Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 05c966a1-79ce-90f0-19a0-52dfc535bee8.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH TRẦN THỊ THU HẰNG: KHAI THÁC CÁC GIÁ TRỊ VĂN HOÁ, ĐỂ VĂN HOÁ TRỞ THÀNH NGUỒN LỰC CHO SỰ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC

19/02/2024

Chia sẻ với vai trò là đại biểu dân cử và đang công tác trong ngành văn hóa, đại biểu Trần Thị Thu Hằng – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông cho rằng, một trong các chính sách cần được đưa vào Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa là tiếp tục xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh, thực hiện có hiệu quả Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”; khai thác các giá trị văn hoá để văn hoá trở thành nguồn lực cho sự phát triển đất nước.

GÓC NHÌN: CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ VĂN HÓA - CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ

Nghị quyết số 109/2023/QH15 ngày 29/11/2023 của Quốc hội về tiếp tục thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội khóa XIV và từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến hết Kỳ họp thứ 4 về giám sát chuyên đề, chất vấn đã yêu cầu Chính phủ trong năm 2024, trình Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa Việt Nam giai đoạn 2025 - 2035.

Tiếp đó, trong bài phát biểu bế mạc Kỳ họp thứ 6 (tháng 11/2023), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ một lần nữa nhắc lại yêu cầu này: “Yêu cầu Chính phủ sớm trình Quốc hội xem xét, quyết định Chương trình mục tiêu quốc gia về chấn hưng và phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam”.

Đảng ta đã xác định: Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội.

Cụ thể hóa các định hướng, chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Quốc hội về việc "khẩn trương nghiên cứu, xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa", thời gian qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã rà soát, nghiên cứu các tài liệu về Chương trình mục tiêu phát triển văn hóa giai đoạn 2016-2020; các tài liệu, chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, Hội thảo khoa học của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa, Hội thảo 80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam…

Căn cứ đề xuất, ý kiến góp ý của 63 tỉnh, thành, các Bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội liên quan, ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, đến nay, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổng hợp, xây dựng Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình, sớm trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến. Trong đó, dự kiến tổng vốn của Chương trình là 350.000 tỉ đồng cho giai đoạn 11 năm (2025-2035) để thực hiện những mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng; đảm bảo đầu tư phát triển toàn diện, hài hòa giữa các lĩnh vực hoạt động văn hóa; đảm bảo mục tiêu văn hóa ngang hàng kinh tế, chính trị, xã hội theo quan điểm xuyên suốt trong các Nghị quyết của Đảng.

Chia sẻ với vai trò là đại biểu dân cử và đang công tác trong ngành văn hóa, đại biểu Trần Thị Thu Hằng – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông cho rằng, một trong các chính sách cần được đưa vào Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa là tiếp tục xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh, đời sống văn hoá cơ sở, thực hiện có hiệu quả Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”.

Phóng viên: Thưa đại biểu, tại Nghị quyết số 109/2023/QH15 ngày 29/11/2023 của Quốc hội về tiếp tục thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội khóa XIV và từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến hết Kỳ họp thứ 4 về giám sát chuyên đề, chất vấn đã yêu cầu Chính phủ trong năm 2024, trình Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa Việt Nam giai đoạn 2025 - 2035​. Đại biểu đánh giá như thế nào về sự cần thiết ban hành Chương trình?

Đại biểu Trần Thị Thu Hằng – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông: Theo tôi, xây dựng chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa là cần thiết và quan trọng để định hình và thúc đẩy sự phát triển toàn diện của quốc gia. Chương trình giúp chúng ta có được một nguồn lực đầy đủ, với những đầu tư mang tính trọng tâm, trọng điểm, mang tính định hướng, khơi nguồn cho các đầu tư xã hội cho văn hóa.

Đại biểu Trần Thị Thu Hằng – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông

Việc Quốc hội yêu cầu Chính phủ sớm trình Quốc hội xem xét thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa là hết sức cần thiết, tạo động lực, nguồn lực cho sự phát triển của văn hoá, góp phần phát triển bền vững của đất nước thực hiện được những mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng; đảm bảo đầu tư phát triển toàn diện, hài hòa giữa các lĩnh vực hoạt động văn hóa; đảm bảo mục tiêu văn hóa ngang hàng kinh tế, chính trị, xã hội theo quan điểm xuyên suốt trong các Nghị quyết của Đảng.

