Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 558966a1-f96c-90f0-19a0-50ca529c143d.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH PHẠM TRỌNG NGHĨA: ĐẢM BẢO SỰ THỐNG NHẤT VÀ CHẶT CHẼ TRONG CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA LỰC LƯỢNG PHÒNG KHÔNG NHÂN DÂN

19/06/2024

Chiều 19/6, góp ý tại Phiên thảo luận Tổ về dự án Luật Phòng không nhân dân, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa – Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn, đề nghị cơ quan soạn thảo phân tích rõ hơn để bảo đảm sự thống nhất và chặt chẽ trong chức năng, nhiệm vụ của lực lượng phòng không nhân dân với lực lượng dân quân tự vệ cũng như mối quan hệ giữa lực lượng phòng không nhân dân với lực lượng phòng không quân của quân đội.

CẦN THIẾT BAN HÀNH LUẬT PHÒNG KHÔNG NHÂN DÂN

Quang cảnh Phiên thảo luận tại Tổ 13 chiều 19/6

Trên cơ sở 05 chính sách đã được Quốc hội thông qua, dự thảo Luật Phòng không nhân dân được xây dựng gồm 08 chương với 54 điều, quy định về xây dựng, huy động lực lượng; hoạt động phòng không nhân dân; quản lý tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ và bảo đảm an toàn phòng không; nguồn lực, chế độ, chính sách, trang bị và quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đối với phòng không nhân dân.

Hồ sơ đáp ứng quy định của Luật BHVBQPPL.

Tham gia thảo luận tại Tổ 13, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa - Đoàn DDBQH tỉnh Lạng Sơn cho rằng, Hồ sơ dự án luật đáp ứng quy định của Luật Ban hành Văn bản Quy phạm pháp luật (BHVBQPPL). Bên cạnh các tài liệu bắt buộc còn có thêm Báo cáo sơ bộ nghiên cứu kinh nghiệm nước ngoài; Báo cáo Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật số 466/BC-BQP ngày 5/2/2024 đã rà soát 11 văn bản của Đảng, 111 văn bản QPPL.

Tuy nhiên, đại biểu đề nghị, cần bổ sung rà soát đối với các Luật mới được Quốc hội thông qua như Luật Đất đai (2023), Luật Giá (2023), Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự (2023) và các Dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, Dự thảo Luật quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ  … để bảo đảm tính tương thích.

Ngoài ra, đề nghị bổ sung Báo cáo rà soát tính tương thích với điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa - Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn tham gia phát biểu tại phiên thảo luận Tổ

Đảm bảo sự thống nhất và chặt chẽ trong chức năng, nhiệm vụ của lực lượng phòng không nhân dân

Về phạm vi điều chỉnh, theo đại biểu Dự thảo Luật đã bám sát 05 chính sách trong Đề nghị xây dựng Luật đã được Quốc hội thông qua. Tuy nhiên, đề nghị cơ quan soạn thảo phân tích rõ hơn để bảo đảm sự thống nhất và chặt chẽ trong chức năng, nhiệm vụ của lực lượng phòng không nhân dân với lực lượng dân quân tự vệ cũng như mối quan hệ giữa lực lượng phòng không nhân dân với lực lượng phòng không quân của quân đội.

Liên quan đến giải thích từ ngữ, Khoản 7 Điều 2 Dự thảo Luật quy định: Phương tiện bay siêu nhẹ là các vật thể bay mà không phải là tàu bay không người lái, bao gồm các loại khí cầu, mô hình bay, dù bay, diều bay (trừ diều bay dân gian), mà khi bay có khả năng làm ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh và an toàn hàng không.

Tiếp đó, Khoản 2 Điều 21 Luật Hàng không Việt Nam quy định: “Phương tiện bay siêu nhẹ bao gồm các loại khí cầu và mô hình bay.

