỚI 04 BỘ VỀ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 43/2022/QH15 VÀ NGHỊ QUYẾT VỀ MỘT SỐ DỰ ÁN QUAN TRỌNG QUỐC GIA

* Để chuẩn bị nội dung báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 3, chiều 19/3 tại Trụ sở các cơ quan của Quốc hội, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh tổ chức phiên họp mở rộng, thẩm tra sơ bộ dự án Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi). Trung tướng Lê Tấn Tới - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Chủ trì phiên họp.

Tại phiên họp, các đại biểu đã tập trung thảo luận về sự cần thiết sửa đổi Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; phạm vi điều chỉnh cũng như sự phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, sự phù hợp với Hiến pháp, tính thống nhất trong hệ thống pháp luật, sự tương thích với các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên.

Xem nội dung chi tiết tại đây: THƯỜNG TRỰC ỦY BAN QUỐC PHÒNG AN NINH HỌP PHIÊN MỞ RỘNG, THẨM TRA SƠ BỘ DỰ ÁN LUẬT QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VŨ KHÍ, VẬT LIỆU NỔ VÀ CÔNG CỤ HỖ TRỢ (SỬA ĐỔI)

* Chiều 19/3, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội phối hợp với Ủy ban Tư pháp của Quốc hội tổ chức hội thảo "Góp ý dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi)”. TS.Nguyễn Văn Hiển, Viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp chủ trì hội thảo.

Phát biểu khai mạc hội thảo, Viện trưởng Nguyễn Văn Hiển nhấn mạnh, với tính chất là cơ quan nghiên cứu khoa học của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; thực hiện chức năng tham vấn ý kiến chuyên gia, Viện Nghiên cứu lập pháp mong muốn hội thảo sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp tâm huyết, sâu sắc để cùng với các cơ quan chức năng cung cấp thêm thông tin cũng như các luận cứ khoa học và căn cứ thực tiễn nhằm phục vụ thiết thực cho các vị Đại biểu Quốc hội, các cơ quan Quốc hội trong quá trình thẩm tra, cho ý kiến về dự án Luật.

Xem nội dung chi tiết tại đây: GÓP Ý DỰ THẢO LUẬT PHÒNG, CHỐNG MUA BÁN NGƯỜI (SỬA ĐỔI)

* Báo cáo về công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 02/2024, Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình cho biết, tình hình công dân khiếu nại, tố cáo có chiều hướng giảm nhiều, các cơ quan đã cố gắng, tích cực giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến trước và sau Kỳ họp thứ 6.

Xem nội dung chi tiết tại đây: CÁC CƠ QUAN ĐÃ TÍCH CỰC GIẢI QUYẾT, TRẢ LỜI KIẾN NGHỊ CỬ TRI GỬI ĐẾN TRƯỚC VÀ SAU KỲ HỌP THỨ 6

* Tại Phiên họp thứ 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều 19/3, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà khẳng định sự cần thiết thành lập phường An Điền, An Tây thuộc thị xã Bến Cát và thành lập thành phố Bến Cát, tỉnh Bình Dương; thành lập, sắp xếp các phường thuộfc thị xã Gò Công và thành lập thành phố Gò Công, tỉnh Tiền Giang.

Xem nội dung chi tiết tại đây: CẦN THIẾT THÀNH LẬP CÁC PHƯỜNG, THÀNH PHỐ THUỘC TỈNH BÌNH DƯƠNG VÀ TIỀN GIANG

* Tại Hội nghị triển khai Nghị quyết số 969/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hướng dẫn việc tổ chức hoạt động giải trình tại phiên họp Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm đề xuất một số giải pháp để triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 969 và nâng cao chất lượng hoạt động giải trình. Trong đó, nhấn mạnh việc lựa chọn nội dung, vấn đề giải trình phải có trọng tâm, trọng điểm, mang tính thời sự gắn với mục tiêu giám sát.

Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM TRIỂN KHAI HIỆU QUẢ NGHỊ QUYẾT 969 VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG GIẢI TRÌNH

* Trong khuôn khổ Hội nghị, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Trường Giang cho biết, thời gian tới Thường trực Ủy ban Pháp luật tiếp tục quán triệt nội dung và yêu cầu của Nghị quyết số tới các đại biểu Quốc hội là thành viên Ủy ban; chủ động phát hiện các vấn đề nóng, phát sinh từ thực tiễn thuộc lĩnh vực Ủy ban phụ trách; chuẩn bị kỹ lưỡng nội dung, kết luận phiên giải trình; đồng thời tăng cường theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các kết luận về vấn đề được giải trình.

