Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 06b467a1-19da-90f0-dd35-da3afb4cbf73.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH TRẦN THỊ VÂN: THÁO GỠ "ĐIỂM NGHẼN" CẦN GIẢI PHÁP RÕ RÀNG, CỤ THỂ TRÁNH "HÔ KHẨU HIỆU"

25/05/2023

Sáng 25/5, tiếp tục Chương trình kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, Quốc hội tiến hành thảo luận tại Tổ đối với 08 nội dung quan trọng liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội. Phát biểu thảo luận tại Tổ 13, đại biểu Trần Thị Vân, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH chuyên trách tỉnh Bắc Ninh cơ bản tán thành với 10 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu được Chính phủ đề ra, tuy nhiên cần lưu ý các giải pháp cần cụ thể, rõ ràng hơn đối với từng nhóm vấn đề, tránh chung chung mang tính “hô khẩu hiệu”….

THẢO LUẬN TỔ 13: CẦN TRIỂN KHAI QUYẾT LIỆT CÁC GIẢI PHÁP PHÙ HỢP THÚC ĐẨY GIẢI NGÂN VỐN ĐẦU TƯ CÔNG

Quang cảnh Phiên thảo luận tại Tổ 13

Theo báo cáo của Chính phủ cũng như báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế, năm 2023, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, kinh tế tiếp tục xu hướng tăng thấp hơn dự báo. Tuy nhiên, tình hình kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn của nền kinh tế tiếp tục được bảo đảm. Thương mại, dịch vụ tiếp tục xu hướng tăng. Thị trường tiền tệ, tỷ giá cơ bản ổn định trong bối cảnh thị trường tài chính, tiền tệ thế giới có nhiều biến động. Một số giải pháp được triển khai để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản. Phát triển văn hóa, thể dục, thể thao tiếp tục được quan tâm. Quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; hoạt động đối ngoại được tăng cường;...

Bên cạnh những kết quả đạt được, diễn biến tình hình kinh tế - xã hội 4 tháng đầu năm 2023 tiếp tục bộc lộ những khó khăn, thách thức từ Quý IV/2022, gây áp lực lớn trong điều hành kinh tế vĩ mô và khả năng hoàn thành mục tiêu tăng trưởng cả năm 2023. Tăng trưởng GDP Quý I/2023 đạt 3,32%, mức rất thấp trong điều kiện nền kinh tế đã mở cửa sau khi kiểm soát dịch COVID-19 và trên nền thấp của cùng kỳ năm trước cho thấy việc hoàn thành mục tiêu tăng trưởng cả năm (6,5%) là rất khó khăn…

Đại biểu Trần Thị Vân, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH chuyên trách tỉnh Bắc Ninh

Phát biểu thảo luận tại Tổ 13, đại biểu Trần Thị Vân, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH chuyên trách tỉnh Bắc Ninh cho rằng, báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế đã nêu rất thẳng thắn nhiều vấn đề, giúp các đại biểu Quốc hội thấy được bức tranh toàn cảnh về tình hình kinh tế - xã hội của cả nước trong những tháng cuối năm 2022 và những tháng đầu năm 2023. Qua báo cáo của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế cho thấy, tình hình kinh tế - xã hội đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức; với nhiều điểm nghẽn, điểm vướng dẫn đến kết quả thực hiện chưa được như mong đợi.

Từ thực tế ở địa phương, đại biểu cho biết,  qua các cuộc tiếp xúc cử tri và khảo sát ở các doanh nghiệp ở địa phương cho thấy, mức tiêu thụ hàng hóa giảm rất nhiều, tình trạng người lao động bị mất việc làm, giảm giờ làm ở khu công nghiệp, hay có những ngành chưa bao giờ xảy ra tình trạng lao động mất việc làm, giảm giờ làm, thậm chí là những ngành mà công nhân có thu nhập cao, đơn cử như ngành xây dựng thì trong những tháng vừa qua cũng gần như bị tắc nghẽn.

Theo đại biểu thực trạng này dẫn đến nhiều hệ lụy xã hội đáng lo ngại, thu nhập của công nhân bị giảm sút rõ dệt, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sinh hoạt hàng ngày. Trong khi đó, các thiết chế về văn hoá, khu vui chơi cho công nhân còn thiếu, công nhân dễ sa đà vào những việc thiếu lành mạnh, …

Bày tỏ cơ bản tán thành với 10 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu mà Chính phủ đề ra tại Báo cáo, đại biểu lưu ý các giải pháp cần cụ thể, rõ ràng hơn đối với từng nhóm vấn đề tránh chung chung mang tính “hô khẩu hiệu”.

Trong số các giải pháp đề xuất, đại biểu Trần Thị Vân nhấn mạnh, việc xem xét quyết định  giảm thuế VAT 2% là vô cùng cần thiết. Đây là giải pháp rất cần thiết và phù hợp với tinh thần Nghị quyết 43/2022/QH15 của Quốc hội. “Người dân sẽ được hưởng lợi trực tiếp từ giải pháp này do doanh nghiệp giảm chi phí, hạ giá thành hàng hóa, dịch vụ, giúp kích cầu tiêu dùng tốt hơn, đẩy mạnh luân chuyển hàng hoá và sản xuất, qua đó mang lại lợi ích cho cả doanh nghiệp và Nhà nước….”, đại biểu lý giải.

Cho biết có một số ý kiến cho rằng, mức giảm 2% thuế VAT (xuống còn 8%) là khiêm tốn, đại biểu nêu rõ, việc giảm thuế cũng cần phải tính toán để đảm bảo cân đối nguồn thu ngân sách. Vì vậy, nếu đề xuất giảm nhiều quá cũng sẽ ảnh trực tiếp tới nguồn thu của cả nước.

Bày tỏ băn khoăn về thời gian áp dụng giảm thuế VAT, đại biểu cho biết, theo đề xuất của Chính phủ, chính sách giảm thuế VAT áp dụng trong thời gian 6 tháng từ ngày 1/7 đến hết ngày 31/12/2023, tức. Nhấn mạnh khoảng thời gian như đề xuất là quá ngắn với 2% thuế VAT thì không thể kích cầu được. Do đó, đại biểu đề nghị áp dụng chính sách này trong thời gian ít nhất từ 1 năm đến 1 năm rưỡi để thấy chính sách phát huy hiệu quả, nhất là trong bối cảnh hiện nay còn nhiều vướng mắc về thể chế, ách tắc trong giải ngân vốn đầu tư công, thị trường bất động sản, thị trường trái phiếu./.

Lê Anh - Nghĩa Đức