Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 771167a1-495e-90f0-19a0-5c8af7c4c3d7.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

GÓC NHÌN ĐẠI BIỂU: RÀ SOÁT, HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU CHỈNH NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA TÒA ÁN TRONG THU THẬP TÀI LIỆU, CHỨNG CỨ

10/11/2023

Một trong những điểm mới tại dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) là quy định “Tòa án không có nghĩa vụ thu thập chứng cứ”. Bày tỏ cơ bản tán thành với đề xuất tại dự thảo, tuy nhiên một số ý kiến đại biểu đề nghị rà soát để quy định những trường hợp Tòa án thu thập chứng cứ, bảo đảm thể chế hóa đầy đủ Nghị quyết 27 và phù hợp với điều kiện của nước ta.

TIẾP TỤC RÀ SOÁT, ĐẢM BẢO DỰ THẢO LUẬT TỔ CHỨC TÒA ÁN NHÂN DÂN (SỬA ĐỔI) ĐỒNG BỘ, THỐNG NHẤT VỚI CÁC LUẬT CÓ LIÊN QUAN

Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Kết cấu của dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) gồm 154 Điều được bố cục thành 09 chương; trong đó, bổ sung 54 điều mới, sửa đổi 93 điều, giữ nguyên 07 điều.

Trong đó, về điều chỉnh nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án trong việc thu thập tài liệu, chứng cứ (Điều 15), dự thảo Luật quy định: “(1)… Tòa án không có nghĩa vụ thu thập chứng cứ. (2). Tòa án hướng dẫn, yêu cầu đương sự thu thập chứng cứ và lập hồ sơ vụ việc dân sự, vụ án hành chính. (3). Tòa án hỗ trợ đương sự là người yếu thế trong xã hội thu thập chứng cứ trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính theo quy định của pháp luật”.

Thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho biết, Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội cơ bản tán thành với dự thảo Luật, theo đó: Đối với vụ án hình sự: việc khởi tố, điều tra, truy tố thuộc trách nhiệm của Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát. Tòa án căn cứ vào tài liệu, chứng cứ do Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát thu thập có trong hồ sơ vụ án, sau khi đã kiểm tra, làm rõ tại phiên tòa, kết quả tranh tụng tại phiên tòa để ra phán quyết về vụ án; nếu thiếu chứng cứ hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm... thì Tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Đối với vụ việc dân sự, vụ án hành chính: nghĩa vụ thu thập chứng cứ (TTCC) và chứng minh thuộc về đương sự, Tòa án không có trách nhiệm TTCC. Tòa án căn cứ vào tài liệu, chứng cứ mà các bên thu thập được và giao nộp cho Tòa án, sau khi đã kiểm tra, làm rõ tại phiên tòa, kết quả tranh tụng tại phiên tòa để ra phán quyết. Nếu Tòa án TTCC mà sau đó lại dựa vào chính những chứng cứ do mình thu thập để ra phán quyết sẽ không bảo đảm nguyên tắc khách quan, vô tư. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các đương sự trong quá trình tố tụng, Tòa án hướng dẫn, yêu cầu các đương sự TTCC. Trường hợp đương sự là người yếu thế trong xã hội thì Tòa án hỗ trợ đương sự TTCC.

Có ý kiến không tán thành với dự thảo Luật, với lý do: các luật hiện hành  đều quy định Tòa án TTCC trong một số trường hợp, điều kiện nhất định phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của nước ta. Theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS), nếu tại phiên tòa phát sinh vấn đề cần xác minh, thu thập, bổ sung chứng cứ thì Tòa án phải tạm ngừng phiên tòa để xác minh, thu thập, bổ sung chứng cứ trong một số trường hợp luật định chặt chẽ . Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) và Luật Tố tụng hành chính thì nghĩa vụ TTCC và chứng minh thuộc về đương sự, Tòa án chỉ TTCC nếu đương sự không thể thu thập được và có yêu cầu. Ngoài ra, việc TTCC ở nước ngoài thì Tòa án phải thông qua cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam để yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài TTCC . Nghị quyết 27 yêu cầu: “Nghiên cứu làm rõ…, những trường hợp Tòa án thu thập chứng cứ trong hoạt động xét xử”. Do đó, đề nghị rà soát để quy định những trường hợp Tòa án TTCC, bảo đảm thể chế hóa đầy đủ Nghị quyết 27 và phù hợp với điều kiện của nước ta.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi)

Quan tâm tới quy định tại dự thảo luật, đại biểu Dương Bình Phú - Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Yên cho biết, Nghị quyết 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 không đặt ra vấn đề bỏ thẩm quyền thu thập chứng cứ của Tòa án, mà chỉ đặt ra vấn đề làm rõ những trường hợp Tòa án thu thập chứng cứ (cả vụ án hình sự, dân sự, hành chính). Vì vậy, dự thảo Luật cần cân nhắc quy định thẩm quyền của Tòa án trong thu thập chứng cứ, còn thu thập chứng cứ trong trường hợp cụ thể nào sẽ do các luật tố tụng quy định. Thực tiễn cho thấy, khi giải quyết vụ án hình sự thì một số trường hợp Tòa án cần thiết phải thu thập chứng cứ (khoản 1, 3, 4 Điều 252 Bộ Luật Tố tụng hình sự...).

