Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 495066a1-a963-90f0-dd35-dea0b42328f4.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

Cần hoàn thiện nội dung về khu vực bảo vệ di tích trong dự án Luật Di sản văn hoá (sửa đổi)

15/10/2024

Góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) dự kiến sẽ được Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 8 sắp tới, Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Điện Biên - Lò Thị Luyến cho rằng, Cơ quan soạn thảo cần tiếp tục rà soát nội dung liên quan đến khu vực bảo vệ di tích.

Ủy ban Văn hóa, Giáo dục cho ý kiến về dự thảo Báo cáo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Các đại biểu tại Phiên họp

Đã bám sát mục tiêu, chính sách lớn được Quốc hội thông qua

Tại Kỳ họp thứ 7 (tháng 6/2024), Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi). Ngay sau Kỳ họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã chỉ đạo Cơ quan thẩm tra (Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục) chủ trì, phối hợp với Cơ quan chủ trì soạn thảo (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) và các cơ quan có liên quan tổng hợp, nghiên cứu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội (ĐBQH), làm việc với một số cơ quan, đơn vị để có thêm thông tin và cơ sở thực tiễn phục vụ công tác giải trình, tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật.

Sau khi được tiếp thu, chỉnh lý, dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) có bố cục gồm: 09 chương, 100 điều, giảm 02 điều so với dự thảo trình tại Kỳ họp thứ 7; đã bám sát các mục tiêu, quan điểm, chính sách lớn được Quốc hội thông qua; thể chế hóa chủ trương của Đảng, khắc phục những bất cập, hạn chế trong quá trình thực hiện Luật Di sản văn hóa; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Tiếp tục hoàn thiện nội dung liên quan đến khu vực bảo vệ di tích

Để hoàn thiện dự thảo Luật trước khi trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 8 sắp tới, tại Phiên họp toàn thể lần thứ 8 của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Điện Biên Lò Thị Luyến cho rằng, Cơ quan soạn thảo cần tiếp tục rà soát nội dung liên quan đến khu vực bảo vệ di tích, nguyên tắc xác định phạm vi và cắm mốc giới các khu vực bảo vệ di tích và điều chỉnh khu vực bảo vệ di tích.

Hiện nay, khoản 7 Điều 27 của dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) đang quy định: “... Việc cắm mốc giới khu vực bảo vệ di tích phải được tiến hành sau thời điểm di tích được xếp hạng theo quy định của Luật này...”. Theo đại biểu Lò Thị Luyến, dự thảo Luật cần quy định khoảng thời gian cụ thể phải thực hiện cắm mốc giới sau khi di tích được xếp hạng để đảm bảo rõ ràng và thống nhất áp dụng khi Luật có hiệu lực thi hành.

Bên cạnh đó, tại điểm b, khoản 7, Điều 27 dự thảo Luật quy định: “b) Cột mốc phải được làm bằng chất liệu bền vững và đặt ở vị trí dễ nhận biết; hình dáng, màu sắc, kích thước cột mốc phải phù hợp với môi trường, cảnh quan của di tích và không làm ảnh hưởng đến yếu tố gốc cấu thành di tích". Đại biểu Lò Thị Luyến cho rằng, Cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu bổ sung thêm nội dung quy định trong trường hợp tại vị trí khoanh vùng có kết cấu địa hình không đảm bảo cho việc cắm mốc giới khu vực bảo vệ di tích thì có thể gửi mốc giới khu vực bảo vệ di tích và việc gửi mốc giới khu vực bảo vệ di tích phải được thể hiện rõ trên bản đồ.

Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Điện Biên Lò Thị Luyến

“Bởi trên thực tế tại nhiều điểm di tích có địa hình đặc biệt phức tạp, diện tích khoanh vùng là ao, hồ, sông, suối, núi đá cao... không thể cắm mốc di tích trên thực địa, vì vậy cần thiết phải gửi mốc và thể hiện tọa độ mốc giới gửi trên bản đồ nhằm thuận lợi cho công tác quản lý di tích.”, đại biểu Lò Thị Luyến nêu rõ.

Theo đại biểu, nội dung này cần được thể hiện lại. Cụ thể: “b) Cột mốc phải được làm bằng chất liệu bền vững và đặt ở vị trí dễ nhận biết; hình dáng, màu sắc, kích thước cột mốc phải phù hợp với môi trường, cảnh quan của di tích và không làm ảnh hưởng đến yếu tố gốc cấu thành di tích. Trong trường hợp tại vị trí khoanh vùng có kết cấu địa hình không đảm bảo cho việc cắm mốc giới khu vực bảo vệ di tích thì có thể gửi mốc giới khu vực bảo vệ di tích và việc gửi mốc giới khu vực bảo vệ di tích phải được thể hiện rõ trên bản đồ.”.

Liên quan đến dự án đầu tư, xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ nằm ngoài khu vực bảo vệ di tích, di sản thế giới (Điều 30), đại biểu Lò Thị Luyến cho biết, di tích có Khu vực bảo vệ I và Khu vực bảo vệ II. Trong đó Khu vực bảo vệ I là vùng có yếu tố gốc cấu thành di tích phải được bảo vệ nguyên trạng về mặt bằng và không gian của các yếu tố gốc cấu thành di tích; Khu vực bảo vệ II là khu vực bao quanh hoặc tiếp giáp khu vực bảo vệ I của di tích, di sản để bảo vệ cảnh quan văn hóa của di tích, di sản. Đại biểu Lò Thị Luyến cho rằng, việc đầu tư dự án, xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ trong các khu vực di tích này cần được quản lý một cách chặt chẽ để bảo vệ toàn vẹn yếu tố gốc cũng như giá trị cảnh quan của di tích.

Đảm bảo thuận lợi cho việc triển khai thực hiện khi Luật có hiệu lực thi hành

Ngoài ra, về việc thu hồi, mua và đưa di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia có nguồn gốc Việt Nam ở nước ngoài về nước, khoản 5 Điều 51 dự thảo Luật đang quy định: “5. Trường hợp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xác định, đề xuất phương án thu hồi, mua ở nước ngoài về nước, Thủ tướng Chính phủ quyết định phương án cho thu hồi hoặc dùng ngân sách Nhà nước mua, đưa về Việt Nam; di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia được tổ chức, cá nhân mua, đưa về Việt Nam để lưu giữ, trưng bày không vì mục đích lợi nhuận hoặc hiến tặng cho nhà nước thì được hưởng chế độ ưu đãi về thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng và các loại thuế, phí liên quan khác và chi phí thực hiện được tính vào khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân”.

Đối với nội dung này, để thuận lợi cho việc triển khai thực hiện khi Luật có hiệu lực thi hành, đại biểu Lò Thị Luyến đề nghị giao Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn việc triển khai thực hiện khoản này. 

Bên cạnh đó, đại biểu đề nghị Cơ quan soạn thảo nghiên cứu bổ sung thêm quy định giải thích đối với các cụm từ: “đồ tạo tác”, “cộng đồng chủ thể di sản” để đảm bảo quy định được rõ ràng, tạo cách hiểu thống nhất, thuận lợi cho việc triển khai thực hiện khi Luật có hiệu lực thi hành; rà soát trong toàn bộ nội dung dự thảo Luật chỉnh sửa cụm từ “trái phép” thành “trái pháp luật” để bảo đảm chính xác và thống nhất với quy định của các điều khoản khác trong dự thảo Luật./.

Thu Phương