Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 93c163a1-b981-90f0-dd35-d9aa1275acd5.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH Nguyễn Thị Ngọc Xuân: Cần có hướng đi trọng tâm, bố trí nguồn lực xứng đáng cho các thiết chế về thư viện, văn hóa, thể thao

03/11/2024

Chia sẻ bên lề Phiên thảo luận ở hội trường về Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa tại Kỳ họp thứ 8, đại biểu Nguyễn Thị Ngọc Xuân - Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương kiến nghị nghiên cứu đề xuất mục tiêu xây dựng các thư viện, các trung tâm thể thao - văn hóa trong các trường học phù hợp với tình hình thực tế để bồi dưỡng, phát triển thể chất, năng khiếu và tư duy cho thế hệ trẻ từ sớm. Đồng thời cần có hướng đi trọng tâm và bố trí nguồn lực xứng đáng cho vấn đề này.

Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa: Phân cấp tối đa cho địa phương thực hiện

Mới đây, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã thảo luận ở hội trường về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035. Cổng Thông tin điện tử Quốc hội đã có cuộc trao đổi bên lề nghị trường với đại biểu Nguyễn Thị Ngọc Xuân - Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương xoay quanh nội dung Chương trình này.

Đại biểu Nguyễn Thị Ngọc Xuân - Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương

Bổ sung chỉ tiêu đến năm 2030 có ít nhất 50% đơn vị hành chính cấp huyện có nhà thiếu nhi

Phóng viên: Tại Kỳ họp thứ 8, Chính phủ đã trình Quốc hội xem xét, phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035. Qua nghiên cứu chủ trương đầu tư Chương trình, đại biểu quan tâm đến các mục tiêu, chỉ tiêu nào và có đề xuất gì cho vấn đề này?

Đại biểu Nguyễn Thị Ngọc Xuân - Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương: Tôi cơ bản thống nhất nội dung tài liệu trình Quốc hội tại Kỳ họp này về Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035.

Qua nghiên cứu chủ trương đầu tư Chương trình này và tham gia góp ý nhằm hoàn thiện Chương trình, tôi trân trọng kiến nghị xem xét, sửa đổi, bổ sung về một số chỉ tiêu đề ra tại Chương trình từ một số căn cứ sau đây.

Căn cứ Điều 41 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa”, trong đó có thiếu nhi.

Theo khoản 2 Điều 45 của Luật Trẻ em 2016 được sửa đổi, bổ sung tại Luật số 28/2018/QH14 quy định: “Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm bố trí quỹ đất, đầu tư xây dựng điểm vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao cho trẻ em; bảo đảm điều kiện, thời gian, thời điểm thích hợp để trẻ em được tham gia hoạt động tại các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở”.

Đồng thời, tại Quyết định số 2164/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở giai đoạn 2013 - 2020, định hướng đến năm 2030 (Quyết định số 2164/QĐ-TTg), đã xác định mục tiêu đến năm 2020 có 100% số đơn vị cấp tỉnh có cung thiếu nhi, nhà thiếu nhi hoặc trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi; 30% số đơn vị hành chính cấp huyện có nhà thiếu nhi và định hướng đến năm 2030 đạt tỷ lệ 50% số đơn vị hành chính cấp huyện có nhà thiếu nhi.

Ngoài ra, tại Công văn 07/TTg-QHĐP ngày 12/1/2023 về việc trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội liên quan đến vấn đề sáp nhập, chuyển đổi nhà thiếu nhi và việc bảo đảm sân chơi cho các em, Thủ tướng Chính phủ đã trả lời: “Không sáp nhập các cung thiếu nhi, nhà thiếu nhi với các đơn vị sự nghiệp có chức năng không tương đồng; đồng thời, chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương phối hợp, triển khai có hiệu quả hệ thống thể chế văn hóa, thể thao cơ sở được phát triển đồng bộ, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa, thể thao, vui chơi, giải trí của nhân dân (trong đó có đối tượng thụ hưởng văn hóa là thanh thiếu niên)… Cùng với đó, đề nghị Trung ương Đoàn phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các bộ, ngành, cơ quan có liên quan tham mưu, hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, bộ máy cho hệ thống nhà thiếu nhi ở các địa phương bảo đảm thực hiện đúng các quy định hiện hành và tạo môi trường thuận lợi nhất cho đối tượng thanh thiếu nhi phát triển”.

Từ những căn cứ và phân tích nêu trên, tôi trân trọng kiến nghị bổ sung chỉ tiêu: Đến năm 2030, có ít nhất 50% số đơn vị hành chính cấp huyện có nhà thiếu nhi và đến năm 2035 phấn đấu có ít nhất 80% số đơn vị hành chính cấp huyện có nhà thiếu nhi (cung thiếu nhi) đạt chuẩn, ở những nơi có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển thì phấn đấu thành lập và duy trì hiệu quả thiết chế văn hóa cho thanh niên, qua đó góp phần tạo môi trường thuận lợi nhất cho đối tượng thanh thiếu nhi phát triển.

