Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 65df63a1-796c-90f0-dd35-d45de0ff5d39.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

PGS.TS BÙI HOÀI SƠN: ĐỔI MỚI CỦA KỲ HỌP THỨ 6 TẠO NÊN SINH KHÍ MỚI CHO HOẠT ĐỘNG QUỐC HỘI

29/11/2023

Sau 22,5 ngày làm việc nghiêm túc, khẩn trương, dân chủ và trách nhiệm cao, Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV đã thành công tốt đẹp. Đặc biệt ấn tượng về những đổi mới, linh hoạt của hoạt động chất vấn ở Kỳ họp thứ 6 lần này, PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, ĐBQH thành phố Hà Nội bày tỏ tâm đắc và cho rằng, đổi mới ấy đã tạo nên sinh khí mới cho hoạt động của Quốc hội.

PGS.TS - ĐBQH BÙI HOÀI SƠN: KỲ VỌNG PHIÊN CHẤT VẤN THẲNG THẮN, ĐÚNG TRỌNG TÂM, RÕ GIẢI PHÁP

PGS.TS- ĐBQH BÙI HOÀI SƠN: KỲ HỌP THỨ 6, QUỐC HỘI KHÓA XV - VÌ LỢI ÍCH CỦA DÂN ĐỂ CHỌN QUYẾT SÁCH

PGS.TS- ĐBQH BÙI HOÀI SƠN: KẾT QUẢ TÍN NHIỆM LÀ “HÀN THỬ BIỂU” ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ

PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, ĐBQH thành phố Hà Nội

Sáng 29/11, Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra và tiến hành phiên bế mạc. Tại kỳ họp, với tỷ lệ tán thành rất cao, Quốc hội đã biểu quyết thông qua 07 luật, 08 nghị quyết; thảo luận, cho ý kiến 08 dự án luật khác; thảo luận, quyết nghị nhiều nội dung quan trọng khác và ban hành Nghị quyết chung của Kỳ họp. Đặc biệt tại Kỳ họp lần này, Quốc hội đã đổi mới cách thức chất vấn đối với Chính phủ mang lại nhiều hiệu ứng tích cực.

Hoàn thành khối lượng công việc rất lớn với tinh thần trách nhiệm, khách quan

Phóng viên: Ông có đánh giá thế nào về khối lượng và chất lượng Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV vừa diễn ra?

PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, ĐBQH thành phố Hà Nội: Tôi cho rằng Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành với khối lượng công việc lớn trên tinh thần “trách nhiệm, khách quan”. Kỳ họp đã hoàn thành nội dung chương trình đề ra, đạt hiệu quả, chất lượng ghi dấu ấn với nhiều điểm mới trên cả 3 lĩnh vực lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng.

Quốc hội đã xem xét, biểu quyết thông qua 02 nghị quyết quy phạm pháp luật và 07 luật với tỷ lệ tán thành cao, cho ý kiến lần đầu đối với 08 dự án luật. Quốc hội đã thảo luận kỹ lưỡng tình hình và kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, tài chính - ngân sách nhà nước,đầu tư công năm 2023và thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2024; quyết định Kế hoạch đầu tư công năm 2024; cho ý kiến về báo cáo đánh giá giữa nhiệm kỳ kết quả triển khai thực hiện các kế hoạch 05 năm giai đoạn 2021 - 2025 về phát triển kinh tế - xã hội, cơ cấu lại nền kinh tế, đầu tư công trung hạn, tài chính quốc gia và vay, trả nợ công; Kế hoạch tài chính - ngân sách, đầu tư công 03 năm 2024 - 2026; kết quả thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội...

Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Bên cạnh đó, Quốc hội đã tiến hành giám sát tối cao việc triển khai các Nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 và thông qua Nghị quyết về kết quả giám sát chuyên đề với nhiều nội dung quan trọng, nhiều kiến nghị, giải pháp để đẩy nhanh tiến độ, nâng cao hiệu quả, chất lượng các Chương trình mục tiêu quốc gia trong thời gian tới.

