Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 9bfc67a1-8956-90f0-19a0-50718b6f5b0e.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH ĐỖ ĐỨC HỒNG HÀ: ĐỀ NGHỊ BỔ SUNG 5 NHÓM HÀNH VI BẠO LỰC GIA ĐÌNH

30/10/2022

Tham gia đóng góp ý kiến về dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi), đại biểu Đỗ Đức Hồng Hà – Đoàn ĐBQH Tp.Hà Nội đề nghị bổ sung 5 nhóm hành vi bạo lực gia đình để phù hợp với quy định của Bộ luật Hình sự và Nghị định số 144/2021 của Chính phủ.

SỬA ĐỔI LUẬT PHÒNG, CHỐNG BẠO LƯC GIA ĐÌNH: CẦN QUY ĐỊNH VỀ TRÁCH NHIỆM BÁO TIN CỦA CÁC THÀNH VIÊN GIA ĐÌNH

Bổ sung 5 nhóm hành vi bạo lực gia đình

Đóng góp ý kiến về dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi), đại biểu Đỗ Đức Hồng Hà – Đoàn ĐBQH Tp.Hà Nội nêu rõ, bạo lực gia đình là một vấn đề nhức nhối, thời gian qua xuất hiện nhiều hành vi bạo lực gia đình, xâm hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, tự do, tài sản của các thành viên gia đình, gây bất bình trong xã hội.

Để hoàn thiện thêm dự thảo luật này, góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống bạo lực gia đình, đại biểu cho rằng, trên cơ sở thông báo kết luận và gợi ý thảo luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng nhất là phải xác định cho được, xác định cho đúng, xác định cho đủ hành vi bạo lực gia đình. Tuy nhiên, nghiên cứu quy định tại khoản 1 Điều 3 dự thảo luật về 15 nhóm hành vi bạo lực gia đình, tham chiếu với quy định của Bộ luật Hình sự và Nghị định số 144/2021 của Chính phủ, đại biểu cho rằng còn thiếu 5 nhóm hành vi sau đây:

Thứ nhất, hành vi xâm phạm quyền tự do của con người, quyền tự do dân chủ của thành viên gia đình, như: Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác ngăn cản, ép buộc thành viên gia đình lập hội, hội họp hợp pháp; ngăn cản, ép buộc thành viên gia đình thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào; cản trở việc khiếu nại, tố cáo, thực hiện quyền tự do ngôn luận báo chí tiếp cận thông tin; cản trở thành viên gia đình tham gia các hoạt động trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục thể thao, y tế.

Đại biểu Đỗ Đức Hồng Hà – Đoàn ĐBQH Tp.Hà Nội tham gia phát biểu

Thứ hai, hành vi xâm phạm quyền sở hữu của các thành viên gia đình như chiếm giữ trái phép, sử dụng trái phép, cố ý làm hư hỏng tài sản.

Thứ ba, hành vi bạo lực về tâm lý, kinh tế như cô lập, xua đuổi, gây áp lực thường xuyên về tâm lý, kích động tình dục, lạm dụng thân thể đối với thành viên gia đình; ép buộc thành viên gia đình làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại hoặc làm những công việc khác trái với quy định của pháp luật về lao động; ép buộc thành viên gia đình đi xin ăn hoặc lang thang kiếm sống.

Thứ tư, hành vi vi phạm quy định về chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng như từ chối, trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau khi ly hôn; từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa anh chị em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; từ chối, trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng cha mẹ, nghĩa vụ cấp dưỡng chăm sóc con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật.

Thứ năm, hành vi sử dụng, truyền bá thông tin, hình ảnh, âm thanh nhằm kích động hành vi bạo lực gia đình.

Để không sót, lọt hành vi vi phạm, nâng cao hiệu quả phòng, chống bạo lực gia đình, nhất là trong bối cảnh tình hình bạo lực gia đình, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, rà soát, bổ sung vào dự thảo luật những hành vi nêu trên. Ngoài ra, để bảo đảm tính chặt chẽ, khoa học, logic, dễ tiếp cận, dễ thực hiện, tránh trùng lặp, sót lọt hành vi bạo lực gia đình, trên cơ sở quy định tại các Điều 3, 6, 9, 12, 20 chính luật này và quy định của Bộ luật Hình sự, đại biểu cho rằng nên phân hành vi bạo lực gia đình thành 6 nhóm trên cơ sở khách thể bị hành vi bạo lực gia đình xâm hại. Nhóm 1 là các hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe. Nhóm 2 là các hành vi xâm phạm nhân phẩm, danh dự. Nhóm 3 là các hành vi xâm phạm sở hữu kinh tế. Nhóm 4 là các hành vi xâm phạm quyền tự do của con người, quyền tự do dân chủ của công dân. Nhóm 5 là các hành vi xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình. Nhóm 6 là các hành vi xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng.

Bảo vệ hiệu quả quyền của người tham gia phòng, chống bạo lực gia đình

Khoản 4, Điều 6 của dự thảo Luật có quy định: Nhà nước có chính sách biểu dương, khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong phòng, chống bạo lực gia đình; có chế độ hỗ trợ thiệt hại về sức khỏe và tài sản cho người tham gia phòng, chống bạo lực gia đình. Qua nghiên cứu đại biểu cho rằng quy định về chính sách của Nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình còn thiếu và chưa thống nhất với hệ thống pháp luật, nhất là quy định của Bộ luật Dân sự.

Vì theo quy định của pháp luật, ngoài thiệt hại về sức khỏe và tài sản, người tham gia phòng, chống bạo lực gia đình còn có thể bị thiệt hại về tính mạng và tinh thần. Để khắc phục hạn chế nêu trên, nhất là để bảo vệ có hiệu quả hơn quyền của người tham gia phòng, chống bạo lực gia đình, đồng thời khuyến khích họ tham gia hoạt động này, đại biểu đề nghị bổ sung vào khoản này cụm từ "chế độ hỗ trợ thiệt hại về tính mạng và tinh thần cho người tham gia phòng, chống bạo lực gia đình". Theo đó, khoản 4, Điều 6 sẽ được sửa thành: biểu dương, khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong phòng, chống bạo lực gia đình; có chế độ hỗ trợ thiệt hại về tính mạng và tinh thần cho người tham gia phòng, chống bạo lực gia đình.”

Ngoài ra, trong dự thảo luật hiện nay còn nhiều cụm từ quy định chưa thống nhất dẫn đến khó hiểu, dẫn đến sót, lọt 6 nhóm đối tượng cần được ưu tiên bảo vệ, đó là trẻ em, phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người bị bệnh không có khả năng tự chăm sóc. Không thống nhất dẫn đến khó hiểu hoặc sót, lọt những khách thể cần bảo vệ, đó là tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, tự do, sở hữu tài sản. Điều này được thể hiện trong các quy định tại Điều 3, Điều 6, Điều 9, Điều 12, Điều 20, v.v..

Bên cạnh đó, đại biểu cho biết, dự thảo luật còn không ít quy định chưa rõ, chưa cụ thể, ví dụ như hành vi cố ý khác tại Điều 3; hành vi khác, thông tin khác tại Điều 9; cá nhân khác tại Điều 16; hỗ trợ khác tại Điều 53, v.v.. Vì vậy, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo rà soát kỹ để chỉnh lý, khắc phục những hạn chế nêu trên.

Hồ Hương