Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 258c66a1-49c3-90f0-19a0-5313533f6053.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐẠI BIỂU NGUYỄN THỊ SỬU: THỂ CHẾ HÓA NGHỊ QUYẾT CỦA ĐẢNG ƯU TIÊN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VĂN HÓA CỦA THỦ ĐÔ

10/11/2023

Thảo luận tại Tổ về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên – Huế Nguyễn Thị Sửu nhất trí với sự cần thiết ban hành luật, đồng thời đánh giá cao điểm mới của Luật đã thể chế hóa Nghị quyết số 15-NQ/TW về việc ưu tiên phát triển công nghiệp văn hóa, du lịch của Thủ đô thành ngành kinh tế mũi nhọn.

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI VƯƠNG ĐÌNH HUỆ: XÂY DỰNG LUẬT THỦ ĐÔ KHÔNG PHẢI CHỈ RIÊNG CỦA HÀ NỘI MÀ THỰC CHẤT LÀ CHO CẢ NƯỚC

Các đại biểu Đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên - Huế tại phiên thảo luận Tổ

Góp ý vào Điều 23 về Bảo tồn di sản, hỗ trợ cho văn hóa, phát triển không gian sáng tạo, trung tâm văn hóa, Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên – Huế Nguyễn Thị Sửu cho rằng, điểm mới của Luật đã thể chế hóa Nghị quyết số 15-NQ/TW về việc ưu tiên phát triển công nghiệp văn hóa, du lịch của Thủ đô thành ngành kinh tế mũi nhọn, nhất là du lịch văn hóa. Đồng thời cụ thể hóa các mục tiêu về thành phố sáng tạo trong dự thảo Luật.

Đồng tình với nhiều nội dung trong dự thảo Luật liên quan đến công nghiệp văn hóa Thủ đô, song, Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên – Huế cho rằng, về mặt hạ tầng cũng như kiến trúc thượng tầng của Trung tâm văn hóa Thủ đô vẫn không rõ về quy mô, số lượng.

Theo đại biểu Nguyễn Thị Sửu, dự thảo Luật cũng cần có cơ chế chính sách cụ thể để xây dựng và phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô; trong đó cần xác định quy mô, số lượng và nguồn kinh phí cần đầu tư, phát triển bởi không phải công trình trung tâm công nghiệp văn hóa nào cũng đưa vào phát triển.

Đại biểu cũng đề nghị cần tạo điều kiện chính sách, ưu đãi đầu tư để thu hút các nhà đầu tư lớn để phát triển toàn diện Trung tâm công nghiệp văn hóa Thủ đô. Ngoài ra, cần làm rõ mối quan hệ giữa thuật ngữ Trung tâm công nghiệp văn hóa với Khu thúc đẩy thương mại văn hóa để tránh nhầm lẫn.

Toàn cảnh phiên thảo luận tại Tổ 04 gồm các Đoàn ĐBQH các tỉnh/thành phố: Hải Phòng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Lai Châu, Thừa Thiên - Huế

Liên quan đến việc phát huy di tích ở Thủ đô, đại biểu Nguyễn Thị Sửu cho biết, số lượng di tích tại Thủ đô đứng đầu cả nước với gần 6.000 di tích. Tuy nhiên cần phân loại rõ các di tích để phát triển, trong đó có di tích lịch sử, di tích tâm linh, danh thắng… và xây dựng lộ trình cho đầu tư, xây dựng và quản lý, khai thác, sử dụng; nên cần có chính sách và cơ chế quản lý, phân tầng, phân lộ trình cụ thể để bảo tồn và phát huy giá trị.

Góp ý vào Điều 27 dự thảo Luật về phát triển y học gia đình, cấp cứu ngoại viện; việc sử dụng nguồn Quỹ Bảo hiểm y tế, đại biểu Nguyễn Thị Sửu cho rằng quyết định việc sử dụng Quỹ Bảo hiểm y tế để phát triển hoạt động khám chữa bệnh y học gia đình trên cơ sở nguồn kinh phí bảo hiểm y tế được giao dự toán cho TP.Hà Nội, phù hợp với Luật Khám bệnh, chữa bệnh. Đây là quy định có tính đột phá so với các quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế hiện hành, tạo điều kiện quan trọng cho việc phát triển y học gia đình.

Về cấp cứu ngoại viện, dự thảo Luật giao cho Ủy ban nhân dân TP.Hà Nội quy định lộ trình phát triển và tổ chức hoạt động của hệ thống cấp cứu ngoại viện; mức giá dịch vụ cấp cứu ngoại viện; việc thanh toán dịch vụ y tế từ nguồn ngân sách địa phương, Quỹ Bảo hiểm y tế và từ người sử dụng dịch vụ cấp cứu ngoại viện. Đây là quy định đặc thù vì pháp luật hiện hành chưa có quy định về giá dịch vụ dành riêng cho khám y học gia đình và dùng Quỹ Bảo hiểm y tế để chi trả cho cấp cứu ngoại viện. Cơ chế này nếu phát huy tốt sẽ góp phần giảm chuyển tuyến dẫn đến giảm chi phí khám chữa bệnh.

Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên - Huế Nguyễn Thị Sửu phát biểu tại Tổ

Về chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội; hỗ trợ đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo; hỗ trợ học nghề; hỗ trợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; hỗ trợ khám sức khỏe cho người cao tuổi, đại biểu Nguyễn Thị Sửu chỉ rõ, dự thảo Luật quy định Hội đồng nhân dân TP.Hà Nội quyết định bố trí ngân sách để hỗ trợ giảm nghèo, giải quyết việc làm, vay mua nhà ở xã hội; hỗ trợ công nhân, người lao động trong các khu công nghiệp, khu chế xuất vay mua nhà ở xã hội; hỗ trợ đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo. Đại biểu cho rằng cần nghiên cứu thêm đối tượng dân tộc thiểu số làm nghề phi nông nghiệp; hỗ trợ học phí học nghề trình độ trung cấp, cao đẳng cho người học thường trú tại Hà Nội và con công nhân lao động trong khu công nghiệp, khu chế xuất.

Dự thảo Luật quy định hỗ trợ mức đóng bảo hiểm xã hội (100% đối với người thuộc hộ nghèo; tối thiểu 60% cho cận nghèo; tối thiểu 20% đối tượng khác), đại biểu đề nghị nên sử dụng khung cả tối thiểu lẫn tối đa đối với đối tượng hộ cận nghèo và đối tượng khác để tạo sự công bằng.

Về công tác khám sức khỏe miễn phí hàng năm cho người cao tuổi thường trú trên địa bàn Thủ đô với kinh phí được bảo đảm thực hiện từ ngân sách địa phương của TP.Hà Nội, nguồn xã hội hóa theo lộ trình phù hợp, Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên – Huế Nguyễn Thị Sửu cho rằng, đây là chính sách an sinh xã hội ưu việt của thành phố nhằm ngăn chặn bệnh tật đối với người cao tuổi từ sớm, từ xa, giảm chi phí điều trị và tăng chất lượng sống cho người cao tuổi trước tình trạng già hóa dân số nhanh và số năm sống khoẻ thấp. Tuy nhiên, cần xác định rõ mốc thời gian, giai đoạn cụ thể./.

Bảo Yến

Các bài viết khác