Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 633e67a1-7928-90f0-19a0-5b605e1119c2.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ỦY VIÊN THƯỜNG TRỰC ỦY BAN KINH TẾ PHAN ĐỨC HIẾU: NGƯỜI DÂN VÀ CỘNG ĐỒNG DOANH NGHIỆP ĐÓNG GÓP LỚN VÀO TĂNG TRƯỞNG

10/10/2023

Nhận định, đánh giá về sự phục hồi của nền kinh tế trong bối cảnh nước ta đã và đang phải vượt những "cơn gió ngược" do tác động của diễn biến tình hình thế giới, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Phan Đức Hiếu cho rằng có được kết quả tích cực trong thời gian qua chính là nỗ lực và nguồn lực chúng ta đã bỏ ra để giải quyết những khó khăn, giúp đạt được sự tăng trưởng; trong đó có đóng góp rất lớn của người dân, cộng đồng doanh nghiệp và các địa phương.

Sau đại dịch COVID-19, trên con đường hồi phục, hầu hết các nền kinh tế thế giới lại phải gặp thách thức lớn khác là sự bùng nổ của giá cả hàng hoá và năng lượng. Sự nới lỏng tiền tệ chưa từng có trong giai đoạn 2020-2021 cộng hưởng tác động của xung đột Nga – Ukraine đã kích hoạt lạm phát trên quy mô toàn cầu kể từ cuối năm 2022. Để đối phó, hầu hết các ngân hàng Trung ương lớn trên thế giới đã thắt chặt tiền tệ, tăng lãi suất liên tục, kéo dài suốt hơn một năm qua. Đồng thời, nhiều nước cũng cần phải giảm bớt, thu hồi các gói hỗ trợ tài khoá do thâm hụt ngân sách tăng cao và nợ công đụng trần. Tăng trưởng GDP toàn cầu dự báo giảm từ mức 3,5% trong năm 2022 xuống mức 3% (IMF, tháng 7/2023) hoặc 2,7-2,9% (OECD, tháng 6/2023) trong các năm 2023 và 2024.

Việc Quốc hội, Chính phủ Việt Nam ban hành và triển khai thực hiện các chính sách, giải pháp quyết liệt, kịp thời, sát thực, kể cả chưa từng có tiền lệ trong suốt 2,5 năm qua từ sau Đại hội XIII của Đảng, Việt Nam vẫn đứng vững, cơ bản vững vàng vượt qua mọi khó khăn, thách thức, đạt được nhiều kết quả quan trọng, khá toàn diện, được quốc tế và trong nước ghi nhận. Nền kinh tế vẫn duy trì được đà tăng trưởng và vẫn là một “điểm sáng” trong “bức tranh màu xám” của nền kinh tế toàn cầu.

Cùng với tăng trưởng 8,02% trong năm 2022, quy mô GDP theo giá hiện hành của Việt Nam đứng thứ 38 thế giới, nếu tính theo sức mua tương đương PPP, theo IMF đứng thứ 10 Châu Á và thứ 24 thế giới. Quy mô ngoại thương 2022 đạt gần 735 tỷ USD, thu hút đầu tư FDI đạt gần 450 tỷ USD từ 143 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Tuy nhiên, từ Quý IV/2022, kinh tế Việt Nam tăng trưởng chậm lại, rất khó đạt chỉ tiêu cả năm 2023 là khoảng 6,5% theo Nghị quyết của Quốc hội. Ngoài nông nghiệp vẫn là “trụ đỡ”, các động lực tăng trưởng là đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng đều khó khăn, tăng trưởng thấp, giảm tốc.

Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Phan Đức Hiếu

Dưới đây là những nhận định, đánh giá của Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Phan Đức Hiếu về sự phục hồi của nền kinh tế trong bối cảnh nước ta đã và đang phải vượt những "cơn gió ngược" do tác động của diễn biến tình hình thế giới; các khó khăn, thách thức đặt ra cần ứng phó, hóa giải và vượt qua; xu thế và triển vọng kinh tế Việt Nam trong thời gian tới.

Phóng viên: Nhiều ý kiến cho rằng, năm 2023 nước ta đạt được 4 điểm sáng của nền kinh tế gồm: Thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, giải ngân đầu tư công vượt mức và thành tựu về đối ngoại. Đại biểu có nhận định, đánh giá như thế nào về triển khai các nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội, thực hiện mục tiêu tăng trưởng, điều hành vĩ mô thời gian qua?

Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế Phan Đức Hiếu: Nhìn vào những con số chi tiết kết quả phát triển kinh tế xã hội đã đạt được thì còn rất nhiều điểm tích cực khác. Cá nhân tôi cho rằng, để đánh giá một cách toàn diện, nên quan tâm 3 vấn đề.

