Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 49a166a1-b9a3-90f0-dd35-d7e9561c19cf.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH NGUYỄN THỊ NGỌC XUÂN: TĂNG CƯỜNG CÁC GÓI CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ TRỰC TIẾP CHO DOANH NGHIỆP VÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG

25/05/2024

Góp ý tại phiên thảo luận ở hội trường vào sáng 25/5, đại biểu Nguyễn Thị Ngọc Xuân - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương kiến nghị cần tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, hoàn thiện môi trường sản xuất, kinh doanh, đồng thời cần có các chính sách hỗ trợ trực tiếp từ thuế, phí, lệ phí cho doanh nghiệp và đẩy nhanh tiến độ sửa đổi, ban hành các chính sách liên quan đến vấn đề này cũng như tăng các gói chính sách hỗ trợ về đào tạo, dạy nghề, giải quyết việc làm cho người lao động.

TỔNG THUẬT TRỰC TIẾP SÁNG 25/05: QUỐC HỘI GIÁM SÁT TỐI CAO VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 43/2022/QH15 VỀ PHỤC HỒI, PHÁT TRIỂN KT-XH, MỘT SỐ DỰ ÁN QUAN TRỌNG QUỐC GIA

Phát biểu thảo luận tại Hội trường về kết quả giám sát chuyên đề “việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023”, đại biểu Nguyễn Thị Ngọc Xuân - Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương cơ bản thống nhất với nội dung Báo cáo của Đoàn giám sát. Nhằm hoàn thiện giải pháp trong dự thảo Nghị quyết về tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện Nghị quyết 43/2022/QH15 và các Nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia, đại biểu Nguyễn Thị Ngọc Xuân kiến nghị các nội dung sau đây:

Chính phủ cần tổng kết, sửa đổi Luật Đầu tư công và các văn bản thi hành

Thứ nhất, về y tế, đại biểu cho biết, Nghị quyết 43/2022/QH15 được kỳ vọng bố trí 145 dự án, tổng số vốn đầu tư gần 13,5 nghìn tỷ đồng để đầu tư, nâng cao chất lượng hệ thống y tế, nhất là y tế cơ sở, y tế dự phòng. Tuy nhiên, qua báo cáo giám sát cho thấy, tổng số giải ngân chỉ đạt khoảng 6,8 nghìn tỷ đồng, tương đương 48% với nhiều nguyên nhân đã được nêu ra trong Báo cáo giám sát, trong đó có nguyên nhân là do các cơ quan chức năng chưa kịp thời ban hành các tiêu chuẩn, định mức liên quan đến đầu tư công, nhất là tiêu chuẩn định mức đầu tư các dự án về y tế, không có cấu phần xây dựng, liên quan đến các gói đầu tư trang thiết bị y tế cho các bệnh viện, trung tâm y tế…. gây khó khăn cho các địa phương.

Đại biểu Nguyễn Thị Ngọc Xuân - Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương

Một số dự án liên quan đến gói trang thiết bị y tế ở các địa phương giải ngân rất thấp…và nhiều dự án khác liên quan đến đầu tư trang thiết bị về y tế rất chậm, có nơi giải ngân 1% hoặc không thể thực hiện. Nội dung này, đại biểu cũng đã kiến nghị tại phiên thảo luận kinh tế - xã hội tại Kỳ họp thứ 6, nhưng đến nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn. Do đó, đại biểu Ngọc Xuân đề nghị Chính phủ cần sớm tổng kết, sửa đổi Luật Đầu tư công và các văn bản thi hành, xóa bỏ thủ tục không cần thiết để thực hiện đầu tư công ở nước ta nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Ngoài ra, cơ chế thanh quyết toán đối với công tác phòng, chống Covid-19, mặc dù tháng 01 năm 2023, Nghị quyết 80 của Quốc hội đã quyết nghị vấn đề này tại khoản 2 Điều 5; đến tháng 6 năm 2023, Nghị quyết 99 về giám sát chuyên đề phòng chống Covid-19 tiếp tục đề cập tại Điều 3, giao Chính phủ chỉ đạo tổ chức thực hiện và báo cáo kết quả tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, nhưng đến nay vẫn chưa có văn bản chi tiết thực hiện, gây rất nhiều khó khăn cho các địa phương. Theo như Bộ trưởng Bộ Y tế mới trả lời tại phiên thảo luận giải quyết kiến nghị cử tri vừa qua, khoảng tháng 5, tháng 6 tới đây sẽ trình Chính phủ ban hành Nghị định.