Đáng chú ý, Quốc hội đã dành 2,5 ngày tiến hành chất vấn Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ vàcác vị Bộ trưởng, Trưởng ngành về việc thực hiện các nghị quyết giám sát chuyên đề, chất vấn của Quốc hội khóa XIV và từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV đến hết Kỳ họp thứ 4 với 21 lĩnh vực…

Phóng viên: Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV đã thảo luận và thông qua rất nhiều nội dung quan trọng. Theo đại biểu, đâu là những nội dung có ý nghĩa và tác động lớn đến nhân dân, cử tri?

PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, ĐBQH thành phố Hà Nội: Thực ra, tất cả các nội dung trong Kỳ họp thứ sáu đều rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến cử tri và Nhân dân, cũng như sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước.

Nếu như Luật Căn cước có ý nghĩa là một bước đột phá trong việc đổi mới quản lý dân cư, bảo đảm quyền con người, quyền công dân, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao hiệu quả, giá trị sử dụng của cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, thẻ căn cước công dân vào công tác quản lý nhà nước, thì Luật Nhà ở có liên quan mật thiết đến cuộc sống của người dân, đã được tạo hành lang pháp lý, tháo gỡ những bất cập đang xảy ra đối với lĩnh vực quan trọng này thì Nghị quyết về chống xói mòn thuế tối thiểu toàn cầu cũng giúp chúng ta vừa thực thi các quy định quốc tế, vừa giữ môi trường thuận lợi cho đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Thêm vào đó, các thảo luận về giám sát chương trình mục tiêu quốc gia hay xử lý kiến nghị của cử tri lại giúp cho Quốc hội nhận thấy và điều chỉnh những vướng mắc đang diễn ra và từ đó có những tháo gỡ kịp thời. Trong khi đó, những vấn đề kinh tế - xã hội nhận được nhiều sự quan tâm của các đại biểu, nhất là trong bối cảnh trong nước và quốc tế đang gặp nhiều khó khăn, cần phải có những quyết đáp sớm, hành động quyết liệt, khẩn trương để đất nước phát triển theo đúng tinh thần Nghị quyết XIII của Đảng.

Nói như vậy để chúng ta thấy rằng, những vấn đề thảo luận, quyết định tại Quốc hội đều là những vấn đề lớn, cấp thiết, đồng thời mang tính lâu dài, đúng theo nghĩa “quốc kế, dân sinh”, tạo điều kiện cho đất nước phát triển bền vững từ những quyết sách của Quốc hội.

Sự đổi mới tạo nên sinh khí mới

Phóng viên: Nói về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp này, Quốc hội khóa XV đã thay đổi cách thức tiến hành chất vấn đối với Chính phủ, quan điểm của ông thế nào?

PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, ĐBQH thành phố Hà Nội: Tôi đánh giá rất cao những đổi mới và sự linh hoạt của Kỳ họp thứ 6 lần này. Đặc biệt là trong hoạt động chất vấn. Hình thức chất vấn ngày trước là lựa chọn một vài vấn đề, một vài lĩnh vực sau đó xin ý kiến các đại biểu Quốc hội. Trên cơ sở đó lựa chọn ra các vị tư lệnh ngành để trả lời chất vấn nhưng tại phiên chất vấn của kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV thì tất cả các vị tư lệnh ngành đều phải trong tâm thế sẵn sàng trả lời chất vấn. Việc thay đổi hình thức chất vấn theo nhóm vấn đề là kinh tế tổng hợp, nhóm vấn đề kinh tế ngành, nội chính - tư pháp, văn hoá, giáo dục, y tế… đã giúp phát huy mạnh sự linh hoạt trong điều hành, chất vấn và trả lời, đồng thời giúp chúng ta xử lý những vấn đề một cách tổng thể và toàn diện hơn.