Thứ nhất, kết quả chúng ta đã đạt được trong thời gian qua chính là nỗ lực và nguồn lực chúng ta đã bỏ ra để giải quyết những khó khăn, giúp chúng ta đạt được sự tăng trưởng tích cực đó. Từ đầu năm đến nay, Chính phủ và Quốc hội đã  ban hành, thực thi một số chính sách hỗ trợ người dân và doanh nghiệp cả về thể chế và tiền.

Chính phủ đã hỗ trợ người dân và doanh nghiệp thông qua các chính sách như giảm thuế, miễn thuế, gia hạn hoặc kéo dài các nghĩa vụ về tài chính khoảng 150 nghìn tỷ. Trên cơ sở này, chúng ta cũng phải căn cứ, tính toán để có thể đánh giá một cách khách quan, toàn diện những kết quả đã đạt được.

Thứ hai, để đạt được kết quả phát triển kinh tế như vậy là nhờ những nỗ lực rất lớn của Chính phủ, các địa phương, cộng đồng doanh nghiệp, người dân đã đóng góp lớn để giảm bớt khó khăn, ngoài việc thúc đẩy tăng trưởng.

Khi tiếp xúc với cộng đồng doanh nghiệp, tôi thấy cộng đồng doanh nghiệp rất ý thức trong nỗ lực khắc phục khó khăn và tìm ra giải pháp, không ỷ lại vào Chính phủ. Thành công này có sự đóng góp rất lớn của người dân và cộng đồng doanh nghiệp. Đặc biệt, cũng ghi nhận những đóng góp rất tích cực của các địa phương. Nhiều địa phương mặc dù bối cảnh khó khăn như hiện nay, nhưng tốc độ giải ngân, thu ngân sách, tăng trưởng phát triển kinh tế vẫn đạt được kết quả rất đáng ghi nhận.

Thứ ba là sự quyết liệt, quyết tâm, hành động rất mạnh mẽ của Chính phủ trong giai đoạn vừa qua, khi đã đưa các giải pháp giải quyết khó khăn và quyết định các chính sách. Đơn cử như nỗ lực của Chính phủ trong việc hạ lãi suất mang lại kết quả rất lớn.

Gần đây nhất, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện 644, ngay sau đó Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 105 về cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp, đưa ra những giải pháp rất mạnh mẽ để giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp.

Không chỉ cắt giảm thủ tục hành chính, Chính phủ còn chỉ đạo cắt giảm cả chi phí tuân thủ pháp luật, thậm chí Chính phủ chỉ đạo không ban hành các quy định trong thời gian khó khăn nếu quy định đó tạo ra những khó khăn, chi phí cho doanh nghiệp.

Trong khoảng tháng 7-8, Thủ tướng cũng đã chỉ đạo rất mạnh mẽ về sự chuyển hướng điều hành chính sách tiền tệ nới lỏng linh hoạt, phù hợp. Đây là những hành động rất quyết liệt, rất mạnh mẽ và quyết đoán của Chính phủ.

Từ 3 vấn đề cần quan tâm tôi đã nêu trên, điều đó có nghĩa là ngoài những kết quả tích cực mà chúng ta đã đạt được thông qua các con số, chúng ta cũng nên nhìn nhận và ghi nhận những nỗ lực khác đằng sau những con số đó.

Phóng viên: Trước những khó khăn, thách thức trong nước mà chúng ta đang phải đối mặt, từ cơ chế đến chính sách, theo đại biểu, chúng ta nên có những điều chỉnh gì để đạt được những mục tiêu đã đề ra?

Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế Phan Đức Hiếu: Trước hết, tôi muốn nhấn mạnh đến những khó khăn trong bối cảnh chúng ta đang phải đối mặt và nhận diện để vượt qua, nhằm đạt được các mục tiêu, mong muốn tăng trưởng kinh tế mà chúng ta đã đặt ra.

Đầu tiên là khó khăn truyền thống – khó khăn đã và đang diễn ra trong bất kể hoàn cảnh nào chúng ta đều phải nhận diện và vượt qua. Ví dụ như nâng cao hiệu quả, tốc độ của việc giải ngân vốn đầu tư công. Chúng ta quyết tâm thay đổi, nâng cao mô hình, chất lượng tăng trưởng, nâng cao năng suất lao động. Tôi tạm gọi đây là khó khăn truyền thống bởi đó là khó khăn thường xuyên chúng ta phải đối diện.

Ngoài ra, cá nhân tôi nhận diện có 3 khó khăn nữa chúng ta phải đối diệ.

Thứ nhất, trong bối cảnh hiện nay, có những diễn biến rất khó lường, tác động từ bên ngoài, ảnh hưởng đến Việt Nam. Do đó, chúng ta cần luôn phải bám sát và không được chủ quan.

