Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 344f68a1-c9b9-90f0-dd35-d2d1150de539.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH BÙI THỊ QUỲNH THƠ: CẦN CHÍNH SÁCH NHẤT QUÁN VỀ PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP, QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

01/06/2022

Tham gia phiên thảo luận toàn thể tại hội trường, đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh đề nghị Bộ Tài chính khẩn trương tham mưu Chính phủ trong việc ban hành chính sách nhất quán về phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp, xác định giá trị quyền sử dụng đất một cách chính xác làm cơ sở nâng cao hiệu quả công tác cổ phần hóa, thoái vốn tại doanh nghiệp nhà nước

Đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh phát biểu ý kiến

Cơ bản nhất trí với báo cáo của Chính phủ, báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế và Ủy ban Tài chính, Ngân sách về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2021; tình hình thực hiện những tháng đầu năm 2022, đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ bày tỏ đặc biệt quan tâm tới công tác cổ phần hóa, thoái vốn tại doanh nghiệp nhà nước.

Theo đó, báo cáo của Chính phủ phản ánh công tác cổ phần hóa, thoái vốn tại doanh nghiệp nhà nước còn gặp nhiều khó khăn. Tính cả giai đoạn 2016-2020 cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước chỉ đạt 23% kế hoạch dự kiến, đặc biệt, năm 2021, thu từ nguồn cổ phẩn hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước đạt rất thấp so với dự toán, tăng chủ yếu do thu hồi vốn của ngân sách địa phương đầu tư tại doanh nghiệp thuộc địa phương quản lý. Đại biểu cho rằng Báo cáo cần phân tích đánh giá lại một cách thấu đáo hơn, chỉ rõ đâu là nguyên nhân cốt lõi dẫn đến việc khó thực hiện trong thực tế, liệu các quy định pháp luật trên có đảm bảo tính thực thi hay không? Nếu là do yếu tố tổ chức thực hiện thì báo cáo cần xác định rõ trách nhiệm của các cá nhân, đơn vị trong vấn đề này.

Bên cạnh đó, đại biểu cũng cho biết, đến nay, hệ thống văn bản pháp luật quy định về cổ phần hóa, thoái vốn tại doanh nghiệp nhà nước đã được ban hành tương đối nhiều và đầy đủ, có thể kể đến: từ Nghị định 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015, Nghị định 32/2018/NĐ-CP ngày 08/3/2018, và trong năm 2020 liên tục có 3 Nghị định và 01 Nghị quyết được ban hành (Nghị định 121/2020/NĐ-CP ngày 09/10/2020, Nghị định 140/2020/NĐ-CP ngày 30/11/2020 của Chính phủ, Nghị định số 150/2020/NĐ-CP, Nghị quyết số 161/NQ-CP ngày 29/10/2020… và mới đây nhất là Quyết định 360 của Thủ tướng phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2021-2025”.

Hệ thống văn bản chính sách pháp luật trên đã bao quát hầu hết các nội dung cơ bản về công tác cổ phần hoá, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên qua tìm hiểu và tập hợp ý kiến cử tri, đại biểu cho rằng có 02 vấn đề còn tồn tại từ quy định chính sách pháp luật này:

Thứ nhất, việc ban hành mới và liên tục chính sách, chế độ về cổ phần hoá, thoái vốn dẫn đến nhiều doanh nghiệp đang quá trình triển khai thực hiện kế hoạch lại phải thực hiện lại quy trình thủ tục từ đầu, nhất là những vấn đề liên quan đến phương án sử dụng đất sau cổ phần hóa và xác định giá trị doanh nghiệp.

Thứ hai, hệ thống văn bản tuy nhiều, nhưng vẫn còn vướng mắc, bất cập, một số quy định chưa đầy đủ, rõ ràng, cụ thể, còn thiếu tính khả thi. Cụ thể, một số khó khăn lớn từ xác định giá trị doanh nghiệp, đặc biệt là vấn đề xác định giá trị quyền sử dụng đất gắn liền với tài sản doanh nghiệp trước khi cổ phần hoá, do sự biến động về giá đất từng thời kỳ, giá trị quyền sử dụng đất tính vào giá trị doanh nghiệp có nhiều cách hiểu khác nhau, còn vướng mắc trong việc thống nhất cách xác định mức giá và phương thức tính tiền thuê đất 1 năm hay nhiều năm? Vấn đề này cho đến nay vẫn chưa được hướng dẫn cụ thể, làm cho các chính quyền địa phương lúng túng khi triển khai, chậm quyết định thực hiện nhiệm vụ.

Thêm vào đó, đại biểu cho biết, với việc sắp xếp nhà đất, chưa có quy định rõ ràng trong xác định lợi thế thương mại, vấn đề liên danh liên kết… dẫn đến việc định giá doanh nghiệp có khi chưa chính xác, gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong thực hiện nhiệm vụ cổ phần hóa.

Bên cạnh một số vướng mắc từ chính sách pháp luật, việc triển khai cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước từ bản thân một số doanh nghiệp chưa đạt yêu cầu. Đại biểu chỉ rõ, công tác lập kế hoạch cổ phần hoá, thoái vốn nhiều khi còn mang tính hình thức, một số doanh nghiệp chưa thực sự nghiêm túc, quyết liệt trong việc triển khai kế hoạch cổ phần hoá, thoái vốn theo Danh mục được phê duyệt; việc gắn trách nhiệm của người đứng đầu với kết quả sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước chưa được thực hiện một cách triệt để. Bên cạnh đó, sự vào cuộc của cơ quan quản lý nhà nước đối với việc hoàn thành trách nhiệm, kế hoạch cổ phần hóa, thoái vốn của doanh nghiệp nhà nước chưa thực sự được coi trọng.

Để thúc đẩy hiệu quả công tác này, đại biểu đề nghị Bộ Tài chính khẩn trương tham mưu Chính phủ trong việc ban hành chính sách nhất quán về phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp, xác định giá trị quyền sử dụng đất một cách chính xác. Trong đó có tính đến yếu tố chênh lệch khung giá đất giữa các địa phương, khung giá đất Nhà nước quy định so với giá thị trường.

Đại biểu cũng cho rằng, cần có chế tài xử lý người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tập đoàn kinh tế, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước không hoàn thành hoặc không triển khai thực hiện cổ phần hoá, thoái vốn, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước theo kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Ngoài ra, đại biểu kiến nghị cần có sự vào cuộc, sát cánh của cơ quan quản lý nhà nước, đồng hành cùng các doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp tháo gỡ những khó khăn trong quá trình cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước./.

Minh Hùng