Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 072268a1-c9ee-90f0-dd35-d2bdf589061e.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

CHỦ NHIỆM ỦY BAN KINH TẾ VŨ HỒNG THANH: CHỦ ĐỘNG THEO DÕI, ĐÔN ĐỐC, GIÁM SÁT TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ LẬP PHÁP

31/08/2022

Tại Hội nghị đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch số 81/KH-UBTVQH15 và triển khai Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh đã có báo cáo về tiến độ triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao của Ủy ban Kinh tế, trong đó có nhiều nhiệm vụ hoàn thành trước thời hạn, bảo đảm chất lượng. Đồng thời cho biết trong thời gian Ủy ban Kinh tế sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan để theo dõi tiến độ, đôn đốc và giám sát việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ lập pháp.

Đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch sso 81/KH-UBTVQ15 và triển khai Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh: Nhiều đổi mới thiết thực và hiệu quả

Báo cáo tình hình triển khai Kế hoạch số 81/KH-UBTVQH15 về triển khai thực hiện Kết luận số 19 của Bộ Chính trị và Đề án định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nêu rõ, trong tổng số 109 nhiệm vụ lập pháp cần nghiên cứu, rà soát và nghiên cứu xây dựng mới do Chính phủ, các cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện trong nhiệm kỳ này thì Ủy ban Kinh tế được phân công theo dõi thực hiện đối với 14 nhiệm vụ lập pháp. Để triển khai 14 nhiệm vụ này, trên cơ sở Kế hoạch số 81/KH-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Kinh tế đã ban hành Kế hoạch số 543 ngày 16/12/ 2021 để phân công cụ thể tiến độ, nhiệm vụ cho các Tiểu ban chuyên môn của Ủy ban Kinh tế theo dõi, đôn đốc; đồng thời giám sát việc triển khai thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức có liên quan theo đúng tiến độ quy định.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh phát biểu tại hội nghị

Đến nay, trong tổng số 14 dự án luật được phân công theo dõi, đã có 6 dự án luật đã hoàn thành việc nghiên cứu, rà soát và nghiên cứu xây dựng mới, gồm có Luật Hợp tác xã, Luật Đấu thầu, Luật Phòng, chống rửa tiền, Luật Phát triển công nghiệp, Luật Kinh doanh bất động sản và tài nguyên nước. Trong đó, tất cả các dự án luật cần nghiên cứu, rà soát và nghiên cứu xây dựng mới trước ngày 30/6/2022 đã được hoàn thành đúng thời hạn theo quy định, đã có 3 dự án luật đã được đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022-2023 là dự án Luật Hợp tác xã, Luật Đấu thầu và Luật Phòng, chống rửa tiền.

Riêng đối với dự án Luật Phát triển công nghiệp, mặc dù đã được Chính phủ trình theo đúng tiến độ được giao tại Kế hoạch số 81, nhưng do phạm vi điều chỉnh chưa rõ ràng, còn chồng chéo, trùng lặp hoặc mâu thuẫn với các luật hiện hành, có điều chỉnh về phát triển công nghiệp trong các lĩnh vực cụ thể, cho nên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã yêu cầu Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành có liên quan để tiếp tục nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, đánh giá tác động đầy đủ, kỹ lưỡng để hoàn thiện hồ sơ đề nghị sửa luật theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sớm trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023.

Trong 9 dự án cần phải nghiên cứu, rà soát và nghiên cứu xây dựng mới trước ngày 31/12/2022 đã có 2 dự án luật hoàn thành trước thời hạn và đã đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của năm 2023, gồm có Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Tài nguyên nước.

Tại Kỳ họp thứ 4, Ủy ban Kinh tế được phân công chủ trì thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý đối với 4 dự án luật, gồm có Luật Dầu khí (sửa đổi), Luật Đất đai (sửa đổi); Luật Hợp tác xã (sửa đổi) và Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) và nhiều các nội dung khác. Để chuẩn bị nội dung trình tại kỳ họp Quốc hội, tại phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 8 vừa qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Dầu khí (sửa đổi) và cho ý kiến đối với dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi). Dự kiến tại phiên họp chuyên đề tháng 9 sắp tới Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến đối với dự án Luật Đất đai (sửa đổi) và dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi).

Toàn cảnh hội nghị

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế chia sẻ mặc dù Chính phủ vẫn chưa chính thức trình hồ sơ dự án Luật Đất đai (sửa đổi) và Luật Hợp tác xã (sửa đổi), nhưng để chủ động theo tinh thần từ sớm, từ xa thì Thường trực Ủy ban Kinh tế đã phân công đại diện Thường trực Ủy ban theo sát các cơ quan chủ trì soạn thảo, tham gia một số hoạt động để nắm bắt tiến độ và nội dung của các dự án luật. Đồng thời, tổ chức làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để phối hợp triển khai các hoạt động theo kế hoạch nhằm phục vụ cho công tác thẩm tra dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi).