Thứ hai, thách thức chúng ta phải đối mặt hiện nay khác với thời gian trước, đó là chúng ta phải đối mặt với một số chính sách toàn cầu không có lợi cho chúng ta. Ví dụ như chính sách thuế carbon đánh vào một số mặt hàng sản phẩm làm ảnh hưởng đến khâu xuất khẩu sản phẩm. Trong bối cảnh khó khăn, thị trường có sự cạnh tranh cao hơn, do đó cạnh tranh sản phẩm giữa các quốc gia càng trở lên gay gắt. Vì vậy cũng dẫn đến những khó khăn thách thức đối với các doanh nghiệp.

Tuy nhiên khó khăn hiện nay khác với khó khăn của giai đoạn trước. Cá nhân tôi cho rằng rất khó tìm ra giải pháp để giải quyết. Chẳng hạn như trước đây doanh nghiệp hay phàn nàn về cải cách thể chế, chúng ta có thể chủ động giải quyết được. Nhưng nếu như nhìn vào thống kê của Tổng cục Thống kê về con người, yếu tố ta gọi là ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chế biến chế tạo thì chúng ta thấy rất khó, ví dụ như nhu cầu thị trường trong nước thấp, nhu cầu thị trường nước ngoài thấp, tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế cao, năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam, hàng hóa nhập khẩu với nước khác... Rõ ràng đây là bài toán rất khó, bởi có những khó khăn không dễ nhận diện, không dễ giải quyết.

Thứ ba là cải cách thể chế. Chúng ta đã và đang nỗ lực rất nhiều trong việc cải cách thể chế. Tuy nhiên, yêu cầu, đòi hỏi về cải cách thể chế hiện nay phải cao hơn, quyết liệt hơn bởi chúng ta đang ở trong bối cảnh mới.

Ví dụ như trong bối cảnh hiện nay, việc cơ cấu lại hoạt động sản xuất kinh doanh đòi hỏi phải nhanh hơn, hiệu quả hơn, thì những vấn đề về thủ tục phải khác để đáp ứng với sự thay đổi, linh hoạt, chuyển biến trong kinh doanh. Tuy nhiên, chúng ta cần phải cải cách thể chế một cách phù hợp, bởi nếu như cải cách không phù hợp, chúng ta đặt ra một điều kiện, yêu cầu quá cao khiến cho doanh nghiệp không thể thực hiện, đáp ứng được thì sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp và không đạt được hiệu quả, kết quả như chúng ta mong muốn.

Phóng viên: Tại phiên họp Chính phủ vừa qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã cập nhật các kịch bản tăng trưởng và Chính phủ đã đặt mục tiêu phấn đấu đạt tăng trưởng GDP 6% cho năm 2023. Quý vị có cho rằng đây là mức phù hợp trong bối cảnh hiện nay? 

Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế Phan Đức Hiếu: Chúng ta phải hiểu rõ bản chất kịch bản của Chính phủ. Đây là kịch bản điều hành để ra quyết sách, giải pháp, không phải là thực thi vai trò một tổ chức dự báo về tăng trưởng.

Cá nhân tôi khi nhìn vào các kịch bản và điều hành của Chính phủ từ những năm trước cho đến nay, tôi cũng suy nghĩ ngay là Thủ tướng và Chính phủ sẽ chọn kịch bản cao. Với quyết tâm, hành động, mong muốn của Chính phủ trong suốt thời gian qua và nỗ lực ngày càng lớn, tôi cho rằng đây là lựa chọn hợp lý, cần thiết lúc này trong điều hành kinh tế từ nay đến cuối năm. Hàm ý là chúng ta phải nỗ lực cao hơn, cao nhất có thể.

Phóng viên: Đại biểu đánh giá như thế nào về triển vọng rất tích cực của kinh tế Việt Nam những tháng tới, năm 2024, những năm tới (đặc biệt là dựa trên trên 3 yếu tố: nền tảng kinh tế vĩ mô tương đối tốt; dư địa chính sách tài khóa còn lớn; khả năng thu hút đầu tư và chuyển giao trong các lĩnh vực công nghệ cao); đồng thời có những khuyến nghị, kiến nghị, tư vấn gì?

Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế Phan Đức Hiếu: Các chỉ số sản xuất công nghiệp trong cuộc điều tra 3 quý của Tổng cục Thống kê cho thấy các doanh nghiệp đều đánh giá khá tích cực về triển vọng tình hình sản xuất kinh doanh, đơn hàng cho quý III. Tôi cho rằng đây cũng là dấu hiệu tích cực liên quan.

Ngoài ra, từ kinh nghiệm của tôi, một số hoạt động về công tác đối ngoại của chúng ta tạo ra động lực, niềm tin và khơi dậy sự quay trở lại của hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng như khuyến khích doanh nghiệp bắt đầu suy nghĩ và có hành động tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới.

Phóng viên: Xin cảm ơn về những chia sẻ của đại biểu!

Bảo Yến