Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: c1ba67a1-293c-90f0-dd35-d15e7b297e21.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

PGS.TS - ĐBQH BÙI HOÀI SƠN: PHÁT TRIỂN VĂN HÓA PHẢI GẮN VỚI KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA ĐỊA PHƯƠNG

09/05/2023

Qua quá trình khảo sát, giám sát thực tiễn tại các địa phương thời gian qua, PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cho biết, đầu tư, phát triển văn hóa tại một số nơi còn mang tính trang trí, cổ vũ phong trào chứ ít gắn bó với sự phát triển kinh tế - xã hội. Đây là bài toán mà chúng ta cần phải cân bằng, giải quyết trong thời gian tới.

PGS.TS - ĐBQH BÙI HOÀI SƠN: CẦN CÓ MỘT CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI VỀ VĂN HÓA

PGS.TS - ĐBQH BÙI HOÀI SƠN: VĂN HÓA - THỜI CƠ VÀ THÁCH THỨC

PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội 

Phóng viên: Qua quá trình khảo sát, giám sát tại các địa phương thời gian qua, ông có đánh giá như thế nào về thực trạng đầu tư và phát triển văn hóa tại các địa phương?

PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội: Thực lòng mà nói, trong quá trình đi khảo sát, giám sát, nghiên cứu thực tiễn ở các địa phương, tôi nhận thấy rằng, trừ một số thành phố lớn và địa phương có truyền thống quan tâm đến văn hóa, nhận thức và hành động của các địa phương đối với phát triển văn hóa chưa thực sự tương xứng với tiềm năng, lợi thế cũng như ý nghĩa và vai trò của văn hóa trong phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.”

Nhiều địa phương vẫn coi văn hóa là “cờ, đèn, kèn, trống”, có cũng được mà thiếu cũng không sao. Văn hóa chủ yếu là mang tính trang trí, cổ vũ phong trào chứ ít gắn bó với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương (trừ lĩnh vực du lịch). Vì thế, đầu tư cho văn hóa cả ở con người, tài chính và cơ sở vật chất đều không đạt kỳ vọng của những người quan tâm và yêu văn hóa.

Tôi cảm thấy rất áy náy khi về các địa phương, thấy các anh em đồng nghiệp cán bộ văn hóa cơ sở có mức lương vô cùng thấp, làm việc tối ngày. Bố trí cán bộ trong lĩnh vực văn hóa cũng rất tùy tiện. Đúng như lời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu trong Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021 nhấn mạnh: “sớm khắc phục tình trạng chắp vá, tùy tiện trong bố trí cán bộ làm công tác văn hóa, ở cả trung ương và địa phương.”

Thậm chí từng có dư luận rằng, ai đó không làm được việc gì thì bố trí làm công tác văn hóa. Điều này dẫn đến hai thái cực, thứ nhất là do họ không hiểu nên họ cấm tất cả, vì cái gì cũng thấy nhạy cảm; thứ hai là họ buông, thả tự do tất cả vì thấy cái gì cũng “vô thưởng, vô phạt”. Cả hai thái cực này đều rất nguy hiểm đối với sự phát triển văn hóa.

Tại một số địa phương, cán bộ văn hóa có mức lương rất thấp, bố trí chưa phù hợp

Văn hóa nghệ thuật liên quan đến sáng tạo nên đòi hỏi tự do; nhưng mọi tự do cũng có khuôn khổ của nó vì liên quan đến đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục của dân tộc. Bố trí nguồn lực tài chính thì luôn luôn thiếu cho lĩnh vực văn hóa dù chỉ tiêu từ năm 2009 chỉ là 1,8% chi ngân sách nhưng nhiều địa phương chỉ chi chưa tới 1%. Điều này vừa thể hiện sự thiếu quan tâm, vừa khiến cho các điều kiện cần và đủ cho phát triển văn hóa gặp nhiều khó khăn, không đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ. Cơ sở vật chất cho lĩnh vực văn hóa ngày càng xuống cấp, thậm chí nhiều nơi còn bố trí ở những vị trí không phải ở trung tâm – nơi mà lẽ ra các thiết chế văn hóa như bảo tàng, thư viện, nhà hát phải được ưu tiên. Từ  những nhận thức chưa đúng đắn và đầy đủ như vậy đã ảnh hưởng rất nhiều đến việc ban hành cơ chế, chính sách thuận lợi cho phát triển văn hóa.

Đến nhiều địa phương, tôi nhận thấy việc ban hành các kế hoạch hành động để thực hiện các nghị quyết của Đảng về văn hóa, chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa chủ yếu là để cho có, tiện bề báo cáo, còn những hành động cụ thể thì ít được triển khai. Sự sôi động của cuộc sống chủ yếu là do sự năng động của chính thị trường mà ít thấy sự can thiệp của Nhà nước.

