Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 820c52a1-1995-90f0-dd35-d382b8be1fdc.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH NGUYỄN THỊ MAI PHƯƠNG: QUY TRÁCH NHIỆM NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TRONG GIẢI NGÂN VỐN ĐẦU TƯ CÔNG

06/08/2021

Thảo luận tại hội trường Quốc hội về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, đại biểu Nguyễn Thị Mai Phương – Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai, đề nghị Chính phủ quyết liệt đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công bằng cách siết chặt kỷ cương, kỷ luật, quy rõ vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, có chế tài xử lý nghiêm minh, đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ các dự án, tạo sức lan tỏa cao.


Đại biểu Nguyễn Thị Mai Phương - Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai thảo luận tại Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV.

Hiện nay tình hình đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, khó lường tại Thành phố Chí Minh và các tỉnh phía Nam, có nguy cơ tăng nhanh ở Hà Nội và các tỉnh, thành trong cả nước, tuy nhiên đại biểu Nguyễn Thị Mai Phương tin tưởng Chính phủ sẽ thực hiện thành công mục tiêu hạn chế, kiểm soát được sự lây lan của dịch bệnh, cũng như đạt được những kết quả nhất định về tăng trưởng kinh tế, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

Theo đại biểu Nguyễn Thị Mai Phương, trong nhiệm kỳ khóa XIV, Quốc hội đã ban hành 73 luật và nhiều chính sách để đáp ứng yêu cầu thực tiễn nhằm phát triển sản xuất, kinh doanh, ổn định đời sống xã hội, như Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, Luật Quy hoạch, gói hỗ trợ 62.000 tỷ, gói hỗ trợ cho Tổng công ty Hàng không Việt Nam, bổ sung vốn điều lệ cho một số ngân hàng bằng ngân sách nhà nước...  

Tuy nhiên đại biểu Nguyễn Thị Mai Phương cho rằng, trên thực tế việc triển khai còn chậm, thậm chí có những chính sách chưa được triển khai do không có hướng dẫn cụ thể hoặc chưa sát với thực tiễn, vừa gây lãng phí, vừa không đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn và làm giảm sút niềm tin của người dân vào tính nghiêm minh của pháp luật.

Đồng thời đề nghị Chính phủ cần tập trung tiếp tục rà soát, hướng dẫn việc thực hiện văn bản pháp luật các chính sách, đặc biệt là những luật và chính sách mới được ban hành để đảm bảo việc thực hiện được thống nhất, đồng bộ, hiệu quả, kịp thời, đồng thời cũng khẩn trương soạn thảo, ban hành hoặc trình các cơ quan có thẩm quyền ban hành những văn bản còn nợ đọng, văn bản cần sửa đổi, ban hành mới để kịp thời đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, thích ứng với hoàn cảnh dịch bệnh đang tiếp tục diễn biến phức tạp, như nội dung về tăng cường công tác phòng, chống dịch Covid-19 đã được Quốc hội bổ sung vào chương trình.

Về nội dung này, đại biểu cho rằng cần thiết phải xác định rõ phạm vi điều chỉnh cũng như thời gian thực hiện, đồng thời phải có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ trong quá trình triển khai thực hiện.

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, cán cân thương mại hàng hóa 5 tháng đầu năm 2021 nước ta nhập siêu 369 triệu USD. Theo các chuyên gia, nguyên nhân chủ yếu là do tình hình sản xuất của khối doanh nghiệp FDI gặp khó khăn, vì một số khu công nghiệp đóng cửa do dịch bệnh Covid-19. Điều này khiến cho nền kinh tế của nước ta còn quá phụ thuộc vào khu vực FDI. Khu vực kinh tế trong nước còn yếu, các ngành công nghiệp phụ trợ còn chậm phát triển.

Trước tình hình đó, đại biểu Nguyễn Thị Mai Phương cho rằng cần phải có những biện pháp, chính sách, cơ chế tạo động lực cho doanh nghiệp trong nước, nhất là doanh nghiệp tư nhân có sự thuận lợi trong việc vay vốn nhằm đổi mới sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng. Muốn vậy, nguồn vốn tín dụng từ ngân hàng cần phải được tiếp cận thuận lợi, dễ dàng. Theo đại biểu, nếu không tiếp cận kịp thời sẽ có nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, kiệt quệ dẫn đến phải đóng cửa, phá sản. Kinh tế có thể dẫn đến suy thoái sau một thời gian khủng hoảng tài chính, mất đi rất nhiều thời gian để phục hồi.  

Do vậy, đại biểu Nguyễn Thị Mai Phương đề nghị Ngân hàng nhà nước cần xem xét trong thời gian tới thay việc quản lý bằng biện pháp hành chính bằng việc quản lý hệ số an toàn vốn, vừa đảm bảo an toàn, vừa phù hợp với thông lệ quốc tế.

Trong nhiệm kỳ vừa qua, để khắc phục tình trạng chậm giải ngân vốn đầu tư công, Quốc hội đã sửa đổi, bổ sung rất nhiều luật, đồng thời với sự quyết tâm của Chính phủ, mặc dù chịu sự ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nhưng tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công năm 2020 đạt mức cao kỷ lục (trên 98%).

Tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Thị Mai Phương cũng phản ánh, theo số liệu mới nhất 6 tháng đầu năm 2021, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công chỉ đạt 29,02%. Việc chậm giải ngân vốn đầu tư công không chỉ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, đến tiến độ hoàn thành các dự án mà còn tăng áp lực nợ công lên nhà nước.

Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 63 về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải ngân vốn đầu tư công với nhiều biện pháp như thành lập tổ công tác kiểm tra, đôn đốc, tiến hành sửa đổi các nghị định. Đại biểu Nguyễn Thị Mai Phương đề nghị Chính phủ quyết liệt triển khai thực hiện nghị quyết này nhằm đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công. Ngay từ đầu nhiệm kỳ, siết chặt kỷ cương, kỷ luật, quy rõ vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, có chế tài xử lý nghiêm minh, đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ các dự án, đặc biệt đối với những dự án đầu tư lớn, có sức lan tỏa cao.

Vũ Hà