Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 31e567a1-c962-90f0-19a0-58430f3a8dbf.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

GÓC NHÌN: HOẠT ĐỘNG CHẤT VẤN TẠI PHIÊN HỌP THỨ 31 CỦA UBTVQH KHẲNG ĐỊNH RÕ NÉT HƠN MỘT QUỐC HỘI LUÔN ĐỒNG HÀNH CÙNG CẢ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

20/03/2024

Thông qua hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại Phiên họp thứ 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội càng khẳng định rõ nét hơn một Quốc hội luôn đồng hành cùng cả hệ thống chính trị nhằm tìm ra giải pháp sát tình hình thực tiễn, hiệu quả, thúc đẩy đất nước phát triển nhanh và bền vững. Cổng TTĐT Quốc hội trân trọng giới thiệu bài viết về nội dung này của đại biểu Tráng A Dương - Ủy viên chuyên trách Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang.

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI VƯƠNG ĐÌNH HUỆ: HỎI NGẮN GỌN, TRẢ LỜI ĐÚNG TRỌNG TÂM, ĐƯA RA CÁC GIẢI PHÁP THIẾT THỰC GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU LỰC, HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐIỀU HÀNH QUẢN LÝ

PHÁT BIỂU CỦA CHỦ TỊCH QUỐC HỘI VƯƠNG ĐÌNH HUỆ KHAI MẠC PHIÊN CHẤT VẤN VÀ TRẢ LỜI CHẤT VẤN TẠI PHIÊN HỌP THỨ 31 CỦA UBTVQH

GÓC NHÌN: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP CẦN THÊM NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỘT PHÁ

Thực hiện Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Quy chế 334 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tổ chức một số hoạt động giám sát của Quốc hội, định kỳ hằng năm, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức chất vấn tại các phiên họp tháng 3 và tháng 8. Tại Phiên họp thứ 31, Ủy ban Thường vụ Quốc hội dành một ngày (18/03/2024) để tổ chức chất vấn và trả lời chất vấn đối với các nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực Tài chính và Ngoại giao.   

Phiên chất vấn được tổ chức tại Phòng Diên Hồng, Nhà Quốc hội, kết nối truyền hình trực tuyến với 62 điểm cầu của các Đoàn đại biểu Quốc hội tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Chương trình phiên chất vấn được phát thanh trực tiếp trên Đài Tiếng nói Việt Nam, truyền hình trực tiếp trên Đài Truyền hình Việt Nam, Truyền hình Quốc hội Việt Nam để cử tri và Nhân dân theo dõi, giám sát.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức chất vấn và trả lời chất vấn đối với các nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực Tài chính và Ngoại giao.   

Phiên chất vấn được diễn ra nghiêm túc, công khai với tinh thần trách nhiệm cao. Các nội dung chất vấn tập trung vào những vấn đề mà hiện nay đang được các đại biểu Quốc hội và cử tri cả nước quan tâm, trong đó tập trung vào một số nhóm nội dung như: công tác quản lý, giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm và các hoạt động dịch vụ thuộc lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm nhân thọ; công tác bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài; tình trạng vi phạm pháp luật của công dân Việt Nam ở nước ngoài và của người nước ngoài tại Việt Nam,…

Sau phiên chất vấn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đã tham mưu giúp Chính phủ hoàn thiện thể chế, chỉ đạo triển khai thực hiện luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đạt được một số kết quả tích cực. Tuy nhiên, trong công tác quản lý, giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm và các hoạt động dịch vụ thuộc lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm nhân thọ; công tác bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài; tình trạng vi phạm pháp luật của công dân Việt Nam ở nước ngoài,… còn nhiều bất cập, hạn chế, gây lo lắng, bức xúc trong nhân dân và dư luận xã hội.  

Đại biểu đề nghị lãm rõ trách nhiệm, Bộ trưởng Bộ Tài chính không né tránh, trả lời sát vấn đề

Tại phiên chất vấn này, Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đã đưa ra nhiều giải pháp để khắc phục những tồn tại, hạn chế được các đại biểu Quốc hội đề cập đến.  

Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các đại biểu Quốc hội đánh giá cao việc trả lời của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao với tinh thần trách nhiệm, trao đổi thẳng thắn, cởi mở tại phiên chất vấn, thể hiện qua từng vấn đề được đưa ra.

Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đã đưa ra nhiều giải pháp để khắc phục những tồn tại, hạn chế được các đại biểu Quốc hội đề cập đến.  

