|
Ảnh: Vietnamnet |
Về vấn đề định hướng phát triển khoa học trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Bộ đã trình Quốc hội tăng 2% ngân sách hàng năm để đầu từ vào ngành khoa học. Bộ trưởng cũng cho biết, con số bổ sung thêm kinh phí cho chương trình 134, có tổng chi phí hiện nay là hơn 3000 tỉ là 510 tỉ và sẽ tiếp tục kéo dài chương trình này.
Theo Bộ trưởng, nhà ở thuộc diện hành chính sự nghiệp thuộc diện được bán, nhưng phải giải trình cụ thể. Các nhà thuộc diện danh mục không được bán là biệt thự đang làm công vụ, các nhà thuộc khu vực Ba Đình và các nhà có đặc trưng về kiến trúc....Bộ Tài chính đã ban hành thông tư 83 hướng dẫn cụ thể về trụ sở cho các cơ quan hành chính, hành chính sự nghiệp để các cơ quan này chủ động bố trí sắp xếp lại cơ quan theo đúng nghị định đưa ra.
Các câu hỏi mà đại biểu Quốc hội đặt ra cho Bộ trưởng Vũ Văn Ninh chủ yếu xoáy vào các vấn đề: nhà công nhà tư, giải trình ngân sách nhà nước và cổ phần các doanh nghiệp nhà nước.... Đại biểu Nguyễn Minh Thuyết hỏi: Hiện có quyết định rõ ràng nào về việc xác định nhà công nhà tư, nên thời gian vừa qua xảy ra khá nhiều vụ biến nhà công thành nhà tư. Vậy Bộ Tài chính tham mưu cho Chính phủ như thế nào để giải quyết vấn đề này? Đại biểu Dương Trung Quốc (Đồng Nai) lại thắc mắc con số bán các nhà công là bao nhiêu và con số có được công bố rộng rãi hay là được coi là bí mật quốc gia? Đại biểu Huỳnh Văn Lập lại muốn được Bộ trưởng giải thích thế nào là nhà công vụ và theo cáo báo giải trình của Bộ trưởng, có 43 biệt thự không được bán, nhưng trên tổng số bao nhiêu biệt thự? Một số đại biểu lại quan tâm đến việc bồi thường đất đai và khung giá đất do Nhà nước quy định là dựa trên tiêu chí nào?
Bộ trưởng Vũ Văn Ninh thừa nhận việc biến nhà công thành nhà tư đang là một vấn nạn lớn. Hiện nay chưa có quy định cụ thế nào về việc bán nhà công vụ cho dân. Từ trước, chúng ta chỉ thực hiện chủ trương bao cấp nhà ở cho công dân viên chức..., trong đó có bán nhà cho cán bộ đang ở nhà sở hữu của nhà nước. Hiện Chính phủ đang thực hiện nhiều biện pháp để giải quyết vấn đề này. Bộ trưởng khẳng định số tiền bán nhà công không phải là một bí mật quốc gia. Theo Bộ trưởng, hiện nay có khoảng trên dưới 700 biệt thự công.
Về vấn đề cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, Bộ trưởng cho biết số liệu các bản ghi tồn ghi chi của cổ phần hóa doanh nghiệp nước được căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh của các đơ vị kinh doanh. Tại phiên chất vấn, Bộ trưởng đã giải trình cụ thể các con số thu, chi trên trước đại biểu quốc hội và giải thích rõ ràng việc quản lý các khoản thu chi này như thế nào. Liên quan tới giá đất, Bộ trưởng cho biết Bộ đã vạch ra một khung giá đất cụ thể, trong đó giá đất căn cứ trên 7 mục đích và có nhiều bảng giá cụ thể cho từng khu vực. Hiện Bộ đang lấy ý kiến các các địa phương để sửa nghị định 87 một cách sớm nhất.
Đại biểu Lê Văn Tâm khá quan tâm để vấn đề tăng giá điện và gian lận thuế. Bộ trưởng cho hay việc phát triển giá điện theo thị trường là cần thiết, là căn cứ để các doanh nghiệp thực hiện một cách đầy đủ, trung thực chi phí của mình. Hơn nữa, tăng giá điện là giải pháp bổ sung nguồn vốn cho ngành này. Tuy nhiên, Chính phủ cũng đang bàn để hạn chế thấp nhất những bất lợi cho nông dân và công nhân viên chức khi giá điện tăng. Theo số liệu mà Bộ trưởng cung cấp, qua công tác thanh tra kiểm tra của Công an Thuế, điều tra và thanh tra đã phát hiện ra 141 doanh nghiệp có gian lận trong việc hoàn thuế giá trị gia tăng hơn 300 tỉ đồng. Tuy nhên, Hiện Bộ đã thu hồi được gần hết số tiền gian lận này. Do Ngành thuế phối hợp với nhiều ngành công an, thanh tra... nên các vụ vi phạm kiều này đã giảm đi rất nhiều. Tuy nhiên, Bộ Tài chính vẫn đang soạn thảo để sửa lại khoản D điều 10 để hạn chế tình trạng lập hồ số khống đối với các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng nông lâm nghiệp....