Theo cách thức mới này, mỗi một đại biểu Quốc hội có thể chất vấn rất nhiều các bộ trưởng ở rất nhiều các lĩnh vực khác nhau. Chính vì yêu cầu đó mà những vị tư lệnh ngành phải thực sự chủ động, nắm chắc phần việc của mình, có sự rà soát rất kỹ để trả lời chất vấn. Quyền chất vấn của đại biểu Quốc hội được hiến định trong Điều 80, Hiến pháp năm 2013 và là một trong những phương thức thực hiện chức năng giám sát tối cao của Quốc hội. Tiếp tục đổi mới hoạt động chất vấn của Quốc hội sẽ tạo sinh khí mới trong hoạt động của Quốc hội và nâng lên một tầm cao hiệu lực và hiệu quả của hình thức hoạt động giám sát này.

Các vị Đại biểu Quốc hội chất vấn, tranh luận với Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà 

Bên cạnh đó, thực ra, những vấn đề kinh tế, nội chính, văn hóa - xã hội... thường có sự liên quan nhất định đến nhau, vì thế, việc các bộ trưởng, trưởng ngành giải trình, chia sẻ cách giải quyết vấn đề cũng rất hợp lý.

Tiếp theo đó, cách thức chia kỳ họp thành hai đợt tạo ra một khoảng nghỉ nhất định để cho các cơ quan có liên quan chỉnh sửa, hoàn thiện văn bản, dù đã được thực hiện từ kỳ họp trước, nhưng đã được thực hiện rất tốt ở kỳ họp này khi các đại biểu đã quen với cách làm việc mới.

Cách lấy phiếu tín nhiệm cũng nhận được sự quan tâm đặc biệt từ cử tri cả nước. Kết quả lấy phiếu tín nhiệm đã thể hiện đúng đánh giá của đại biểu (cũng là của cử tri) về kết quả hoàn thành công việc và đáp ứng nguyện vọng đối với người được lấy phiếu tín nhiệm, từ đó giúp người được lấy phiếu tín nhiệm có thêm quyết tâm, tập trung nhiều hơn vào việc hoàn thành nhiệm vụ, giải quyết các vấn đề và cải thiện chất lượng cuộc sống của Nhân dân. Có lẽ chúng ta cần có thêm thời gian để đánh giá hiệu quả cuối cùng nhưng trước mắt, tôi thấy những đổi mới này đã nhận được sự đồng tình từ phía các đại biểu Quốc hội cũng như cử tri cả nước.

Tôi nhận thấy rằng, không chỉ tại Kỳ họp thứ 6 mà ngay từ đầu nhiệm kỳ đến nay, sự cải tiến, đổi mới, linh hoạt trong các Kỳ họp Quốc hội đã thực sự tạo ra chất lượng, hiệu quả trong các quyết sách của Quốc hội, thực sự đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của cử tri của cả nước, tạo điều kiện phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay. Chính vì thế, chúng ta hoàn toàn có thể hy vọng vào những kết quả tích cực tại Kỳ họp thứ 6 tạo tiền đề vững chắc để Quốc hội đồng hành cùng Chính phủ hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra.

Phát triển văn hóa - Phát triển lâu dài, bền vững của dân tộc

Phóng viên: Tại Kỳ họp thứ 6, rất nhiều ý kiến đại biểu tập trung phát biểu cho lĩnh vực văn hóa, cho thấy sư quan tâm rất lớn dành cho văn hóa. Chính phủ cũng cho biết đang xây dựng một đại dự án về văn hóa – Chương trình mục tiêu Quốc gia về văn hóa. Đại biểu có kỳ vọng gì và những lưu ý để Chương trình này đảm bảo hiệu quả và thành công trong thực tiễn?

PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, ĐBQH thành phố Hà Nội: Văn hóa là một lĩnh vực rộng lớn, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển con người và tương lai của đất nước, chính vì thế, sự quan tâm của Quốc hội đối với vấn đề này cũng là sự trăn trở chung đối với sự phát triển lâu dài, bền vững của dân tộc.

