Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 4d7667a1-e94f-90f0-dd35-d4653501a6ca.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH TRẦN HOÀNG NGÂN: CẦN CHÚ TRỌNG HƠN CÔNG TÁC GIÁM SÁT TỪ KHI CÓ CHỦ TRƯƠNG THU HỒI ĐẤT

22/06/2023

Đóng góp vào dự án Luật Đất đai (sửa đổi), đại biểu Trần Hoàng Ngân - Đoàn ĐBQH Tp.HCM nêu quan điểm: Cần chú trọng hơn công tác giám sát từ khi có chủ trương thu hồi đất. Theo đó, phải giám sát ngay từ đầu chủ trương dự định triển khai dự án, để tránh gây nhiều khó khăn cho người dân.

QUỐC HỘI TIẾP TỤC THẢO LUẬN DỰ ÁN LUẬT ĐẤT ĐAI (SỬA ĐỔI)

Quốc hội thảo luận ở Hội trường về dự án Luật Đất đai (sửa đổi).

Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) là dự án Luật quan trọng, tác động lớn đến mọi mặt của đời sống kinh tế-xã hội và cuộc sống của các tầng lớp Nhân dân. Do đó, việc cho ý kiến, tiếp thu, chỉnh lý Luật này vẫn đang được Quốc hội tiến hành trên cơ sở lắng nghe tối đa các ý kiến, đề xuất đóng góp.

Để có thêm đóng góp cho dự án Luật đất đai (sửa đổi), bên hành lang Quốc hội, đại biểu Trần Hoàng Ngân - Đoàn ĐBQH Tp.HCM đã bày tỏ những quan điểm xung quanh vấn đề thu hồi đất, bồi thường, tái định cư cho người dân; quản lý và sử dụng đất công...

Phóng viên: Thưa đại biểu, vấn đề thu hồi đất, bồi thường, tái định cư cho người dân đã được sửa đổi trong dự án Luật Đất đai (sửa đổi). Đại biểu có nhận định như thế nào về sự điều chỉnh đó?

ĐBQH Trần Hoàng Ngân: Qua 10 năm thực hiện, Luật Đất đai đã có những bước tiến nhất định, góp phần giảm tranh chấp, đồng thời đưa việc sử dụng đất đai trở nên ngày càng hiệu quả hơn. Tuy nhiên, đất đai luôn là vấn đề “nóng”, được nhiều đại biểu Quốc hội và nhân dân quan tâm.

Đại biểu Trần Hoàng Ngân - Đoàn Đại biểu Quốc hội Tp.HCM.

Hiện nay, có 3 nội dung lớn được các đại biểu quan tâm. Đó là công tác thu hồi, hỗ trợ, tái định cư và bồi thường. Tuy nhiên, tôi cho rằng, trong dự án Luật Đất đai (sửa đổi) phải có những quy định chi tiết với các trường hợp thu hồi đất, bởi cho dù có bồi thường ở mức cao thì cũng sẽ không thể thay thế được sự an cư của người dân. Chính vì vậy, cần hạn chế tối đa những trường hợp thu hồi đất. Khi thu hồi đất thì phải có kế hoạch truyền thông tốt, có sự tham gia của các tổ chức dân cử giám sát ngay từ đầu.

Phóng viên: Vậy theo đại biểu, giám sát trong việc địa phương thực hiện thu hồi đất để triển khai các dự án nên được tiến hành như thế nào?

ĐBQH Trần Hoàng Ngân: Trong dự án Luật Đất đai (sửa đổi) lần này có dành 14 điều trong chương 15 về công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, nêu rất chi tiết, kể cả việc giám sát của công dân hoặc thông qua các tổ chức đại diện cho công dân, Hội đồng nhân dân, đại biểu Quốc hội...

Tôi cho rằng, cần chú trọng hơn công tác giám sát từ khi có chủ trương thu hồi đất. Vì khi đã triển khai rồi mới tiến hành giải quyết hậu quả thì sẽ gây rất nhiều khó khăn cho người dân. Do đó, phải giám sát ngay từ đầu chủ trương dự định triển khai dự án, bằng cách đưa ra bàn thảo lấy ý kiến của người dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam...

Quốc hội nghe Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh giải trình, làm rõ một số vấn đề liên quan đến dự án Luật Đất đai (sửa đổi).

Ngoài ra, người dân cũng đặc biệt quan tâm đến việc tính giá đất như thế nào để đảm bảo hợp lý, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân. Đối với phương pháp tính giá đất, tôi cho rằng, Ban soạn thảo dự án Luật Đất đai (sửa đổi) cũng nên có thống nhất chung về chọn phương pháp hợp lý nhất để người dân và các tổ chức khác có thể dựa vào đó tính được giá đất. Nếu đưa ra quá nhiều phương án sẽ dẫn đến xung đột về giá đất.

Phóng viên: Trong việc thực hiện thu hồi đất, người dân cũng rất quan tâm đến việc sử dụng đất công phải hiệu quả hơn. Theo đó, nhiều ý kiến cho rằng, nên thực hiện thu hồi đất với các dự án công để quá nhiều năm không triển khai. Quan điểm của đại biểu về vấn đề này như thế nào?

ĐBQH Trần Hoàng Ngân: Đúng là hiện nay, dư luận rất quan tâm đến Luật Đất đai (sửa đổi) là sử dụng đất công một cách hiệu quả được đất công. Nếu để đất công lãng phí thì rất dễ dẫn đến những bức xúc. Trong khi đó, xã hội đang rất cần nguồn lực về tài chính để đầu tư vào các dự án hạ tầng kinh tế, hạ tầng xã hội như giao thông, bệnh viện, trường học, chống ngập lụt…nhưng lại đang có nhiều dự án đất công không được sử dụng hiệu quả, kể cả tài sản công.

Nếu để dự án “treo” kéo dài thì việc sử dụng đất sẽ rất lãng phí, quan trọng hơn là ảnh hưởng đến môi trường. Do đó, theo tôi, phải sử dụng đến công cụ thuế và thu hồi đất đối với dự án công, những dự án đầu tư nếu để quá bao nhiêu năm mà không triển khai thì phải thu hồi. Còn nếu đất thuộc quyền sở hữu của người dân mà để lãng phí thì sử dụng công cụ thuế đất đối với sử dụng đất lãng phí.

Phóng viên: Trân trọng cảm ơn đại biểu!

Bích Lan - Trọng Quỳnh