Đặc biệt, đối với dự án Luật Đất đai, xác định đây là một dự án luật rất khó, rất phức tạp, phạm vi ảnh hưởng rất rộng và thu hút sự quan tâm của toàn xã hội, vừa qua lãnh đạo Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội đã tổ chức làm việc với lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường để nghe báo cáo thông tin, tiến độ xây dựng và các nội dung chính sách lớn của dự án luật. Trên cơ sở kết quả buổi làm việc, Chủ tịch Quốc hội cũng đã chỉ đạo các bên sẽ phối hợp xây dựng kế hoạch triển khai các công việc từ nay cho đến khi trình Quốc hội xem xét thông qua dự án luật. Đồng thời, phân công Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội tham gia phối hợp cùng Ủy ban Kinh tế thẩm tra các nội dung chính sách liên quan đến lĩnh vực phụ trách để qua đó kịp thời thể chế hóa đầy đủ các quan điểm, chủ trương mới của Đảng đã được đề cập tại Nghị quyết số 18, Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, trong thời gian tới Thường trực Ủy ban Kinh tế sẽ tổ chức một số các hoạt động hội thảo, khảo sát thực tế để có thêm thông tin cơ sở phối hợp cùng với Bộ Tài nguyên và Môi trường phục vụ công tác thẩm tra đối với hai dự án luật này. Đồng thời kiến nghị đối với Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương hoàn thiện hồ sơ các dự án Luật Đất đai (sửa đổi) và Luật Hợp tác xã (sửa đổi) gửi Ủy ban Kinh tế trước ngày 01/9/2022 để phục vụ công tác thẩm tra, bảo đảm tiến độ, chất lượng.

Đối với dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) là dự án luật có tính chuyên ngành sâu và phức tạp, sửa đổi rất nhiều nội dung nhưng lại được trình Quốc hội xem xét cho ý kiến và thông qua theo quy trình 1 kỳ họp, nên đòi hỏi phải rà soát rất kỹ để bảo đảm chất lượng, vừa phải đáp ứng các yêu cầu về thời gian cũng như tiến độ trình Quốc hội thông qua. Do đó, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh đề nghị Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng nhà nước Việt Nam phối hợp với các cơ quan có liên quan nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ý kiến thẩm tra của các cơ quan của Quốc hội để hoàn thiện hồ sơ dự án luật trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách sắp tới và tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Kinh tế từ nay cho đến khi Quốc hội xem xét thông qua để bảo đảm cao nhất chất lượng của dự án luật.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cùng các Phó Chủ tịch Quốc hội và Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ chủ trì hội nghị

Theo Kế hoạch số 81/KH-UBTVQH15, Ủy ban Kinh tế còn 7 nhiệm vụ lập pháp cần phải hoàn thành việc nghiên cứu, rà soát và nghiên cứu xây dựng mới trước ngày 31/12/2022 và phải báo cáo kết quả chậm nhất vào ngày 01/3/2023, gồm các dự án Luật Thương mại; Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam; Luật Bảo hiểm tiền gửi; Luật Khoáng sản, Luật Điều chỉnh về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, tài sản bảo đảm, Luật Điều chỉnh về quy hoạch đô thị và nông thôn, Luật điều chỉnh về quản lý và phát triển đô thị. Do đó, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế đề nghị Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng, Bộ Công Thương tập trung nghiên cứu, rà soát và xây dựng mới các nhiệm vụ lập pháp chưa hoàn thành, gửi kết quả thực hiện đến Ủy ban Kinh tế để tổng hợp báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo đúng quy định.

Nhấn mạnh, số lượng các dự án là trong lĩnh vực ngân hàng thời gian tới rất lớn, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế đề nghị Ngân hàng nhà nước đặc biệt quan tâm, dành nguồn lực thích đáng cho công tác xây dựng pháp luật, xây dựng kế hoạch cụ thể để báo cáo Chính phủ các dự án luật dự kiến sẽ đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hằng năm để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến trước khi trình Quốc hội xem xét, quyết định. Đồng thời, tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Thường trực Ủy ban Kinh tế để kịp thời nắm bắt thông tin, tiến độ các dự án luật này và chủ động triển khai các hoạt động phục vụ công tác thẩm tra theo kế hoạch.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế khẳng định Thường trực Ủy ban Kinh tế sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan để theo dõi tiến độ, đôn đốc và giám sát việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ lập pháp còn lại cần phải hoàn thành nghiên cứu, rà soát hoặc nghiên cứu xây dựng mới trước ngày 31/12/2022./.

Bảo Yến

Các bài viết khác