Đồng thời qua báo cáo giám sát này và nhiều báo cáo thẩm tra của các cơ quan của Quốc hội đã nêu: vẫn còn nhiều quyết nghị của Quốc hội, kiến nghị của các cơ quan của Quốc hội chậm được thực hiện. Đại biểu cũng kiến nghị trong các dự thảo Nghị quyết lần này cần có phương án, thời gian cụ thể để giải quyết khó khăn cho từng lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực y tế và nghiên cứu hoàn thiện chế tài trong Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.

Cần có giải pháp để người lao động tiếp cận được với nhà ở xã hội

Toàn cảnh phiên thảo luận tại hội trường

Thứ hai, về Nhà ở xã hội, tại khoản 1 Điều 6 Nghị quyết 43 giao Chính phủ “tập trung tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế, chính sách, pháp luật liên quan đến nhà ở xã hội, nhà ở công nhân”. Tuy nhiên, trong báo cáo giám sát và dự thảo nghị quyết, đại biểu nhận thấy, chưa đề cập đến nội dung này. Qua nhiều lần tiếp xúc, đối thoại với cử tri, câu hỏi lớn đặt ra cho cơ quan quản lý nhà nước là làm sao để người lao động thật sự có nhu cầu tiếp cận được với nhà ở xã hội, hạn chế nguy cơ mất an toàn về tính mạng, sức khỏe của người dân khi phải sinh sống trong các khu nhà ở không đạt tiêu chuẩn, chất lượng. Trong khi nguồn cung khan hiếm nhưng hàng chục nghìn căn nhà tái định cư ở các đô thị lớn bị bỏ hoang, gây lãng phí. Do đó, đại biểu kiến nghị cần một chính sách chuyển đổi phù hợp.

Cần có các chính sách hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp và người lao động

Thứ ba, đại biểu Ngọc Xuân kiến nghị cần tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, ổn định, hoàn thiện môi trường sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm cho người dân. Theo khảo sát chỉ số PAPI trong năm 2023, có 03 vấn đề người dân quan tâm nhất đó là: đói nghèo, việc làm và tăng trưởng kinh tế. Những kết quả tích cực trong tăng trưởng kinh tế là rất đáng mừng nhưng số liệu doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường có xu hướng tăng. Theo Tổng Cục thống kê, trong năm 2023, bình quân mỗi tháng có 14,4 ngàn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, nhưng trong 4 tháng đầu năm nay, con số này là 21,6 ngàn doanh nghiệp. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân.

Vì vậy, đại biểu kiến nghị cần tiếp tục có các chính sách hỗ trợ trực tiếp từ thuế, phí, lệ phí cho doanh nghiệp và đẩy nhanh tiến độ sửa đổi, ban hành các chính sách liên quan đến vấn đề này. Đồng thời, kiến nghị Chính phủ nghiên cứu tăng các gói chính sách hỗ trợ về đào tạo, dạy nghề, giải quyết việc làm cho người lao động.

Các đại biểu tại phiên thảo luận

Ngoài ra, đại biểu cho rằng, khuyến khích doanh nghiệp trong nước đầu tư vào khoa học công nghệ, nâng cao năng suất lao động là hướng đi phù hợp lâu dài, trong đó cần sớm hoàn thiện Luật Khoa học và Công nghệ, Nghị định số 95 năm 2014 của Chính phủ và các chính sách có liên quan, nhất là hoàn thiện “Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của Doanh nghiệp”.

Qua giám sát, số doanh nghiệp thực hiện trích lập quỹ này rất thấp, chỉ có 0,02% và chưa có chế tài xử lý các trường hợp bắt buộc trích lập quỹ nhưng không thực hiện. Bên cạnh đó, để được hưởng ưu đãi, doanh nghiệp phải chịu các ràng buộc về quy trình thủ tục hành chính theo quy trình thủ tục của dự án đầu tư công và đề tài nghiên cứu khoa học rất phức tạp, kéo dài, chưa phù hợp với tính chất của thị trường. Mặt khác, chưa có quy định về trình tự, thủ tục để nhận hỗ trợ lại từ quỹ phát triển khoa học công nghệ, dẫn đến tồn quỹ hàng chục ngàn tỷ đồng. Với mức trích tối đa 10% thu nhập tính thuế cho tất cả doanh nghiệp là chưa phù hợp.

Do đó, đại biểu kiến nghị Chính phủ chỉ đạo đánh giá kỹ hơn trong việc trích lập quỹ; phân định việc trích Quỹ theo quy mô, loại hình và tính chất sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp./.

Bích Ngọc

Các bài viết khác