Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 4fd067a1-997f-90f0-19a0-5424ca46ecf7.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH LƯU VĂN ĐỨC: QUY ĐỊNH CỤ THỂ CÁC TRÌNH TỰ, THỦ TỤC HÀNH CHÍNH, CÁC YÊU CẦU VỀ KHÁM, CHỮA BỆNH

07/01/2023

Đóng góp ý kiến về Dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) tại Kỳ họp bất thường lần thứ 2, đại biểu Lưu Văn Đức – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk cho rằng, việc kiểm soát chặt chẽ điều kiện, chất lượng hành nghề là hết sức cần thiết, do vậy, cần quy định cụ thể các trình tự, thủ tục hành chính, các yêu cầu về khám, chữa bệnh.

Đóng góp ý kiến về Dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) tại Kỳ họp bất thường lần thứ 2, đại biểu Lưu Văn Đức – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk đánh giá cao nỗ lực của cơ quan chủ trì thẩm tra, cơ quan soạn thảo trong việc nghiêm túc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật theo ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 3 và thứ 4 Quốc hội khóa XV. Đại biểu nhất trí với nhiều nội dung của Báo cáo tiếp thu, giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và nhận thấy dự thảo luật đã cơ bản đủ điều kiện thông qua tại kỳ họp vào tuần này. Để tiếp tục hoàn thiện dự thảo luật, đại biểu tham gia một số ý kiến như sau:

Tại Điều 2 về giải thích từ ngữ, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu bổ sung, giải thích cụm từ “khám, chữa bệnh theo yêu cầu” vì trong dự thảo luật chưa có giải thích từ ngữ này.

Đại biểu Lưu Văn Đức – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk

Về thủ tục hành chính, đại biểu cho biết, khám, chữa bệnh là một dịch vụ đặc thù, có liên quan chặt chẽ đến tính mạng, sức khỏe của người dân. Do đó, việc kiểm soát chặt chẽ điều kiện, chất lượng hành nghề là hết sức cần thiết. Một trong những công cụ để kiểm soát là quy định cụ thể các trình tự, thủ tục hành chính, các yêu cầu về khám, chữa bệnh. Đại biểu nhận định dự thảo luật đã có bước tiến lớn về cải cách thủ tục hành chính trong quản lý dịch vụ khám, chữa bệnh ở một số thủ tục trong dự thảo có kế thừa quy định tại Luật Khám, chữa bệnh năm 2009, ở một số thủ tục đã được bổ sung vì có những chính sách mới như: Kiểm tra, đánh giá năng lực hành nghề trước khi cấp giấy phép hành nghề, điều chỉnh chứng chỉ hành nghề, gia hạn chứng chỉ hành nghề, thử lâm sàng trong khám bệnh, chữa bệnh v.v..

 Đối với thủ tục kế thừa quy định hiện hành thì thời gian xử lý của cơ quan quản lý nhà nước đã được dự thảo luật rút ngắn nhiều để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp như; Thời gian cấp mới giấy phép hành nghề giảm từ 60 xuống còn 30 ngày giảm 50%; thời gian cấp lại giấy phép hành nghề giảm từ 30 xuống còn 15 ngày, giảm 50%, thời gian cấp mới giấy phép hoạt động của cơ sở khám, chữa bệnh từ 90 xuống còn 60 ngày, giảm 30%, thời gian cấp lại giấy phép hoạt động từ 30 xuống còn 20 ngày, giảm 30%. Tuy nhiên, đây mới chỉ là các thủ tục hành chính có liên quan giữa cơ quan nhà nước và cơ sở khám, chữa bệnh. Dự thảo luật chưa đề cập cụ thể đến việc rút ngắn thủ tục hành chính giữa cơ sở khám, chữa bệnh với người bệnh. Vì trong thực tế chúng ta thấy việc nhập viện cũng như xuất viện, người nhà hay người bệnh đều bị vướng rất nhiều thủ tục, thời gian trong việc nhập viện và xuất viện, vì vậy đại biểu đề nghị Ban soạn thảo cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho đầy đủ hơn.