Dù gần đây, đặc biệt là sau Hội nghị văn hóa toàn quốc, chúng ta đã thấy có sự chuyển biến tích cực, nhưng là người nhiều năm theo dõi về văn hóa, tôi vẫn hết sức lo ngại. Tôi lo rằng, cũng giống như sau Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm (Ban chấp hành trung ương Khóa VIII) về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, văn hóa được quan tâm đặc biệt, thể hiện ở các chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, sự ra đời của các luật về văn hóa, nghệ thuật, kể cả trong công tác cán bộ văn hóa cũng có những ưu tiên, nhưng sau đó chỉ 1, 2 nhiệm kỳ, văn hóa lại ít được nhắc đến. Giờ đây, nỗi băn khoăn của tôi là, liệu văn hóa có lặp lại vòng quay ấy không? Bây giờ đang là cơ hội, thuận lợi rất lớn nhưng nếu ngành văn hóa không biết phát huy thời cơ ấy để chấn hưng văn hóa nước nhà, liệu chúng ta có tránh được vết xe đổ đã từng là thành công của cách đây 25 năm không (1998 – 2023)?

Hiện nay ở một số địa phương, nhất là những nơi cơ sở hạ tầng văn hóa công cộng thiếu thốn nghiêm trọng, thiết bị cũ kỹ, cơ sở sản xuất văn hóa thiếu sức sống, các sản phẩm văn hóa nước ngoài ồ ạt tràn vào chiếm lĩnh thị trường, nhiều sản phẩm văn hóa độc hại xuất hiện làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống tinh thần xã hội.

Rõ ràng, cần giải phóng mạnh hơn, hiệu quả hơn nữa sức sản xuất văn hóa. Mà muốn giải phóng sức sản xuất văn hóa thì nhất thiết phải đổi mới thể chế văn hóa, xây dựng thể chế mới vận hành theo nguyên tắc hướng tới quần chúng, hướng ra thị trường.

Phóng viên: Theo ông, giải pháp trong thời gian tới là gì để văn hóa thực sự phát triển với những bước tiến nổi bật?

PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội: Tôi cho rằng, trước hết, chúng ta phải đánh giá những thành công trong việc thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng về phát triển văn hóa trong thời gian qua. Như tôi đã nói ở trên, các quan điểm của Đảng đã giúp lĩnh vực văn hóa có nhiều khơi sắc. So với nhiều nước trên thế giới, chúng ta thực sự có nhiều hỗ trợ cho phát triển văn hóa với hệ thống chính sách, luật pháp về văn hóa tương đối rõ ràng. Chúng ta là một trong số ít nước có nhiều luật về văn hóa và đặc biệt là rất cập nhật các văn bản này.

Theo PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, đầu tư, phát triển văn hóa cần gắn bó với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

Lấy ví dụ như Luật Di sản văn hóa hay Luật Điện ảnh chẳng hạn. Đối với Luật Di sản văn hóa năm 2001 được xem là một trong những luật cập nhật, thậm chí là tiên phong trong lĩnh vực văn hóa, với những tư tưởng, quan điểm mới về di sản văn hóa phi vật thể. Sau đó chúng ta còn cập nhật ở luật này năm 2009, và sắp tới đây là sửa đổi một lần nữa. Luật Điện ảnh cũng tương tự như vậy, cập nhật cả xu thế công nghiệp văn hóa.

Tuy nhiên, đúng là chúng ta còn gặp một số hạn chế khiến văn hóa chưa phát triển như kỳ vọng. Trong đó, nhận thức về phát triển văn hóa chưa đầy đủ. Do vậy, chúng ta cần thay đổi và nhìn nhận sản phẩm văn hóa là những sản phẩm hàng hóa nhưng có logic đặc biệt.

Gần đây, chúng ta bị rơi vào hai thái cực:

Một là nhấn mạnh quá mức đến tính chất tinh thần mà quên đi tính chất hàng hóa của sản phẩm văn hóa, nghệ thuật dẫn đến việc quay lưng lại với kinh tế thị trường, không chịu chú ý đến phát triển thương hiệu, khán giả, hay kỹ năng kinh doanh, khiến cho các tổ chức, đơn vị văn hóa nghệ thuật trở nên quan liêu, cứng nhắc, thua lỗ;

Khách du lịch quốc tế học làm thổ cẩm với bà con dân tộc thiểu số

Hai là nhấn mạnh quá mức đến tính chất hàng hóa, đề cao thái quá việc thu lợi nhuận trong lĩnh vực văn hóa, khiến cho giá trị tinh thần, đạo đức của các sản phẩm văn hóa, nghệ thuật bị coi nhẹ, dẫn đến nhiều sản phẩm văn hóa, nghệ thuật chiều theo thị hiếu tầm thường, ảnh hưởng tiêu cực đến đạo đức xã hội.

Cả hai thái cực này đều nguy hiểm, và việc của chúng ta là cân bằng hai thái cực này. Tất nhiên, việc làm này chưa bao giờ đơn giản, vì nó liên quan đến nhiều thứ, cả việc nâng cao thị hiếu thẩm mỹ của khán giả, thay đổi tư duy của tất cả các bên liên quan đến sản xuất ra sản phẩm văn hóa, nghệ thuật, cũng như cả định hướng, đầu tư từ phía Nhà nước...

Phóng viên: Trân trọng cảm ơn ông!

Thu Phương