Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: ab9766a1-9905-90f0-19a0-57d1ac5ce604.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH TẠ ĐÌNH THI: CẦN CÓ QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU TRA, XÁC ĐỊNH VÀ ĐƯA DIỆN TÍCH KHU VỰC DỰ KIẾN LẤN BIỂN VÀO QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

09/06/2023

Đóng góp ý kiến vào dự án Luật Đất đai (sửa đổi), đại biểu Quốc hội Tạ Đình Thi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cho rằng, cần có quy định về việc điều tra, xác định và đưa diện tích khu vực dự kiến lấn biển vào quy hoạch sử dụng đất.

ĐBQH TRẦN VĂN LÂM: CHƯA CÓ ĐỦ DỮ LIỆU THÔNG TIN CỦA THỊ TRƯỜNG ĐỂ ĐỊNH GIÁ ĐẤT Ở CÁC ĐỊA PHƯƠNG

ĐBQH TRẦN VĂN KHẢI: BỎ KHUNG GIÁ ĐẤT GÓP PHẦN CHỐNG THAM NHŨNG, TIÊU CỰC TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI

Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) tiếp tục được Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại kỳ họp thứ 5 này. Đây là dự án Luật phức tạp, có nội dung tác động lớn tới xã hội nên cần được tiếp tục nghiên cứu, đánh giá tác động kỹ lưỡng từ nhiều phía.

Đề cập về tiến độ hoàn thiện dự án Luật Đất đai (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh cho biết, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội đã cho ý kiến đối với dự án Luật này. Ngày 05/12/2022, Chính phủ đã có Báo cáo số 474/BC-CP báo cáo một số nội dung tiếp thu, giải trình ý kiến của Đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4 về dự án Luật Đất đai (sửa đổi).

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh.

Thực hiện Nghị quyết số 671/NQ-UBTVQH15 ngày 23/12/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), ngày 24/4/2023 Chính phủ đã có Tờ trình số 136/TTr-CP trình Quốc hội tổng hợp kết quả lấy ý kiến Nhân dân và việc tiếp thu, hoàn thiện dự án Luật Đất đai (sửa đổi). Ngày 11 tháng 5 năm 2023, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã họp cho ý kiến về dự án Luật này.

Trên cơ sở ý kiến kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ý kiến thẩm tra của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, ý kiến phản biện (lần 2) của Ban Thường vụ Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam, ý kiến của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, ý kiến của các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ngày 06-07/4/2023, Chính phủ đã chỉ đạo các cơ quan có liên quan nghiêm túc tiếp thu ý kiến góp ý, hoàn thiện dự án Luật Đất đai (sửa đổi).

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh.

Thay mặt cơ quan thẩm tra về dự án Luật Đất đai (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh khẳng định, Ủy ban đánh giá cao Chính phủ đã chỉ đạo Cơ quan soạn thảo và các bộ, ngành khẩn trương nghiên cứu, tiếp thu nhiều ý kiến của Nhân dân, ý kiến đại biểu Quốc hội và ý kiến các cơ quan của Quốc hội để chỉnh lý dự thảo Luật có bước tiến quan trọng về chất lượng; các tài liệu trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5 được chuẩn bị nghiêm túc, công phu, nhiều nội dung đã được tiếp thu, giải trình.

Để đạt được sự đồng thuận, thống nhất cao nhất khi thông qua dự thảo Luật, Ủy ban Kinh tế đề nghị chỉ cụ thể hóa tại Luật những nội dung Nghị quyết số 18-NQ/TW đã chín, đã đủ rõ. Đối với những nội dung cần tiếp tục nghiên cứu, điều kiện thực tiễn chưa cho phép quy định ngay tại Luật để trình Quốc hội thông qua, đề nghị Chính phủ phối hợp báo cáo cấp có thẩm quyền trong quá trình hoàn thiện dự thảo Luật.

Nên có quy định mang tính nguyên tắc về yêu cầu đối với các hoạt động lấn biển

Đóng góp ý kiến vào việc hoàn thiện dự án Luật Đất đai (sửa đổi), đại biểu Tạ Đình Thi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Đoàn ĐBQH Tp.Hà Nội nhấn mạnh về tầm quan trọng của đất có mặt nước ven biển, đất bãi bồi ven sông, ven biển cũng như hoạt động lấn biển quy định tại dự án Luật.

Đối với đất có mặt nước ven biển, đại biểu Tạ Đình Thi cho rằng, khoản 3 Điều 189 quy định “Việc giao đất, cho thuê đất có mặt nước ven biển vào các mục đích nông nghiệp, phi nông nghiệp mà không phải lấn biển phải tuân thủ chế độ sử dụng các loại đất theo quy định của Luật này, các quy định của Luật Biển Việt Nam, Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo và các luật khác có liên quan”. Quy định này có trích dẫn đến Luật Biển Việt Nam, Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo. Tuy nhiên, tại Điều này không quy định rõ giới hạn hay phạm vi đất có mặt nước ven biển tới đâu. Điều này cũng không giao Chính phủ quy định chi tiết. Nếu vậy sẽ dẫn tới những cách hiểu khác nhau và vướng mắc khi thực hiện, có thể chồng chéo, xung đột pháp luật trong những trường hợp cụ thể.

