Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 327667a1-899e-90f0-19a0-5f34111ea4af.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH SIU HƯƠNG: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC KIẾN NGHỊ CỦA QUỐC HỘI, ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI

24/06/2023

Thảo luận ở hội trường về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2024, đại biểu Siu Hương – Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai cho rằng cần nâng cao chất lượng công tác theo dõi, tổng hợp, đánh giá đối với kết quả thực hiện các kiến nghị của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội nhằm bảo đảm các kiến nghị được giải quyết triệt để, kịp thời giám sát lại vấn đề đã kiến nghị tại các cuộc giám sát trước khi xét thấy cần thiết.

PHÁT BIỂU ẤN TƯỢNG TẠI PHIÊN CHẤT VẤN BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

Thảo luận ở hội trường về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2024, đại biểu Siu Hương – Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai bày tỏ đồng ý với Tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2024. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá sát với tình hình và kết quả thực hiện. Đại biểu cho rằng chất lượng hoạt động giám sát ngày một nâng cao. Nhiều chương trình đã gần như xuyên suốt các hoạt động từ dân sinh đến tổ chức, bộ máy hoạt động của doanh nghiệp, tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Qua hoạt động giám sát đã cho chúng ta cách nhìn tổng quan trong việc thực hiện văn bản pháp luật, thực hiện các chương trình chính sách để có giải pháp hoàn thiện.

Về quy trình như Tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đưa ra mục tiêu không ngừng đổi mới và đẩy mạnh công tác giám sát là khâu trọng tâm, then chốt để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Quốc hội. Đại biểu cho rằng rằng giám sát là 1 trong 3 chức năng của Quốc hội, có tính chất tương hỗ nhiều cho các chức năng lập hiến, lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Theo Hiến pháp giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật, khoản 2 Điều 113 Hiến pháp năm 2013. Do vậy, văn bản pháp luật sẽ là cơ sở để hoạt động giám sát, đối chiếu với thực tiễn áp dụng qua các yêu cầu xây dựng văn bản.

 Đại biểu Siu Hương – Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai

Đại biểu nêu quan điểm, có thể xem giám sát là phép thử của văn bản pháp luật áp dụng trong điều kiện thực tiễn. Hoạt động giám sát có tác động đến hoàn thiện hệ thống pháp luật cũng như các biện pháp thực hiện hiệu quả các chương trình. Qua hoạt động giám sát, những lỗ hổng pháp luật được lấp đầy, các biện pháp nâng cao hiệu quả thực hiện các chương trình được hoàn thiện để pháp luật ngày càng sát hơn với hoạt động của bộ máy nhà nước, đời sống nhân dân, hoạt động của doanh nghiệp đưa kinh tế - xã hội đất nước ngày càng phát triển. Đồng ý với nội dung tờ trình và dự thảo nghị quyết, tuy nhiên, đại biểu nêu một số ý kiến như sau:

Thứ nhất, về bố trí thời gian thực hiện giám sát, như việc yêu cầu phải tiến hành giám sát nhiều nội dung vào thời điểm những tháng cuối năm và đầu năm kế tiếp, áp lực cho Đoàn đại biểu Quốc hội về thời gian ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát. Đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo phân bố thời gian giám sát các nội dung đảm bảo phù hợp, không tập trung quá nhiều nội dung giám sát vào thời điểm cuối năm và đầu năm kế tiếp.

Thứ hai, về công tác tổng hợp phúc đáp của các cơ quan, đại biểu đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội quan tâm chỉ đạo việc tổng hợp sau giám sát chuyên đề của Đoàn đại biểu Quốc hội, chuyển các kiến nghị đến các cơ quan, tổ chức có liên quan ở Trung ương xem xét giải quyết và phúc đáp đến Đoàn đại biểu Quốc hội. Nâng cao chất lượng công tác theo dõi, tổng hợp, đánh giá đối với kết quả thực hiện các kiến nghị của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội nhằm bảo đảm các kiến nghị được giải quyết triệt để, kịp thời giám sát lại vấn đề đã kiến nghị tại các cuộc giám sát trước khi xét thấy cần thiết.

Thứ ba, về ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện, đại biểu đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo nghiên cứu, ban hành văn bản hướng dẫn chi tiết về quy trình, phương thức tổ chức thực hiện hoạt động khảo sát của Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội tỉnh, thành phố để thống nhất trong triển khai thực hiện và nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động khảo sát. Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo thường xuyên cung cấp tài liệu báo cáo chuyên đề trên các lĩnh vực để đại biểu Quốc hội nghiên cứu, lựa chọn nội dung giám sát.

Thứ tư, về lựa chọn chuyên đề giám sát, đại biểu đồng ý với ý kiến đại biểu Hoàng Minh Hiếu ở Nghệ An và đề nghị bổ sung nội dung giám sát văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương nằm trong hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam. Do vậy, đại biểu đề nghị bổ sung nội dung giám sát việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật ở địa phương giai đoạn 2019 đến năm 2023. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2020 với mục tiêu tạo khuôn khổ pháp lý trong xây dựng, ban hành, hướng tới vận hành hệ thống pháp luật thống nhất, đồng bộ, minh bạch, khả thi, dễ tiếp cận, từ đó tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong việc áp dụng và thực thi pháp luật.

Trong bối cảnh hiện nay, nhu cầu về việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật để giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội cụ thể ở địa phương là rất lớn, vì vậy cần giám sát nội dung này để xem xét, đánh giá, phát hiện kịp thời, hướng dẫn và chấn chỉnh việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên.

Thực tiễn cho thấy, trong năm 2021 các cơ quan, cơ quan ngang Bộ gồm cả Bộ Tư pháp và địa phương đã thực hiện kiểm tra theo thẩm quyền 13.233 văn bản quy phạm pháp luật. Kết quả cả nước đã phát hiện và kết luận kiến nghị xử lý 305 văn bản gồm 238 văn bản quy phạm pháp luật có quy định trái pháp luật về nội dung, thẩm quyền ban hành và 67 văn bản không phải là văn bản quy phạm pháp luật nhưng có chứa quy phạm pháp luật. Qua kiểm tra đã kết luận, kiến nghị xử lý đối với 80 văn bản có quy định trái pháp luật về thẩm quyền, nội dung và trong đó là có 71 văn bản của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Minh Hùng

Các bài viết khác