Ngoài ra đối với vụ án dân sự, hành chính, Cơ quan soạn thảo đề nghị bỏ trách nhiệm thu thập chứng cứ, chỉ đề xuất “Tòa án hỗ trợ đương sự là người yếu thế trong xã hội thu thập chứng cứ trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính theo quy định của pháp luật”. Quy định này dẫn tới vướng mắc ngay nếu Luật được thông qua, “người yếu thế trong xã hội” sẽ được xác định như thế nào? Mặt khác còn dẫn tới việc áp dụng pháp luật không thống nhất. Nội hàm của khái niệm “hỗ trợ” chưa rõ ràng? Trong trường hợp “hỗ trợ” mà đương sự vẫn không thể thu thập được chúng cứ thì giải quyết thể nào?

Vì vậy, đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, chỉnh lý nội dung cho phù hợp, đảm bảo tính khả thi.

Đại biểu Dương Bình Phú - Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Yên

Góp ý vào quy định điều chỉnh nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án trong việc thu thập tài liệu, chứng cứ, đại biểu Nguyễn Huy Thái – Đoàn ĐBQH tỉnh Bạc Liêu bày tỏ tán thành với loại ý kiến thứ nhất tại Tờ trình. Theo đại biểu, đối với vụ việc dân sự, vụ án hành chính: nghĩa vụ thu thập chứng cứ và chứng minh thuộc về đương sự, Tòa án không có trách nhiệm thu thập chứng cứ. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các đương sự trong quá trình tố tụng, Tòa án hướng dẫn, yêu cầu các đương sự thu thập chứng cứ. Trường hợp đương sự là người yếu thế trong xã hội thì Tòa án hỗ trợ đương sự thu thập chứng cứ.

Tuy nhiên, đại biểu tỉnh Bạc Liêu bày tỏ, cần làm rõ đối tượng người yếu thế trong xã hội quy định tại dự thảo luật gồm những đối tượng nào và nên cân nhắc mở rộng nhóm đối tượng này nhằm phù hợp với thực tiễn.

Đại biểu Nguyễn Huy Thái – Đoàn ĐBQH tỉnh Bạc Liêu 

Cùng quan điểm, Đại biểu Lê Thị Thanh Xuân – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk cho biết, từ thực tiễn áp dụng pháp luật tố tụng, kết quả hội nghị góp ý dự thảo Luật do Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk tổ chức, rất nhiều quan điểm đồng thuận với quy định trong dự thảo Luật là “Tòa án không có nghĩa vụ thu thập chứng cứ". Bởi, theo pháp luật tố tụng hiện hành, trong vụ án hình sự nghĩa vụ thu thập chứng cứ để chứng minh cho hành vi phạm tội là thuộc về trách nhiệm của Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát; còn trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính, đương sự có nghĩa vụ thu thập chứng cứ, đưa ra chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ khách quan, đúng đắn và hợp pháp. Việc Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ có thể dẫn tới việc không vô tư, không khách quan.

Mặt khác, việc quy định “Tòa án không có nghĩa vụ thu thập chứng cứ” là phù hợp với thông lệ của các nước có nền tư pháp phát triển và xu hướng từng bước phát triển của nền tư pháp nước ta.

Đại biểu Lê Thị Thanh Xuân – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk 

Tuy nhiên, đại biểu cũng lưu ý, thực tế kiến thức pháp luật của một bộ phận người dân còn chưa cao, khả năng tự thu thập chứng cứ là rất khó khăn nên việc bỏ quy định “Tòa án không có nghĩa vụ thu thập chứng cứ”, bước đầu áp dụng sẽ gặp những khó khăn nhất định. Để khắc phục vấn đề này, đề nghị cần đầu tư nguồn lực để Trung tâm trợ giúp pháp lý của Bộ Tư pháp, Trung tâm trợ giúp pháp lý của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đồng thời, đáp ứng nhu cầu trợ giúp pháp lý miễn phí cho các đối tượng yếu thế, gia đình chính sách, người có công, hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số…/.

Lê Anh

Các bài viết khác