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc "đăng đàn" đầu tiên, giải trình những vấn đề "nóng" về công tác quản lý, giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm và các hoạt động dịch vụ thuộc lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm nhân thọ. Bên cạnh đó là việc thẩm định, cấp phép hoạt động của các công ty làm dịch vụ liên quan đến tài chính; việc thực hiện pháp luật đối với hoạt động kinh doanh xổ số, đặt cược, casino và trò chơi điện tử có thưởng; công tác quản lý giá và việc quyết định giá hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá. Ðáng chú ý, lĩnh vực về công tác quản lý, giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm và các hoạt động dịch vụ thuộc lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm nhân thọ được các đại biểu Quốc hội tập trung chất vấn tồn tại xung quanh việc xử lý vi phạm trong hoạt động cung cấp dịch vụ bảo hiểm nhân thọ; giải pháp chấn chỉnh hoạt động bảo hiểm qua ngân hàng và đảm bảo quyền lợi của người tham gia bảo hiểm; hay việc mập mờ tư vấn bán bảo hiểm nhân thọ…

Không chỉ đề cập ở tầm vĩ mô, các đại biểu Quốc hội còn dẫn chứng từ các vụ việc nổi cộm trong thời gian qua đề nghị làm rõ trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Tài chính. Rồi những lo ngại, trăn trở của đại biểu Quốc hội và người dân bởi hợp đồng bảo hiểm dài, nhiều thuật ngữ chuyên ngành hoặc nhiều điều khoản loại trừ. Nếu không được tư vấn đầy đủ, khách hàng như lạc vào “ma trận”,... cũng được bức xúc đề cập. Một số đại biểu Quốc hội đặt câu hỏi gai góc, sử dụng ngôn từ có phần mạnh mẽ cũng chỉ vì trách nhiệm trước cử tri, trăn trở trước những tồn tại cố hữu chậm được giải quyết. Với tinh thần "nhìn thẳng vào sự thật", nhìn chung, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc không né tránh, trả lời sát vấn đề, nêu rõ cả quan điểm, chủ trương, trách nhiệm quản lý vĩ mô, căn nguyên tồn tại, yếu kém, giải pháp và cam kết khắc phục với thái độ cầu thị, lắng nghe, tiếp thu chân thành.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trả lời chất vấn của các ĐBQH

Trong phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính, vẫn còn đại biểu Quốc hội hỏi dài, tâm lý Bộ trưởng khi trả lời muốn diễn giải chi tiết, nên mất thời gian. Việc chủ tọa điều hành linh hoạt ngắt kịp thời các trường hợp hỏi dài vừa tiết kiệm thời gian, tạo điều kiện để Bộ trưởng nhanh chóng nắm bắt, khái quát được trọng tâm các vấn đề chính, từ đó trả lời tập trung, ngắn gọn. 

Giải trình của Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho thấy, ngoài những nguyên nhân khách quan, còn nhiều thiếu sót, tồn tại trong tham mưu và chỉ đạo thực hiện, các đại biểu Quốc hội chỉ ra những vấn đề không mới nhưng chưa có giải pháp triệt để và theo Bộ trưởng, vụ việc “lùm xùm” xung quanh bảo hiểm nhân thọ; bán bảo hiểm qua ngân hàng; gửi tiết kiệm thành bảo hiểm… là "bài học" kinh nghiệm trong công tác quản lý, giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm và các hoạt động dịch vụ thuộc lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm nhân thọ. Mặc dù Bộ đã tích cực "vào cuộc", nỗ lực khắc phục và tham mưu cho Chính phủ, đề xuất các giải pháp, chủ trương, sửa đổi chính sách phù hợp thực tiễn để giải quyết triệt để. Quan điểm không làm suy giảm nghiêm trọng niềm tin vào bảo hiểm nhân thọ; điều chỉnh hài hòa giữa lợi ích các công ty bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm; tuyên truyền cho người tham gia bảo hiểm về các quyền lợi của mình khi tham gia bảo hiểm; chú trọng đến việc nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm của các cán bộ, nhân viên bảo hiểm trong việc tư vấn cho người dân mua bảo hiểm về các quyền lợi, phương thức thanh toán và các dịch vụ đi kèm.... được đại biểu Quốc hội đồng tình.  

Bộ trưởng Ngoại giao nắm rõ tình hình của ngành mình

Lần đầu tiên lĩnh vực Ngoại giao và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn được lựa chọn để chất vấn.

Đối với các nhóm vấn đề Ngoại giao, đây là lần đầu tiên lĩnh vực Ngoại giao và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn được lựa chọn để chất vấn với nội dung xoay quanh công tác bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài; tình trạng vi phạm pháp luật của công dân Việt Nam ở nước ngoài và của người nước ngoài tại Việt Nam; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngư dân Việt Nam; thực trạng việc triển khai các thỏa thuận song phương, đa phương và giải pháp thúc đẩy thực hiện các thỏa thuận hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư; công tác hỗ trợ mở rộng thị trường hàng hóa xuất khẩu, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tránh bị lừa đảo; hoạt động xúc tiến và quảng bá du lịch Việt Nam với thế giới và việc miễn thị thực nhập cảnh cho công dân các nước vào Việt Nam để phát triển du lịch.