Về dịch vụ khám, chữa bệnh của cơ sở khám, chữa bệnh của Nhà nước, trên cơ sở ý kiến của đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xây dựng 2 phương án của Điều 110 về giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và tương ứng với đó là 2 phương án của điểm d khoản 3 Điều 108 về tự chủ với cơ sở khám, chữa bệnh của Nhà nước. Phương án một là Nhà nước quy định giá dịch vụ khám, chữa bệnh tối đa với cơ sở khám, chữa bệnh của Nhà nước bao gồm giá khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, giá dịch vụ khám, chữa bệnh theo yêu cầu, giá dịch vụ khám, chữa bệnh, chữa bệnh thực hiện bởi cơ sở thực hiện theo phương thức hợp tác đối tác công tư. Phương án hai là Nhà nước chỉ quy định giá dịch vụ khám, chữa bệnh thanh toán bằng bảo hiểm y tế theo lộ trình phù hợp với khả năng ngân sách nhà nước và chi trả của người dân, còn đối với giá khám, chữa bệnh theo yêu cầu thì Nhà nước chỉ quy định phương pháp tính giá và để các cơ sở khám, chữa bệnh của Nhà nước tự định giá.

Đại biểu nhất trí và đề nghị Quốc hội chọn phương án một với các lý do như sau:

Thứ nhất, trong khám, chữa bệnh, giá dịch vụ là yếu tố hết sức quan trọng và cũng hết sức đặc thù, do hầu như người bệnh không thể thương lượng như các hàng hóa, dịch vụ khác, do đó Nhà nước cần có cơ chế quản lý phù hợp, thông qua việc xác định các yếu tố hình thành giá, nguyên tắc tính giá, v.v..

Thứ hai là ở nước ta hiện nay còn trên 10% dân số chưa tham gia bảo hiểm y tế, phần lớn trong số họ là những người có thu nhập trung bình thấp, không ổn định và cơ sở khám, chữa bệnh công lập là nơi chủ yếu mà họ sẽ đến khi cần khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe, v.v.. Nếu không kiểm soát giá đối với các dịch vụ khám, chữa bệnh ngoài phạm vi bảo hiểm y tế tại các cơ sở y tế công lập thì mức chi phí y tế sẽ vượt quá khả năng của những người dân, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa nhưng không thuộc đối tượng được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí.

Thứ ba là Hiến pháp cũng đã khẳng định "Nhà nước, xã hội đầu tư phát triển sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của Nhân dân, thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân, có chính sách ưu tiên chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn". Đảng ta cũng đã khẳng định phát triển kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, tức là đảm bảo quyền chăm sóc sức khỏe trong Nhân dân, bảo đảm chi phí y tế phù hợp với khả năng chi trả để bất cứ ai cũng được chữa bệnh, không bị bỏ lại phía sau. Đó là yêu cầu và điều kiện để xây dựng nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

Thứ tư, nếu không kiểm soát giá khám, chữa bệnh theo cầu ở các bệnh viện công thì sẽ dẫn đến tình trạng cơ sở khám, chữa bệnh công lập được quyết định giá như cơ sở tư nhân, điều này là bất hợp lý, vì cơ sở vật chất của các bệnh viện công là do Nhà nước đầu tư để phục vụ cho Nhân dân thì nay lại được áp dụng với mức giá cao như giá của bệnh viện tư nhân. Như thế thì một bộ phận thiểu số người dân có điều kiện sẽ qua bệnh viện tư nhân để họ điều trị, khám điều trị theo quy luật cung - cầu, còn lại thì bệnh viện công, bệnh viện Nhà nước cần phải tập trung phục vụ cho đại đa số người dân.

Đại biểu nhấn mạnh, trong bối cảnh nước ta chưa thực hiện được 100% tham gia bảo hiểm y tế của người dân, số người có thu nhập thấp còn nhiều, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, ở vùng sâu, vùng xa, Nhà nước vẫn cần quản lý giá khám, chữa bệnh ở các cơ sở y tế công lập, cả khám bảo hiểm y tế và cả khám, chữa bệnh theo yêu cầu để bảo đảm quyền được chăm sóc y tế của Nhân dân, để những người yếu thế không bị nghèo hóa về chi phí y tế.

Hồ Hương

Các bài viết khác