Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 458b66a1-296a-90f0-dd35-d6a23e187a1b.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH NGUYỄN THỊ YẾN NHI: CÂN NHẮC TÍNH KHẢ THI KHI BỔ SUNG NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN MỚI CHO TÒA ÁN

11/11/2023

Tham gia góp ý tại phiên thảo luận về dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi), đại biểu Nguyễn Thị Yến Nhi - Đoàn ĐBQH tỉnh Bến Tre tán thành sự cần thiết phải sửa đổi toàn diện luật hiện hành đồng thời đề nghị cần đảm bảo tính khả thi đối với quy định bổ sung thêm nhiệm vụ, quyền hạn mới cho Tòa án nhân dân.

THẢO LUẬN TỔ 04 VỀ DỰ ÁN LUẬT TỔ CHỨC TÒA ÁN NHÂN DÂN (SỬA ĐỔI): KHÔNG NÊN ĐỔI TÊN CÁC TÒA ÁN

THẢO LUẬN TỔ 8: CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU CÂN NHẮC VIỆC ĐỔI TÊN TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP TỈNH, HUYỆN

Kết cấu của dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) gồm 154 Điều được bố cục thành 09 chương; trong đó, bổ sung 54 điều mới, sửa đổi 93 điều, giữ nguyên: 07 điều.

Tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 05 nội dung lớn về nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án; hoàn thiện tổ chức bộ máy của Tòa án; đổi mới, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Tòa án; Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia và Đổi mới chế định nhân dân tham gia xét xử.

Dự án Luật hướng đến mục tiêu hoàn thiện tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động và uy tín của Tòa án nhân dân; xây dựng hệ thống Tòa án chuyên nghiệp, hiện đại, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình trình bày Tờ trình về dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi).

Cần bảo đảm tính khả thi khi bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn mới

Góp ý vào quy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 3 về nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân, đại biểu Nguyễn Thị Yến Nhi - Đoàn ĐBQH tỉnh Bến Tre cho biết, dự thảo Luật quy định khi thực hiện quyền tư pháp, Tòa án có nhiệm vụ, quyền hạn giải quyết, xét xử vi phạm hành chính theo quy định của luật và nội dung này tiếp tục được quy định cụ thể tại Điều 26.

Theo đại biểu quy định này nhằm để mở rộng thẩm quyền cho Tòa án, hiện tại các cơ quan hành pháp tổ chức triển khai thi hành pháp luật và khi phát hiện các hành vi vi phạm hành chính thì thực hiện luôn thẩm quyền xử phạt theo quy định của pháp luật, nhưng theo quy định trên của dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) thì sắp tới sẽ chuyển giao thẩm quyền giải quyết, xét xử vi phạm hành chính cho Tòa án. “Tuy nhiên, mỗi ngày trên địa bàn một tỉnh, một huyện xảy ra rất nhiều vụ việc vi phạm hành chính, việc giao cho Tòa án xét xử thì với áp lực công việc và biên chế, đội ngũ của ngành Tòa án như hiện nay liệu có đảm bảo khả thi hay không?”, đại biểu băn khoăn.

Tại Điểm c, Khoản 2, Điều 3, dự thảo Luật quy định Tòa án có quyền “quyết định những vấn đề liên quan đến quyền con người, quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của luật”. Tiếp đó, Điều 27 dự thảo Luật quy định: “Tòa án có thẩm quyền xem xét, quyết định những vấn đề liên quan đến quyền con người, quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của luật”. Đại biểu cho rằng cả hai Điều luật đều quy định chung chung, chưa rõ, Điều 27 cần phải quy định cụ thể thì chỉ lặp lại quy định của Điều 3, qua 2 điều luật, vẫn chưa biết Tòa án quyết định những vấn đề liên quan đến con người, quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân là những vấn đề gì. Vì vậy, đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu quy định rõ để đại biểu Quốc hội có cơ sở xem xét, an tâm khi quyết định.

Đại biểu Nguyễn Thị Yến Nhi - Đoàn ĐBQH tỉnh Bến Tre góp ý dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi).

Rà soát quy định thống nhất giữa tên gọi và nội dung điều luật

Tại Điểm d, Khoản 2, Điều 3, dự thảo Luật quy định Tòa án có nhiệm vụ, quyền hạn xem xét, kiến nghị về tính hợp hiến, hợp pháp của văn bản quy phạm pháp luật trong xét xử theo quy định của luật. Nội dung này được quy định cụ thể tại Điều 28 dự thảo Luật như sau: “Trong quá trình giải quyết vụ việc, nếu phát hiện văn bản quy phạm pháp luật trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên, Tòa án kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, đình chỉ việc thi hành văn bản đó…”.