Ngoài ra, còn có công tác quản lý, sắp xếp, kiện toàn, nâng cao trình độ, năng lực tổ chức bộ máy ngành ngoại giao (kể cả các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài). Giải pháp tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động ngoại giao. Như vậy, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, ngành Ngoại giao đã phối hợp chặt chẽ với đối ngoại Đảng, đối ngoại Quốc hội và đối ngoại nhân dân, triển khai đồng bộ, sáng tạo, hiệu quả đường lối đối ngoại của Đảng và đã đạt được kết quả toàn diện, rất quan trọng, công tác đối ngoại đã đạt được “nhiều kết quả, thành tựu quan trọng, có ý nghĩa lịch sử, trở thành một điểm sáng đầy ấn tượng” trong thành tựu chung của đất nước.

Các lĩnh vực được Ủy ban Thường vụ Quốc hội quan tâm chất vấn tại phiên họp này cũng đạt nhiều kết quả tiến bộ, đóng góp quan trọng vào thành tựu chung của đối ngoại và ngoại giao trong những năm qua.

Các lĩnh vực được Ủy ban Thường vụ Quốc hội quan tâm chất vấn về lĩnh vực ngoại giao.

Nhiều vấn đề đại biểu Quốc hội và cử tri quan tâm trông đợi là, trách nhiệm bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài; giải cứu, bảo vệ công dân Việt Nam khỏi nước sở tại; công tác về người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới… Đây là những nội dung quan trọng, thiết thực, đang được các đại biểu Quốc hội, cử tri và nhân dân cả nước quan tâm; tại phiên chất vấn đã có 32 lượt đại biểu Quốc hội đặt câu hỏi chất vấn và 01 đại biểu tranh luận để làm rõ các vấn đề. 

Bên cạnh đó, đại biểu Quốc hội và cử tri cho rằng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nắm rõ tình hình của ngành mình là điều đáng ghi nhận. Tuy nhiên, Bộ trưởng cần đi thẳng vào những nội dung mà đại biểu Quốc hội quan tâm và cần có những giải pháp tích cự để thực hiện “lời hứa” của mình, nhất là những giải pháp khắc phục tình trạng hỗ trợ mở rộng thị trường hàng hóa xuất khẩu, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tránh bị lừa đảo; hoạt động xúc tiến và quảng bá du lịch Việt Nam với thế giới và việc miễn thị thực nhập cảnh cho công dân các nước vào Việt Nam để phát triển du lịch,… 

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu kết thúc Phiên Chất vấn và trả lời chất vấn.

Như vậy, với hiệu quả phiên chất vấn này, các vị đại biểu Quốc hội, cử tri và nhân dân cả nước luôn mong muốn, sau mỗi phiên chất vấn, sẽ được đón nhận sự cầu thị, khắc phục tồn tại, yếu kém, bất cập bằng các giải pháp tháo gỡ thiết thực để tạo bước chuyển tình hình của các thành viên Chính phủ, đồng thời cũng trông đợi ở sự giám sát thường xuyên, chặt chẽ nội dung trả lời của các đại biểu Quốc hội để có những giải pháp khắc phục. Tuy nhiên, để thực hiện tốt hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn đối với các đại biểu Quốc hội và các vị Bộ trưởng, Trưởng ngành cần thực hiện tốt một số nội dung sau:

Đối với các vị Bộ trưởng, Trưởng ngành: Khi trả lời chất vấn cần có kế hoạch, biện pháp thiết thực thực hiện những điều đã hứa trước Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đồng bào và cử tri cả nước; trả lời trực tiếp câu hỏi mà các vị đại biểu, thêm vào đó là tiếp tục tăng cường hoạt động báo cáo, giải trình gắn với việc triển khai nhiệm vụ lập pháp, giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng thuộc lĩnh vực phụ trách.

Đối với các vị đại biểu Quốc hội: Nên lựa chọn các vấn đề liên quan đến lĩnh vực mà đại biểu am hiểu, thường là vấn đề bức xúc được cử tri ở các đơn vị bầu cử và dư luận quan tâm. Nội dung chất vấn phải là những vấn đề có tính bức xúc, thiết thực liên quan trực tiếp đến đời sống, xã hội... và có tầm ảnh hưởng lớn, được đông đảo cử tri và đại biểu Quốc hội quan tâm.

Thông qua hoạt động giám sát này, Quốc hội, cử tri và nhân dân nắm được tình hình, tiến độ và kết quả thực hiện các nghị quyết của Quốc hội, việc thực hiện "lời hứa", cam kết của Chính phủ, các Bộ trưởng, trưởng ngành; đồng thời, khẳng định rõ nét hơn một Quốc hội luôn đồng hành cùng cả hệ thống chính trị, nhằm tìm ra giải pháp phù hợp, sát tình hình thực tiễn, hiệu quả, khả thi, thúc đẩy đất nước phát triển nhanh và bền vững./.

  

Đại biểu Tráng A Dương

Ủy viên chuyên trách Hội đồng Dân tộc của Quốc hội,

Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang

Các bài viết khác