Đại biểu Tạ Đình Thi đề nghị cần bổ sung quy định rõ “Đất có mặt nước ven biển là vùng đất ngập nước, có nước biển ở phía trên, nằm trong đường triều kiệt trung bình nhiều năm về phía đất liền”.

Đại biểu Tạ Đình Thi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Đoàn ĐBQH Tp.Hà Nội.

Về Đất bãi bồi ven sông, ven biển, đại biểu Tạ Đình Thi cho biết, điểm a khoản 1 Điều 191 quy định “Đất bãi bồi ven sông, ven biển bao gồm đất bãi sông, đất bãi nổi, cù lao trên sông, đất bãi bồi ven biển và đất bãi nổi, cù lao trên biển”. Theo quy định của Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo thì bãi nổi, cù lao trên biển là hải đảo. Việc quản lý được quy định tại Chương V của Luật và các nghị định, thông tư quy định chi tiết thi hành.

Do vậy, đại biểu Tạ Đình Thi đề nghị Ban soạn thảo dự án Luật cần xem xét, rà soát, bổ sung các quy định để tránh mâu thuẫn, chồng chéo, xung đột giữa các quy định pháp luật (như các quy định về nguyên tắc quản lý; việc điều tra, thống kê, phân loại; lập, quản lý hồ sơ hải đảo; khai thác, sử dụng tài nguyên hải đảo).

Đối với hoạt động lấn biển, theo đại biểu Tạ Đình Thi, dự thảo Luật đã quy định các quy hoạch sử dụng đất bao gồm diện tích khu vực dự kiến lấn biển. Tuy nhiên, các quy hoạch mang tính dài hạn, có những trường hợp có khu vực đã được quy hoạch nhưng không được thực hiện hoặc cần thay đổi, điều chỉnh. Trong khi đó, trước khi hoạt động lấn biển được hoàn thành thì diện tích khu vực dự kiến lấn biển vẫn đang là biển, khi quy hoạch vào thành đất thì việc quản lý, sử dụng khu vực biển này sẽ tuân thủ theo quy định của pháp luật đất đai hoặc/hay theo các quy định của pháp luật nào.

Về nguyên lý chung thì khi quy định đưa một phạm vi nào đó của biển thành đất sẽ chịu sự điều chỉnh của pháp luật đất đai, khi đó, nó không là “biển” nữa sẽ dẫn đến các hoạt động ở phạm vi đó và việc quản lý phải tuân thủ các quy định về quản lý trên đất liền có thể dẫn đến xung đột, mâu thuẫn trong áp dụng pháp luật như: quy định về nuôi trồng thủy sản trên biển; quy định về các chế độ, chính sách ưu đãi, đặc thù trên biển; quy định về vùng nước cảng biển và các hoạt động giao thông trên biển theo pháp luật hàng hải; quy định về quản lý khu vực biên giới biển theo pháp luật về biên giới quốc gia; quy định phân định phạm vi thực thi quản lý của bộ đội biên phòng, cảnh sát biển, hải quân; việc đi qua không gây hại của tàu thuyền nước ngoài trong vùng lãnh hải… nên cần có những quy định bổ sung, đặc thù để xử lý các vấn đề này, bảo đảm khả thi khi thực hiện.

Quốc hội nghe Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh báo cáo về dự án Luật Đất đai (sửa đổi).

Đại biểu Tạ Đình Thi nêu quan điểm, với hiện trạng đang là “biển” nhưng đưa vào quy hoạch đất đai. Tuy nhiên, tại dự thảo Luật chưa có các quy định nguyên tắc về việc điều tra, xác định, đưa diện tích khu vực dự kiến lấn biển vào quy hoạch sử dụng đất. Điều này có thể dẫn đến sự tùy tiện trong quá trình đề xuất, đưa các khu vực đang là “biển” vào thành đất, thậm chí với diện tích rất lớn, nếu quy hoạch “treo” thì việc quản lý, khai thác, sử dụng các phần diện tích biển này sẽ gặp nhiều vướng mắc, không phát huy được các lợi thế của biển. Vì vậy, cần bổ sung các quy định có liên quan để giải quyết vấn đề này.

Về nguyên tắc cho hoạt động lấn biển, đại biểu Tạ Đình Thi đề nghị bổ sung quy định tại điểm c khoản 2 Điều 190 là “Phù hợp với quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ, quy hoạch tỉnh, quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị;…” Hoạt động lấn biển có nhiều nguy cơ tác động đến điều kiện tự nhiên, môi trường. Do đó, Luật cần có các quy định mang tính nguyên tắc về yêu cầu đối với các hoạt động lấn biển.

Đại biểu Tạ Đình Thi cho rằng, cần bổ sung quy định giao Chính phủ quy định chi tiết điều này trên cơ sở bổ sung các quy định mang tính nguyên tắc chung trong Luật để bảo đảm khả thi khi thực hiện.

Đối với Điều 250 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thủy sản, theo nội dung của Điều này thì sau khi hết thời hạn của các quyết định giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản trên biển thì lại quay về giao đất, mà chỗ đó không phải đất mà là biển. Hiện nay, Luật Thủy sản đã quy định hợp lý, thời hạn có thể tăng lên đến 50 năm cũng được, nhưng cơ bản nội dung này không liên quan gì đến phạm vi Luật Đất đai.

Bích Lan

Các bài viết khác