Xem nội dung chi tiết tại đây: PHÁT HIỆN CÁC VẤN ĐỀ NÓNG, PHÁT SINH TỪ THỰC TIỄN ĐỂ LỰA CHỌN ĐÚNG, TRÚNG, KỊP THỜI VẤN ĐỀ GIẢI TRÌNH TẠI PHIÊN HỌP CỦA ỦY BAN PHÁP LUẬT

* Để triển khai hiệu quả Nghị quyết 969/NQ-UBTVQH15, nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của các phiên giải trình của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Nguyễn Thị Kim An cho rằng, việc quyết định tổ chức giải trình cần được Ủy ban xem xét quyết định trong Chương trình giám sát hàng năm và ban hành Nghị quyết để thực hiện. Đối với những nội dung giải trình mang tính thời sự thì cần có nguồn lực, cơ chế huy động để triển khai nhằm đảm bảo hiệu quả.

Xem nội dung chi tiết tại đây: QUY ĐỊNH RÕ CƠ CHẾ HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TRIỂN KHAI CÁC PHIÊN GIẢI TRÌNH CỦA HỘI ĐỒNG DÂN TỘC, CÁC ỦY BAN CỦA QUỐC HỘI

* Tại Hội nghị triển khai Nghị quyết số 969/NQ-UBTVQH15 hướng dẫn việc tổ chức hoạt động giải trình tại Phiên họp Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Đỗ Thị Lan khẳng định, việc tổ chức phiên giải trình tại Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội có ý nghĩa quan trọng nhằm làm rõ những vấn đề, vụ việc cụ thể có tính thời sự, bức xúc, nổi lên trong thực tiễn đời sống xã hội, từ đó tăng cường trách nhiệm giải quyết của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan, thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc sống.

Xem nội dung chi tiết tại đây: KẾT LUẬN CỦA PHIÊN GIẢI TRÌNH CẦN ĐÁNH GIÁ KHÁCH QUAN, TĂNG CƯỜNG TRÁCH NHIỆM GIẢI QUYẾT CỦA CÁC CƠ QUAN LIÊN QUAN

* Chia sẻ với Cổng Thông tin điện tử Quốc hội sau phiên chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực ngoại giao, đại biểu Nguyễn Anh Trí – Đoàn ĐBQH Tp. Hà Nội đánh giá, với tinh thần trách nhiệm cao, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trả lời rõ ràng, rành mạch, đi thẳng vào các vấn đề ĐBQH quan tâm chất vấn; đồng thời đưa ra các giải pháp góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác điều hành, lĩnh vực quản lý đáp ứng yêu cầu, kỳ vọng của cử tri và Nhân dân cả nước.

Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐBQH NGUYỄN ANH TRÍ: BỘ TRƯỞNG BÙI THANH SƠN RẤT THÔNG HIỂU, TRẢ LỜI THẲNG VÀO CÁC VẤN ĐỀ ĐBQH QUAN TÂM CHẤT VẤN

* Cho rằng Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trả lời đúng nội dung trọng tâm về vấn đề “ngoại giao văn hóa” của mình tại Phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương Nguyễn Thị Việt Nga nhấn mạnh trong thời gian tới, ngành ngoại giao cần tiếp tục chú trọng đẩy mạnh ngoại giao văn hóa, bởi đây chính là nền tảng, động lực cho ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế đất nước.

Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐBQH NGUYỄN THỊ VIỆT NGA: NGOẠI GIAO VĂN HOÁ LÀ NỀN TẢNG, ĐỘNG LỰC CHO NGOẠI GIAO CHÍNH TRỊ, NGOẠI GIAO KINH TẾ

* Việc xây dựng dự án Luật Địa chất và khoáng sản được kỳ vọng là góp phần xây dựng chính sách khai khoáng một cách rõ ràng, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội. Theo đó, Việt Nam cũng cần lắng nghe chia sẻ, nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm của các tổ chức, công ty quốc tế về nội dung này…

Xem nội dung chi tiết tại đây: TẠO ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI CHO CÁC DOANH NGHIỆP HOẠT ĐỘNG THÔNG QUA XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH KHAI KHOÁNG RÕ RÀNG

Thế Hà

Các bài viết khác