Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 12fc67a1-8909-90f0-dd35-dea9eeccab6e.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH PHẠM VĂN HÒA: CẦN QUY ĐINH RÕ HÌNH THỨC GIÁO DỤC, HỖ TRỢ CHUYỂN ĐỔI HÀNH VI BẠO LỰC GIA ĐÌNH

30/10/2022

Phát biểu ý kiến tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV về dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi), đại biểu Phạm Văn Hòa – Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp đề nghị quy đinh rõ hình thức giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình, cụ thể, việc tổ chức hình thức giáo dục là cho một hay nhiều người, thời gian giáo dục là bao lâu, xác định rõ đối tượng giáo dục.

SỬA ĐỔI LUẬT PHÒNG, CHỐNG BẠO LƯC GIA ĐÌNH: CẦN QUY ĐỊNH VỀ TRÁCH NHIỆM BÁO TIN CỦA CÁC THÀNH VIÊN GIA ĐÌNH

Không áp dụng với những người đã ly hôn

Tham gia phát biểu ý kiến tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, đại biểu Phạm Văn Hòa – Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp bày tỏ đồng tình với nhiều nội dung trong báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luât của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Đại biểu đóng góp thêm một số ý kiến để hoàn thiện Dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình như sau:

Về hành vi bạo lực gia đình, Dự án Luật có liệt kê 16 nội dung, có sự sắp xếp từng nhóm hành vi có liên quan nhau, tác động, đan xen lẫn nhau, với nhiều hình thức khác nhau đã mang tính chất bao quát hết hành vi bạo lực gia đình của từng vụ việc. Đại biểu tán thành không nhất thiết phải chia nhóm về bạo lực tinh thần, thể xác, tình dục hoặc các hình thức bạo lực khác. Tuy nhiên, ở khoản 2, đại biểu đề nghị nên rà soát kỹ, bởi một số đối tượng mở rộng thêm trong nội dung hành vi bạo lực gia đình là chưa hợp lý, đó là anh, chị, em của người đã ly hôn và người đã ly hôn mà áp dụng chung cho việc phải thực hiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục thành viên gia đình là trẻ em, phụ nữ có thai, người cao tuổi, người khuyết tật, v.v. là người thân của người mình đã ly hôn. Đại biểu đề nghị không áp dụng cho những đối tượng người đã ly hôn hoặc anh, chị, em của người đã ly hôn, vì đã ly hôn rồi thì không còn trách nhiệm với những đối tượng nêu trên ở điểm d Điều 3, nếu Chính phủ có quy định chi tiết, nên rà soát và đề nghị phải loại bỏ.

Đại biểu Phạm Văn Hòa đóng góp ý kiến vào dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi)

Về vấn đề tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình, đại biểu cho rằng, đây là việc rất cần thiết tiến hành cho các đối tượng có hành vi bạo lực, người bị bạo lực, đối tượng yếu thế. Mục đích của việc tư vấn là giáo dục, tuyên truyền để hạn chế đến mức thấp nhất các hành vi có thể xảy ra. Tuy nhiên, cũng cần quy định cho rõ việc thực hiện thường xuyên hay định kỳ, việc đã xảy ra rồi hay là đã chọn chấm điểm đối tượng mà chính quyền địa phương mời đối tượng đến tư vấn. Vì đối tượng liệt kê như ở Điều 6 là rất nhiều trong phạm vi của mỗi xã, để đề phòng tùy tiện mời đối tượng tư vấn, tốn kém nhân lực, trong khi đối tượng không có yêu cầu về tư vấn.

Về xử lý tin báo, tố giác bạo lực gia đình ở khoản 2 Điều 20. Những người ở điểm c, d, đ Điều 19 khi nhận tin báo hoặc có hành vi bạo lực phải báo cáo cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã để phân công trực tiếp tham gia ngăn chặn hành vi bạo lực. Theo đại biểu, người nhận tin báo phải báo ngay cho công an, đồn biên phòng nơi gần nhất để phối hợp đến hiện trường, ngăn chặn kịp thời hoặc trực tiếp, sau đó báo cáo cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã biết, như vậy sẽ kịp thời ngăn chặn sự việc đáng tiếc có thể xảy ra. Nếu chờ Chủ tịch xã phân công công an xã đến sẽ rất chậm, để đảm bảo trong thời gian 6 tiếng đồng hồ phải có mặt tại hiện trường ngay. Những trường hợp đặc biệt có nguy cơ gây thương tích nặng hoặc nguy cơ đến tính mạng cần phải nhanh hơn trước 6 giờ.