Vì vậy, Chương trình mục tiêu quốc gia về chấn hưng, phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam giai đoạn 2026-2030, tầm nhìn đến năm 2045 được ban hành có ý nghĩa quan trọng, tạo động lực, nguồn lực cho sự phát triển của văn hóa góp phần phát triển bền vững của đất nước.

Phóng viên: Đại biểu kỳ vọng gì về Chương trình này sau khi Chính phủ trình Quốc hội xem xét và ban hành Nghị quyết?

Đại biểu Trần Thị Thu Hằng – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông: Có thể nói, văn hoá là một yếu tố quan trọng xác định đạo đức, lối sống, giá trị cao đẹp và lòng tự hào dân tộc. Phát triển văn hoá chính là bảo đảm đạo đức, lối sống và những giá trị của cộng đồng và những giá trị của cộng đồng, dân tộc được bảo tồn và phát triển, giúp ngăn chặn sự suy thoái về đạo đức, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho mỗi cá nhân phát triển và xã hội ngày càng văn minh, phát triển bền vững.

Vì vậy, khi Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa sau khi được Quốc hội ban hành Nghị quyết, tôi kỳ vọng chúng ta sẽ khai thác được các giá trị văn hoá để văn hoá trở thành nguồn lực cho sự phát triển đất nước đúng với chủ trương xuyên suốt của Đảng qua nhiều kỳ đại hội.

Đặc biệt, trong văn kiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng nhấn mạnh “Khẩn trương triển khai phát triển có trọng tâm, trọng điểm ngành công nghiệp văn hoá dịch vụ văn hoá trên cơ sở xác định và phát huy sức mạnh mềm của văn hoá Việt Nam, vận dụng có hiệu quả các giá trị và thành tựu mới của văn hoá, khoa học, kỹ thuật, công nghệ của thế giới.

Tôi kỳ vọng về Chương trình này sau khi được Quốc hội ban hành Nghị Quyết là phải tập trung xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành Chương trình mục tiêu quốc gia về chấn hương, phát triển văn hoá Việt Nam có chất lượng về chiều sâu và chiều rộng, có quy mô và nguồn lực đủ mạnh để triển khai có hiệu quả mục tiêu đã đề ra.

Theo đại biểu Trần Thị Thu Hằng, các chính sách cần được đưa vào Chương trình cần tiếp tục thực hiện có hiệu quả Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”.

Phóng viên: Hiện nay, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan được Chính phủ giao chủ trì soạn thảo, theo đại biểu, các nội dung và chính sách nào cần được đưa vào Chương trình để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, để văn hóa trở thành ngành công nghiệp như Nghị quyết đại hội Đảng đã nêu?

Đại biểu Trần Thị Thu Hằng – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông: Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng xác định: “Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hoá thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc”.

Vì vậy, theo tôi các chính sách cần được đưa vào Chương trình là cần tiếp tục xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh, thực hiện có hiệu quả Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”.

Việt Nam là một quốc gia có nền văn hóa đa dạng và phong phú, với 54 dân tộc anh em, chung sống với nhau qua hàng ngàn năm lịch sử. Tuy nhiên, nhiều giá trị văn hóa truyền thống đang đối mặt với nguy cơ mai một và  biến mất. Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa cần đặt trọng tâm vào việc bảo tồn, nghiên cứu và phát huy giá trị này thông qua việc khôi phục, tôn vinh và truyền bá các di sản văn hóa truyền thống, để từ đó không chỉ giúp chúng ta hiểu biết và tự hào về truyền thống lịch sử, mà còn giúp chúng ta có hành trang kiến thức và sự tự tin văn hóa, để chúng ta bước đi vững chắc vào tương lai mà không sợ bị hòa tan trong dòng chảy toàn cầu hóa.

Do vậy, đầu tư hơn nữa cho bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị văn hoá, xây dựng đội ngũ cán bộ văn hoá đáp ứng được yêu cầu của đất nước và hội nhập quốc tế. Đồng thời, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để khơi dậy truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc, niềm tin, khát vọng phát triển đất nước Việt Nam hùng cường…

Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn đại biểu!

Lan Hương

Các bài viết khác