Đề xuất mục tiêu xây dựng các thư viện, trung tâm thể thao - văn hóa trong các trường học

Phóng viên: Theo Tờ trình của Chính phủ, Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa trình Quốc hội tại Kỳ họp này gồm 07 mục tiêu tổng quát và 09 nhóm mục tiêu cụ thể. Qua các ý kiến đã phát biểu ở hội trường và nghiên cứu nội dung Chương trình, đại biểu quan tâm đến mục tiêu cụ thể nào và kiến nghị gì nhằm hoàn thiện Chương trình?

Đại biểu Nguyễn Thị Ngọc Xuân - Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương: Theo Tờ trình của Chính phủ, về mục tiêu cụ thể đến năm 2030, mục tiêu số 9 nêu rõ: “Hàng năm, có ít nhất 05 sự kiện quốc tế lớn về văn hóa, nghệ thuật tại nước ngoài có sự tham gia chính thức của Việt Nam”.

Tôi kiến nghị xem xét, kỹ lưỡng mục tiêu này vì hiện nay các sự kiện kinh tế, chính trị, văn hóa thường đan xen, gắn liền với nhau, đồng thời mục tiêu này chưa rõ nội hàm “sự kiện quốc tế lớn” với tiêu chí, tính chất như thế nào, quy mô khu vực châu lục hay quy mô toàn cầu; đồng thời, nội dung “có sự tham gia chính thức của Việt Nam” cũng chưa rõ do Chính phủ, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tổ chức Đoàn ra nước ngoài hay do các bộ, ngành, đoàn thể khác hay ở quy mô chính quyền địa phương cấp tỉnh của Việt Nam tham gia.

Hiện nay, hoạt động hội nhập rất sâu rộng, việc thành lập các Đoàn ra nước ngoài để học tập, giao lưu văn hóa và tham gia các sự kiện quốc tế do các quốc gia, các tổ chức quốc tế mời hoặc do các cơ quan, địa phương Việt Nam chủ động thực hiện diễn ra rất thường xuyên, chưa kể đến các tổ chức khu vực ngoài Nhà nước cũng rất quan tâm đến tổ chức loại hình này với tính chất, quy mô, loại hình đa đạng, phong phú.

Vì vậy, tôi cho rằng, việc đưa mục tiêu này trong Chương trình là chưa rõ và cũng không cần thiết, cần phải đánh giá, xem xét kỹ lưỡng và có tính thuyết phục hơn. Bên cạnh đó, tôi kiến nghị nghiên cứu đề xuất mục tiêu xây dựng các thư viện, các trung tâm thể thao - văn hóa trong các trường phổ thông và các trường cao đẳng, đại học phù hợp với tình hình thực tế để bồi dưỡng và phát triển thể chất, tư duy, trí tuệ, năng khiếu cho thế hệ trẻ từ sớm.

Qua những lần được cử đi học tập, công tác tại nước ngoài, có dịp tham quan các trường học, nhất là các trường đại học, trung học ở nước ngoài, tôi nhận thấy các thiết chế về thư viện, thể thao, văn hóa, không gian nghiên cứu khoa học được đầu tư bài bản, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, thu hút được rất nhiều học sinh, sinh viên tham gia. Vì vậy, tôi mong muốn trong Chương trình này, cần có hướng đi trọng tâm và bố trí nguồn lực xứng đáng cho vấn đề này.

Thư viện tại một trường Đại học ở Tp. Hồ Chí Minh (Ảnh minh họa)

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với phân bổ nguồn lực cho địa phương

Phóng viên: Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035. Vậy đại biểu có đề xuất, kiến nghị gì để Chương trình khi triển khai thực hiện đảm bảo hiệu quả, khả thi, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn?

Đại biểu Nguyễn Thị Ngọc Xuân - Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương: Để Chương trình này thật sự hiệu quả, khả thi trong thực tiễn, tôi kiến nghị cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với phân bổ nguồn lực cho cấp tỉnh, quy định lộ trình cụ thể cho địa phương, thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, đánh giá tiến độ, kết quả thực hiện so với mục tiêu đề ra; kịp thời giải quyết những vướng mắc, khó khăn phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện tại các địa phương.

Đồng thời, để các thiết chế văn hóa, thể thao phát huy hiệu quả, Chương trình cần đề cập, nêu rõ các vấn đề về thành lập bộ máy tổ chức, bố trí biên chế, con người đối với các đơn vị xây dựng mới, cơ chế liên doanh, liên kết, cơ chế tự chủ trong các đơn vị sự nghiệp công lập, tùy theo loại hình, quy mô, đặc trưng, cần có hướng dẫn riêng, chi tiết của Chính phủ, tránh tình trạng một số nơi cho thành lập thiết chế văn hóa tại cơ sở cho công nhân, cho thiếu nhi nhưng không quan tâm bố trí con người, điều kiện hoạt động, dẫn đến lãng phí.

Vì vậy, tôi kiến nghị Chính phủ chỉ đạo rà soát, hoàn thiện quy định pháp luật về vấn đề này, nhất là quy định tiêu chuẩn, định mức liên quan đến các thiết chế văn hóa ở cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã cho phù hợp với quy mô dân số, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, đặc thù từng loại hình văn hóa.

Phóng viên: Trân trọng cảm ơn đại biểu./.

Bích Ngọc - Phạm Thắng