Khẳng định về sự quan trọng, tính cấp thiết của lĩnh vực văn hóa trong phát biểu bế mạc Kỳ họp thứ 6 hôm nay, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh là phải đẩy phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa - xã hội, an sinh xã hội, sớm xây dựng, trình Quốc hội xem xét, quyết định Chương trình mục tiêu quốc gia về chấn hưng và phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam

Kể từ sau Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021, nhận thức và sự quan tâm của cả nước nói chung, Quốc hội nói riêng, theo nhận định của tôi, có những bước tiến quan trọng. Thêm vào đó, sau Hội thảo về thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa được Quốc hội tổ chức năm 2022 đã giúp chúng ta thấy được nhiều điểm nghẽn liên quan đến phát triển văn hóa, con người Việt Nam, trong đó có những vấn đề về cơ chế, chính sách, luật pháp, đặc biệt là nguồn lực đầu tư cho văn hóa. Trên diễn đàn Quốc hội, nhiều ý kiến về sự “xâm lăng văn hóa”, “nhập siêu văn hóa”, và nhu cầu chấn hưng văn hóa dân tộc, đặc biệt là xây dựng một Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa đã cho thấy hơn nữa nhu cầu bức thiết phải có thêm nguồn lực cho lĩnh vực đặc biệt quan trọng này.

Khẳng định về sự quan trọng, tính cấp thiết của lĩnh vực văn hóa trong phát biểu bế mạc Kỳ họp thứ 6 hôm nay, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh là phải đẩy phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa - xã hội, an sinh xã hội, sớm xây dựng, trình Quốc hội xem xét, quyết định Chương trình mục tiêu quốc gia về chấn hưng và phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam. Tôi tin tưởng rằng, khi Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa được Quốc hội thông qua, đây sẽ là nguồn lực to lớn, mang tính định hướng, để giải quyết những vấn đề căn cơ liên quan đến văn hóa, từ việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới, đến việc tạo ra hiệu quả cho hoạt động của các thiết chế văn hóa, xây dựng được các sản phẩm, thương hiệu văn hóa, nghệ thuật xứng tầm thời đại Hồ Chí Minh, từ đó tạo ra nguồn lực mới, sức mạnh mềm cho sự phát triển kinh tế - xã hội, tạo ra sự tự tin cho đất nước, con người Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế.

Phóng viên: Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) được đưa ra thảo luận tại Kỳ họp thứ 6 cũng là nội dung được cử tri rất mong chờ với những chính sách thực sự làm nổi bật những đặc trưng văn hóa Thủ đô. Là đại biểu Quốc hội của thành phố Hà Nội, quan điểm của ông về dự án Luật này như thế nào?

PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, ĐBQH thành phố Hà Nội: Là một trong 30 thủ đô cổ nhất trên thế giới, thành phố duy nhất trong khu vực Đông Nam Á có lịch sử ngàn năm tuổi, Hà Nội - suốt tiến trình lịch sử đã chưng cất được một hệ giá trị văn hóa hiếm có, góp phần xác lập vị trí, sứ mệnh đặc biệt trong các nguồn lực tạo nên “sức mạnh mềm” cho đất nước. Rõ ràng, Hà Nội không chỉ là Thủ đô chính trị và còn là Thủ đô văn hóa, nơi hội tụ, kết tinh, tỏa sáng, là biểu tượng cho giá trị văn hóa, lịch sử của đất nước, nơi tụ nhân, tụ nghĩa, tụ tài của dân tộc, và là nơi lắng hồn núi sông ngàn năm. Vì thế, khi xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi), chúng ta cần có những cơ chế, chính sách vượt trội, phù hợp, ưu đãi để làm nổi bật hơn những đặc trưng này, để văn hóa Thủ đô dẫn dắt, điều tiết sự phát triển bền vững đất nước.