Khí cầu là thiết bị bay mà lực nâng được tạo bởi chất khí chứa trong vỏ bọc của nó, bao gồm khí cầu bay có người điều khiển và khí cầu bay không có người điều khiển. Mô hình bay bao gồm các loại tàu lượn được mô phỏng theo hình dáng, kiểu cách các loại máy bay, được gắn động cơ, được điều khiển bằng vô tuyến hoặc chương trình lập sẵn; các loại dù bay và diều bay có hoặc không có người điều khiển, trừ các loại diều bay dân gian”.

Do đó, đại biểu đề nghị rà soát lại quy định của Dự thảo để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật.

Đánh giá tác động kỹ lưỡng và giải trình rõ hơn đối với hoạt động “thiết kế” và “thử nghiệm” 

Về độ tuổi tham gia lực lượng phòng không nhân dân huy động: Khoản 1 Điều 14 Dự thảo Luật quy định: Công dân nam từ đủ 18 tuổi đến hết 45 tuổi, công dân nữ từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi; nếu tình nguyện tham gia thực hiện nhiệm vụ phòng không nhân dân thì có thể kéo dài đến hết 50 tuổi đối với nam, đến hết 45 tuổi đối với nữ.

Theo đại biểu, đến thời điểm Luật có hiệu lực vào năm 2026, thì độ tuổi nghỉ hưu của nam giới là 61 tuổi 6 tháng và nữ giới là 57. Do đó, đại biểu đề nghị Ban Soạn thảo bổ sung phân tích lý do lựa chọn độ tuổi từ 18 tuổi đến 45 tuổi đối với công dân nam và từ 18 tuổi đến 40 tuổi đối với công dân nữ.

Về thiết kế, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm, kinh doanh tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ (Điều 28): Dự thảo Luật quy định nhập khẩu, xuất khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ và phụ tùng kèm theo; thiết kế, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm, kinh doanh tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Đồng thời, Điều 53 bổ sung các hoạt động này vào danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện tại Phụ lục IV, Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 6 năm 2020.

Tuy nhiên, đại biểu đề nghị đánh giá tác động kỹ và giải trình rõ hơn đối với hoạt động “thiết kế” và “thử nghiệm” khi coi đây là ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

Về quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đối với PKND (Điều 37): Điểm c khoản 1 Điều 37 quy định: "Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có quyền được tham gia đầu tư xây dựng công trình PKND và được khai thác lợi ích do việc đầu tư mang lại.".

Theo đại biểu, Dự thảo Luật đã giải thích khái niệm công trình PKND: Công trình phòng không nhân dân là công trình xây dựng, địa hình, địa vật tự nhiên được xác định, cải tạo để phục vụ cho mục đích phòng tránh, đánh địch đột nhập, tiến công đường không (khoản 5 Điều 2).Tuy nhiên, nên làm rõ để tránh trùng lặp với công trình chuyên dùng của các bộ, ngành, công trình phòng thủ dân sự …

Về chế độ, chính sách đối với người được huy động làm nhiệm vụ phòng không nhân dân (Điều 42): Khoản 2 Điều 42 Dự thảo Luật quy định: Người được huy động tập huấn, bồi dưỡng, huấn luyện, diễn tập, làm nhiệm vụ phòng không nhân dân theo quyết định của cấp có thẩm quyền được chi trả tiền công lao động theo ngày huy động và được hỗ trợ tiền ăn, tiền tàu xe; trừ các đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc đã được hưởng chế độ chính sách theo quy định của pháp luật hiện hành.

Đại biểu đề nghị quy định mức tiền công này phải ít nhất bằng với mức hiện hưởng, đồng thời quy định cụ thể đối tượng trả lương (cấp huy động) cho người được huy động làm nhiệm vụ phòng không nhân dân để làm căn cứ quy định hướng dẫn tại Điều 11 của Dự thảo Nghị định../.                                                    

Lê Anh - Phạm Thắng

Các bài viết khác