Về cấm tiếp xúc (Điều 25), đại biểu cho rằng quy định là rất cần thiết để phòng, chống hành vi bạo lực gia đình có thể tiếp tục xảy ra. Tuy nhiên, đại biểu đề nghị làm rõ quyền của người bị cấm tiếp xúc được quyền chọn chỗ ở, người bạo lực vi phạm cấm tiếp xúc, nếu trong thời gian quy định cấm tiếp xúc mà đã được hòa giải thành, đối tượng đồng ý được sinh hoạt chung với nhau, ở cùng nhà, người bạo lực có được ở trong nhà hay bị cách ly ở chỗ khác?

Về cấm tiếp xúc của Tòa án rất cần thiết để bảo vệ tính mạng, nhân phẩm của người bị bạo lực. Tuy nhiên, quy định cấm tiếp xúc thời hạn là 4 tháng, đại biểu đề nghị giải trình cơ sở nào là 4 tháng, trong khi đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã chỉ 3 ngày, mặc dù Tòa án có trường hợp thụ lý vụ án nhân sự có liên quan đến các đối tượng có hành vi bạo lực.

Cần quy đinh rõ hình thức giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình

Về chăm sóc, điều trị người bị bạo lực, đại biểu cũng đề nghị làm rõ thêm đối tượng trị bệnh ngoài bảo hiểm y tế người bạo lực chi trả, người bị bạo lực có chi trả thêm các khoản khác hay không, hay trong lúc nằm viện.

Về giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực là cần thiết, do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã tổ chức. Tuy nhiên, việc tổ chức hình thức giáo dục cho một hay nhiều người, giáo dục là bao lâu, đối tượng bạo lực đang xảy ra hay đã xảy ra từ trước hoặc là nhận diện người có hành vi bạo lực có thể bị bạo lực.

Về góp ý phê bình trong cộng đồng dân cư đối với người bạo lực với sự đồng ý của người bị bạo lực. Đại biểu đề nghị chỉ giao cho trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố phối hợp với công an cấp xã họp dân thực hiện, địa điểm nơi thuận lợi nhất, ví dụ như là ban ấp, ban khóm, tổ hoặc là nhà có chỗ rộng.

Việc thực hiện công việc phục vụ cộng đồng, danh mục công việc do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã công nhận trên cơ sở thảo luận quyết định của cộng đồng dân cư. Đại biểu cho rằng, việc này do Chủ tịch xã công nhận là phù hợp, không thể bắt buộc phải có quyết định của cộng đồng dân cư, không thể việc gì cũng phải có quyết định của cộng đồng. Tuy nhiên, cũng cần định rõ thời gian cho việc lao động cộng đồng của đối tượng bạo lực mỗi lần có hành vi bạo lực là bao lâu.

Về người tham gia phòng, chống bạo lực gia đình nếu bị thương tích, nằm viện thì có được chi trả các chi phí hay không, đại biểu cho rằng người can thiệp trong hành vi bạo lực gia đình nếu bị mang thương tích nằm bệnh viện là thiệt thòi cho người ngăn chặn, nếu không ngăn chặn kịp thời thì có thể xảy ra thương tích và hoặc những tình huống xấu. Ngoài ra người can ngăn có cũng có thể bị bạo lực, trong trường hợp này thì chi trả như thế nào, đại biểu đề nghị quy định rõ ràng để khuyến khích, khi có sự việc xảy ra thì những người xung quanh, xóm giềng hoặc thân nhân can thiệp kịp thời tránh những hành vi đáng tiếc.

Về cơ sở cung cấp dịch vụ phòng, chống bạo lực, quy định người đứng đầu của cơ sở phải có trình độ đại học trở lên, quy định nhân viên phục vụ của cơ sở này phải có trình độ THPT trở lên, đại biểu cho rằng quy định như vậy là quá cứng nhắc, vì đòi hỏi trình độ cao trong khi đây là cơ sở phục vụ vì mục đích không lợi nhuận. Nếu quy định như vậy, rất hiếm có người để thành lập cơ sở này, tại quy định rất khó khăn. Theo đại biểu, đối với những đối tượng này chỉ cần tập huấn nghiệp vụ chuyên môn và có kỹ năng là phù hợp

Hồ Hương