Tôi đánh giá cao nỗ lực của Ban soạn thảo trong việc đưa các quy định về văn hóa trong Luật Thủ đô (sửa đổi). Đây là bước tiến lớn so với Luật Thủ đô trước đây, khi có những quy định về ưu tiên phát triển công nghiệp văn hóa, ưu đãi đối với các dự án đầu tư mới vào lĩnh vực thể thao và một số ngành công nghiệp văn hóa gồm: điện ảnh, nghệ thuật biểu diễn, mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm, du lịch văn hóa theo danh mục cụ thể do Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội quyết định, cho áp dụng đầu tư theo phương thức đối tác công – tư (PPP), hay áp dụng chế độ cao hơn đối với nghệ sĩ, nghệ nhân, bảo vệ các di tích, di sản văn hóa Thủ đô...

Các đại biểu Quốc hội tại phiên bế mạc Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Theo tôi, để phát triển văn hóa Thủ đô, chúng ta cần chú ý đến 2 nhiệm vụ:  Một là bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc, bản sắc Thủ đô, giá trị văn hóa Thăng Long – Hà Nội 1000 năm văn hiến, thanh lịch, văn minh;  Hai là tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới, làm giàu có hơn bản sắc văn hóa Thủ đô. Để thực hiện được nhiệm vụ đó, chúng ta cần phải tháo gỡ những điểm nghẽn về phân cấp, phân quyền trong quản lý văn hóa nói chung, di sản nói riêng, chính sách trọng dụng nghệ nhân, nghệ sĩ, quy định về đầu tư theo phương thức đối tác công – tư trong văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, quy định về quản lý, sử dụng tài sản công đối với các thiết chế văn hóa như bảo tàng, thư viện, trung tâm văn hóa hay chính sách cụ thể về thuế, đất đai để khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp văn hóa.

Một số điểm nghẽn này đã được đề cập trong dự thảo Luật,  song tôi muốn Ban soạn thảo cân nhắc kỹ hơn việc đưa giá trị “sáng tạo” như là một phẩm chất quan trọng của người Hà Nội trong bối cảnh hiện nay, khi Hà Nội là thành phố sáng tạo trong mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO, nơi tập hợp của tầng lớp trí thức, văn nghệ sĩ và có Trung tâm Đổi mới Sáng tạo quốc gia (NIC) (vừa mới khai trương) của cả nước. Có thêm đầy đủ ưu đãi cho cả 12 ngành công nghiệp văn hóa, có thêm sự thông thoáng trong hợp tác công tư  ở cả bảo tàng, thư viện, di tích lịch sử, văn hóa, hay cho phép áp dụng các quy định ưu đãi cho cả các thiết chế văn hóa trung ương ở Hà Nội.

Phóng viên: Để triển khai hiệu quả các Luật, Nghị quyết được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 6, theo đại biểu Chính phủ cần lưu tâm những gì?

PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, ĐBQH thành phố Hà Nội:  Tôi nghĩ rằng, những vấn đề được thông qua tại Quốc hội cũng là những chỉ đạo của Đảng, đề xuất từ Chính phủ và ý kiến, nguyện vọng của cử tri và Nhân dân, và như vậy, khi các quyết định đúng đắn hợp ý Đảng lòng dân, chúng ta cần quyết liệt triển khai để các văn bản pháp luật đi vào thực tiễn cuộc sống, tạo điều kiện cho đất nước phát triển.

Chính phủ nên tăng cường truyền thông chính sách để những văn bản luật này có thể được phổ biến rộng rãi, nhận được sự đồng thuận nhiều hơn nữa trong xã hội; đầu tư nguồn lực, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan có liên quan để đảm bảo hiệu quả trong việc triển khai, đồng thời thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để đạt được hiệu quả tốt nhất, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước và sự tin tưởng của các đại biểu Quốc hội và cử tri cả nước.

Phóng viên: Trân trọng cảm ơn ông!

Thu Phương - Nghĩa Đức

Các bài viết khác