Đại biểu cho rằng chưa có sự thống nhất giữa tên gọi với nội dung của Điều 28 vì theo quy định tại dự thảo,  sẽ bổ sung thẩm quyền cho Tòa án xem xét tính hợp hiến, hợp pháp của văn bản quy phạm pháp luật như cơ chế Tòa án Hiến pháp mà trước đây từng có ý tưởng thành lập. Tuy nhiên, nội dung điều luật chỉ quy định cho Tòa án thẩm quyền kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ… các văn bản trái với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên. Đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo cần xác định rõ thẩm quyền của Tòa án ở đây là gì, từ đó quy định cho thống nhất giữa tên gọi và nội dung điều luật.

Việc “đổi tên gọi” chỉ là mang tính hình thức

Về mô hình tổ chức của Tòa án theo quy định tại Điều 4 của dự thảo Luật, đã thay đổi mô hình tổ chức theo thẩm quyền xét xử mà không theo đơn vị hành chính bằng cách đổi tên gọi Tòa án nhân dân phúc thẩm, Tòa án nhân dân sơ thẩm thay cho Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện, với lý do là để không còn phụ thuộc cấp hành chính, đảm bảo tính độc lập, chỉ tuân theo pháp luật trong xét xử của Tòa án.

Tuy nhiên, đại biểu cho rằng việc thay đổi này chỉ mang tính hình thức vì chỉ đổi tên còn về thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ của các Tòa án này vẫn không thay đổi, Tòa án nhân dân phúc thẩm nhưng vẫn có nhiệm vụ, quyền hạn là “Sơ thẩm vụ việc theo quy định của pháp luật”. Đại biểu cho rằng quy định như dự thảo là chưa hợp lý, không đủ sức thuyết phục, chỉ khi nào năng lực của Tòa án nhân dân cấp huyện đủ để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xét xử toàn bộ án sơ thẩm thì chuyển giao thẩm quyền xét xử án sơ thẩm về cho cấp huyện.

Điều chỉnh nhiệm vụ, quyền hạn thu thập tài liệu, chứng cứ của Tòa án

Về trách nhiệm thu thập, cung cấp chứng cứ, tại Khoản 1, Điều 15 dự thảo Luật quy định: “Tòa án căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã được các bên thu thập, cung cấp, giao nộp, làm rõ tại phiên tòa theo quy định của pháp luật tố tụng và kết quả tranh tụng tại phiên tòa để xét xử. Tòa án không có nghĩa vụ thu thập chứng cứ”. Đại biểu cho rằng đây là một quy định mà nếu được thông qua thì sẽ có sự thay đổi rất lớn trong quá trình tố tụng. Hiện nay, áp lực của Tòa án và tình trạng án tồn, quá hạn trong xét xử có một phần lớn nguyên nhân là từ những khó khăn trong việc thu thập các chứng cứ này. Hiện nay, Tòa án thực hiện công tác thu thập chứng cứ, theo dự thảo Luật sửa đổi thì trách nhiệm chuyển giao về cho các bên tham gia vụ kiện. “Việc thu thập chứng cứ của Tòa án hiện nay cũng đã gặp rất nhiều khó khăn do các cơ quan có liên quan chậm cung cấp hoặc không phối hợp, giờ giao trách nhiệm này cho người dân thì liệu có thực hiện được không?”, đại biểu lưu ý.

 Đại biểu cũng đồng tình trong việc giao trách nhiệm thu thập, cung cấp chứng cứ cho đương sự để tránh việc có thể thiếu khách quan khi Tòa án tiến hành thu thập, nhưng Tòa án cần phải có hướng dẫn cho người dân thực hiện việc này, cũng như cần phải có những quy định nhằm tăng cường trách nhiệm của các cơ quan có liên quan trong việc cung cấp các thông tin, tài liệu để phục vụ xét xử cho người dân có yêu cầu.

Đối với quy định “Tòa án hỗ trợ đương sự là người yếu thế trong xã hội thu thập chứng cứ trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính theo quy định của pháp luật”, đại biểu cho rằng quy định này mặc dù mang tính nhân văn, nhưng quan điểm của đại biểu là “chính sách nào ra chính sách đó”. Người yếu thế đã được hưởng ưu đãi của Nhà nước trong các chính sách an sinh xã hội và nhiều chính sách hỗ trợ trên các lĩnh vực khác nhưng đối chiếu với quy định “mọi cá nhân, tổ chức đều bình đẳng trước pháp luật và trước Tòa án” thì liệu quy định Tòa án hỗ trợ thu thập chứng cứ cho người yếu thế có đảm bảo sự công bằng, bình đẳng cho bên còn lại hay không.

Ngoài ra, theo Đại biểu, do đây là dự thảo Luật được cho ý kiến lần đầu nên vẫn còn nhiều lỗi về kỹ thuật lập pháp, quy định bị trùng lặp như Điều 23 và Điều 59 cùng quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân cấp sơ thẩm; Điều 24 và Điều 55 cùng quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân cấp phúc thẩm. Đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo rà soát lại để chỉnh sửa, hoàn thiện dự thảo cho lần trình Quốc hội tiếp theo./.

Lan Anh - Trọng Quỳnh

Các bài viết khác